Để kiểm tra, chẩn đoán bệnh lý thần kinh và cơ không thể thiếu phương pháp đo EMG. Vậy phương pháp đo điện cơ EMG là gì, có ý nghĩa như thế nào trong chăm sóc sức khỏe? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của kỹ thuật này và quy trình thực hiện chi tiết.
1. Đo điện cơ EMG là gì?
1.1. Đo điện cơ EMG là làm gì?
Nếu bạn chưa hiểu đo điện cơ EMG (Electromyography) là gì thì có thể hình dung như sau: Khi tế bào thần kinh gửi tín hiệu đến cơ sẽ phát ra một loại xung điện. EMG được thực hiện bằng cách chèn kim nhỏ vào các cơ hoặc đặt cảm biến lên da để thu thập tín hiệu xung điện đó của hệ thống cơ và hệ thần kinh trong cơ thể.
Người bệnh thực hiện đo EMG theo chỉ định từ bác sĩ
1.2. Phân loại đo điện cơ EMG
Hiện có 2 cách đo điện cơ EMG đang được thực hiện là:
– EMG bề mặt
Đây là phương pháp đo EMG phổ biến nhất. Quá trình đo được thực hiện bởi các điện cực đặt trực tiếp lên bề mặt da có cơ cần kiểm tra. Thông qua các điện cực, bác sĩ sẽ đo lường được hoạt động điện của các cơ từ bên ngoài mà không cần dùng kim đưa vào cơ thể.
Tuy đo điện cơ EMG bề mặt không xâm lấn, ít đau nhưng lại bị hạn chế ở khả năng đo đo chính xác cơ sâu và kết quả dễ bị ảnh hưởng bởi chuyển động của da hoặc mồ hôi.
– Đo điện cơ EMG kim
Để đo điện cơ EMG, bác sĩ sẽ dùng kim nhỏ chứa điện cực đưa trực tiếp vào trong cơ để. Kết quả thu được là hoạt động điện của các cơ sâu bên trong cơ thể. So với đo EMG bề mặt thì phương pháp này cho kết quả chính xác hơn nhưng lại là phương pháp xâm lấn nên dễ gây đau và khó chịu cho người bệnh.
2. Mục đích của việc đo điện cơ EMG trong y học
Hiểu được mục đích đo EMG là gì sẽ giúp người bệnh thấy được tầm quan trọng của phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng này:
Kết quả đo EMG cung cấp một phần thông tin để chẩn đoán hội chứng ống cổ tay
2.1. Chẩn đoán bệnh lý về cơ và thần kinh
Đo EMG cung cấp thông tin để bác sĩ chẩn đoán một số bệnh lý liên quan đến cơ và dây thần kinh:
– Hội chứng ống cổ tay: Dây thần kinh giữa bị chèn ép sinh ra tình trạng tê bì và đau nhức tay. Đo EMG giúp đánh giá mức độ tổn thương của dây thần kinh giữa.
– Đa xơ cứng: Bệnh lý thần kinh trung ương gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của cơ.
– Loạn dưỡng cơ: Nhóm bệnh khiến cơ bị suy yếu hoặc bị teo do các vấn đề di truyền. Đo EMG giúp xác định xem cơ có hoạt động bình thường hay không.
2. 2. Theo dõi phục hồi sau chấn thương
Người bị chấn thương hoặc cần phẫu thuật dây thần kinh, phẫu thuật cơ cần được đo EMG để theo dõi quá trình phục hồi. Kết quả của đo EMG đặc biệt quan trọng với bệnh nhân bệnh nhân bị tai nạn giao thông hoặc hậu phẫu thuật cột sống.
2.3. Đánh giá vấn đề về vận động
EMG được sử dụng để phân tích và đánh giá các vấn đề về chuyển động như co giật cơ, run tay hoặc các vấn đề khác liên quan đến hệ thần kinh vận động.
3. Quá trình đo điện cơ EMG thực hiện như thế nào?
3.1. Chuẩn bị trước khi đo EMG
Trước khi tiến hành đo điện cơ EMG, người bệnh cần phải chuẩn bị một số điều cơ bản:
– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ để loại bỏ dầu và bụi bẩn trên da giúp điện cực bám chắc hơn.
– Tránh sử dụng các loại kem hoặc dầu dưỡng da vì chúng có thể làm giảm khả năng dẫn truyền của điện cực.
3.2. Các bước tiến hành
Trước khi tiến hành các thao tác đo, bác sĩ sẽ tư vấn để bệnh nhân biết mục đích của việc đo EMG là gì. Tiếp sau đó, các thao tác diễn ra gồm:
– Xác định vị trí cơ cần đo và làm sạch vùng da cần gắn điện cực hoặc đưa kim vào.
– Nếu đo EMG bề mặt, người bệnh sẽ được dán điện cực lên da. Nếu đo EMG kim, bác sĩ sẽ đâm kim nhỏ chứa điện cực vào cơ của người bệnh.
– Khi cơ hoạt động, các xung điện sẽ được ghi lại và hiển thị trên màn hình máy tính hoặc in ra dưới dạng biểu đồ.
– Bác sĩ dựa vào kết quả đo được để phân tích hoạt động của cơ, dây thần kinh và đưa ra kết luận.
Bác sĩ kiểm tra và giải thích mục đích đo EMG là gì để người bệnh hiểu rõ
4. Kết quả đo điện cơ EMG cho biết điều gì?
Sau khi thực hiện đo EMG, kết quả sẽ được ghi nhận và phân tích bởi bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc cơ xương khớp. Dựa trên kết quả thu được bác sĩ sẽ xác định được mức độ tổn thương để đưa ra chẩn đoán và lên phác đồ điều trị cụ thể.
Vậy thông tin cung cấp từ quá trình đo EMG là gì? Đó chính là:
– Hoạt động của cơ khi nghỉ ngơi và co cơ có bình thường không.
– Chất lượng tín hiệu thần kinh truyền từ não tới cơ và ngược lại như thế nào.
5. Những lưu ý khi thực hiện đo điện cơ EMG
5.1. Đối tượng cần thận trọng
Tuy đo điện cơ EMG tương đối an toàn, nhưng vẫn nên thận trọng khi thực hiện đối với một số trường hợp:
– Thai phụ.
– Người có các vấn đề về tim mạch: Bệnh nhân sử dụng máy tạo nhịp tim hoặc có thiết bị điện tử cấy ghép.
5.2. Tác dụng phụ có thể xảy ra
– Đo EMG bề mặt: Tại vị trí đặt điện cực có cảm giác kích ứng nhẹ.
– Đo EMG kim: V trí châm kim có thể đau nhức hoặc bầm tím nhưng mức độ nhẹ và sẽ khỏi vào vài ngày sau đó.
Hy vọng, sau những chia sẻ ở trên, người bệnh đã hiểu được đo điện cơ EMG là gì và tầm quan trọng của phương pháp này để yên tâm thực hiện chỉ định từ bác sĩ.
Nếu đang có triệu chứng liên quan đến cơ hoặc dây thần kinh và cần được chẩn đoán xác định, quý khách hàng có thể liên hệ đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56.
Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/do-dien-co-emg-la-gi-va-cac-van-de-lien-quan