Phát biểu khai mạc Hội nghị, TS. Trần Lệ Thu – Phó trưởng Khoa Lý luận Chính trị xúc động cho biết, Tuần sinh hoạt công dân – sinh viên cuối khóa ĐH9LA là để đánh dấu lại chặng đường 4 năm các thầy cô được đào tạo, bồi dưỡng và đồng hành cùng các em sinh viên, tới đây sẽ khép lại. Buổi sinh hoạt công dân cuối khóa được tổ chức với mục đích trang bị cho các sinh viên những kiến thức cơ bản và kỹ năng hành nghề Luật, chuyên sâu về ngành TN&MT, để các em có thể tham gia các công tác trong cơ quan Nhà nước, trong các doanh nghiệp, đoàn thể,… thông qua các chia sẻ của các thầy cô, và các khách mời đại diện cho lãnh đạo của ngành công chứng, Luật sư tại Hội nghị sẽ cung cấp những kiến thức, kỹ năng và hiểu biết về ngành Luật, giúp cho công tác làm việc sau này của các em học viên, sinh viên.
Trong chuyên đề được trình bày tại Hội nghị, Giảng viên ThS. Phạm Ngọc Thuý đã chia sẻ những thông tin hữu ích về chủ đề Thông tin thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp để trang bị các kỹ năng cho sinh viên khi tham gia tuyển dụng, trong đó, ThS. Ngọc Thuý nhấn mạnh, các kỹ năng khi tham gia tuyển dụng và trình bày các nội dung về Luật Lao động, Luật Công chức, Luật viên chức cho các em sinh viên kịp thời nắm bắt.
Qua đó, về thị trường lao động ngành Luật, theo báo cáo của Bộ Tư Pháp hiện nay, nguồn nhân lực về Luật sư, Thẩm phán và Công chứng viên đang trong tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng, tới 13.000 vị trí Luật sư, 2300 vị trí Thẩm phán cần được bổ sung… Do đó, các em sinh viên trường ĐH TN&MT HN không thiếu những cơ hội việc làm trong ngành Luật. Với kiến thức chuyên ngành trong ngành TN&MT có thể áp dụng xin việc vào những doanh nghiệp hay các cơ quan Nhà nước tuyển dụng những ứng viên am hiểu trong hoạt động của ngành TN&MT.
Bên cạnh đó, ThS. Ngọc Thuý đưa ra những quy trình nhằm xác định các bước định hướng nghề nghiệp cho sinh viên theo từng bước tìm hiểu các lĩnh vực ngành nghề các em quan tâm hiện tại; Xác định thế mạnh của bản thân và lĩnh vực, vị trí các em mong muốn; Bổ sung thêm kiến thức và kỹ năng đối với các ngành nghề các em lựa chọn và tự mình trải nghiệm cũng như đánh giá định hướng của bản thân để thực sự được làm những công việc mà các em mong muốn.
Đặc biệt, định hướng cho sinh viên xin việc thuộc các công việc trong ngành Luật, để đảm bảo quyền lợi của mình, ThS. Ngọc Thuý khuyên các sinh viên nên đọc kỹ Luật tuyển dụng Viên chức nếu xin việc trong Nhà nước hay nếu các bạn làm ở doanh nghiệp và tổ chức ngoài thì các bạn nên đọc kỹ Luật Lao động năm 2019….
Trong tham luận của ông Nguyễn Văn Mích – Trưởng văn phòng công chứng, Giảng viên Học viện Tư pháp, trao đổi về định hướng nghề nghiệp và thị trường lao động cho sinh viên Luật và những kỹ năng mềm trong tham gia ứng tuyển thành công vào vị trí tuyển dụng các ngành nghề về Luật sư, công chứng,… sinh viên cần phải xác định tâm thế để ứng tuyển vào vị trí cho các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hoặc tâm thế để sau này có thể tự mình ra làm chủ.
Vì vậy, sau khi xác định được lộ trình của mình, các bạn sinh viên cần phải đưa ra những kế hoạch hành động cụ thể để tìm ra cho mình nghề nghiệp phù hợp, cần đầu tư thời gian và tìm hiểu thị trường lao động, quan trọng nhất là không để bản thân định hướng công việc sai lầm. Thời điểm các sinh viên nhận được tấm bằng cử nhân Luật, các bạn cần xác định xem nên vào khối Nhà nước hay ra ngoài làm khối tư nhân, từ đó xác định được môi trường làm việc và thị trường lao động với ngành luật trong các khối đó như thế nào, nên đi theo hướng nào,… Vấn đề đặt ra, các bạn phải xác định được đường hướng cho bản thân về lâu dài và xây dựng được lộ trình phù hợp với bản thân.
Đồng thời, Luật sư Mai Tiến Dũng – Giám đốc Công ty TNHH Practical LAW chia sẻ định hướng nghề nghiệp về các kỹ năng làm việc trong từng môi trường thực hành Luật. cần thời gian để tích lũy kinh nghiệm, tìm hiểu các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp tiềm năng, hướng tới tư vấn cho các doanh nghiệp. Nắm vững kiến thức và kỹ năng, cần thêm tự nghiên cứu và phân tích các văn bản pháp luật để phù hợp với xu hướng và các bộ Luật có liên quan đến ngành mà bản thân có thể tham vấn, tư vấn.
Đối với kỹ năng để các bạn đi xin việc cần có những kỹ năng phụ như sắp xếp tài liệu, photo, in ấn, thực chất là một trong những kỹ năng quan trọng để các bạn khởi đầu công việc. Kỹ năng biết lắng nghe cũng cần các bạn trau dồi và bồi dưỡng, đó là đừng vội vàng đưa ra bất kỳ một ý kiến chủ quan, định kiến của mình đối với ý kiến của người khác. Các bạn sinh viên cũng cần tìm hiểu các kiến thức chuyên sâu về tài chính, chuyên ngành các bạn đã được học ở trường như chuyên ngành về TN&MT, nếu các bạn muốn thực hành để làm Luật sư trong tương lai. Ngoài ra, các bạn sinh viên cũng nên tập trung trau dồi ngoại ngữ và 2 ngôn ngữ chính là tiếng anh và tiếng trung để đọc được các văn bản, hợp đồng pháp luật từ phía đại diện hay từ phía khách hàng.
Hội nghị cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm và những câu hỏi đến từ sinh viên trường trong việc định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ngành Luật – Khoa Lý luận Chính trị trường ĐH TN&MT, qua đó thể hiện sự mong muốn được cống hiến sức trẻ và nhiệt huyết cho những công việc liên quan đến ngành Luật của các bạn sinh viên hiện nay.
Sau đây là những hình ảnh tại Hội nghị Tuần sinh hoạt công dân – sinh viên cuối khóa ĐH9LA: