Trang chủNewsThế giớiĐịnh hình lại tương lai Italy tại châu Phi

Định hình lại tương lai Italy tại châu Phi



Thủ tướng Italy Giorgia Meloni công bố kế hoạch với châu Phi trong Hội nghị thượng đỉnh Italy – châu Phi tại Rome ngày 29/1 với “mục tiêu kép” – giải quyết vấn đề di cư và đáp ứng nhu cầu năng lượng của nước này.

Kế hoạch Mattei: Định hình lại tương lai Italy tại châu Phi
Thủ tướng Italy Giorgia Meloni (giữa) phát biểu tại Lễ khai mạc Hội nghị Hội nghị thượng đỉnh Italy – châu Phi, ngày 29/1. (Nguồn: AP)

Hội nghị quốc tế về châu Phi tại Rome là sự kiện quốc tế do Italy tổ chức, với sự tham gia của hơn 20 nhà lãnh đạo châu Phi, các quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) và Liên hợp quốc (LHQ), cùng đại diện của các tổ chức tài chính quốc tế.

Mục tiêu của hội nghị là công bố kế hoạch của Italy nhằm phát triển toàn diện châu Phi, tới các nhà lãnh đạo quốc tế. Thông qua hội nghị, Thủ tướng Meloni bày tỏ mong muốn nâng cao quan hệ Italy – châu Phi, kiểm soát vấn đề di cư bất hợp pháp và đưa Italy trở thành trung tâm phân phối năng lượng từ châu Phi đến châu Âu.

Bà Meloni chia sẻ, “số phận” của châu Âu và châu Phi gắn kết chặt chẽ với nhau và tin rằng, việc hợp tác có thể tạo ra tương lai tốt đẹp hơn cho cả hai lục địa.

2024 cũng là năm Italy đảm nhận chức vụ Chủ tịch Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7). Theo đó, nước này đặt mục tiêu phát triển châu Phi làm chủ đề trung tâm để nâng cao vai trò và ảnh hưởng của mình trong bối cảnh sự hiện diện của các nước lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản gia tăng tại khu vực.

Ông Moussa Faki Mahamat, Chủ tịch Ủy ban Liên đoàn châu Phi (AUC), cho biết, châu Phi “sẵn sàng thảo luận về nội dung và cách thức triển khai” kế hoạch, song ông cũng nhấn mạnh, các nước muốn được tham vấn trước khi Italy công bố kế hoạch trên.

“Chúng ta cần phải biến lời nói thành hành động”, ông Faki phát biểu trong hội nghị thượng đỉnh. “Chúng ta không được hài lòng với những lời hứa mà không có sự thay đổi thực tế.”

Kế hoạch Mattei

Trong hội nghị, nhà lãnh đạo đảng cực hữu Meloni tuyên bố sẽ định hình lại quan hệ với các quốc gia châu Phi qua Kế hoạch Mattei với cách tiếp cận “không độc chiếm”, thay vào đó là “từng bước cùng nhau phát triển”. Tên kế hoạch này lấy cảm hứng từ Enrico Mattei, nhà sáng lập Tập đoàn Dầu khí quốc doanh Eni tại Italy.

Theo tờ Express, kể từ thời điểm nhậm chức cuối năm 2022, bà Meloni đã đưa Kế hoạch Mattei làm trọng tâm trong chính sách đối ngoại. Ngoài ra, Kế hoạch này là cách tiếp cận mới qua việc mở rộng hợp tác với châu Phi không chỉ về năng lượng, mà còn trong lĩnh vực khác như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nước, vệ sinh, nông nghiệp và cơ sở hạ tầng.

Thủ tướng Giorgia Meloni cho biết, Italy sẽ bắt đầu triển khai loạt kế hoạch thí điểm – từ hiện đại hóa sản xuất ngũ cốc ở Ai Cập đến lọc nước tại Ethiopia và đào tạo về năng lượng tái tạo ở Morocco. Nếu thành công, nước này sẽ mở rộng và áp dụng các dự án trên toàn châu Phi.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Von der Leyen cho biết, Kế hoạch Mattei mang tính chất “bổ sung” cho gói hỗ trợ châu Phi của EU trị giá 150 tỷ Euro năm 2022. Do đó, kế hoạch của Italy và EU với châu Phi đều có mục tiêu chung, đó là hướng tới thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội ở châu Phi, cũng như tăng cường quan hệ châu Âu – châu Phi.

Các chuyên gia nhận định rằng, ngoài mục tiêu phát triển quan hệ với khu vực châu Phi, Italy cũng thể hiện “khát khao” trong tìm ra giải pháp cho vấn đề di cư và năng lượng.

Hợp tác cùng thắng

Theo tờ News.com.au, Kế hoạch Mattie là mô hình hợp tác cùng thắng. Trong đó, Italy sẽ đầu tư vào các dự án năng lượng ở châu Phi. Đổi lại, các quốc gia châu Phi sẽ thực hiện biện pháp kiểm soát và giảm bớt lượng người di cư bất hợp pháp từ châu Phi sang châu Âu.

Về vấn đề năng lượng, Thủ tướng Meloni đặt mục tiêu định vị Italy là cửa ngõ năng lượng, đặc biệt là vận chuyển khí đốt tự nhiên. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các quốc gia châu Âu đang tìm cách giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga sau khi nổ ra xung đột quân sự tại Ukraine.

Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng, Kế hoạch này dường như tập trung nhiều vào việc khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch, như dầu mỏ và khí đốt. Khoảng 40 tổ chức xã hội dân sự ở châu Phi bày tỏ lo ngại và cảnh báo rằng, Kế hoạch Mattei có thể giúp Italy giải “cơn khát” năng lượng, nhưng điều này cũng rất nguy hiểm và dễ “phớt lờ” các cam kết môi trường hiện có.

Phát biểu với AFP, Francesco Sassi, nhà nghiên cứu địa chính trị và thị trường năng lượng tại RIE, đã chỉ trích cách tiếp cận của bà Meloni là “thiển cận” và “đơn giản quá mức” khi đối phó với tình trạng mất an ninh năng lượng.

Bên cạnh đó, dù thừa nhận năng lượng là khía cạnh quan trọng của Kế hoạch Mattei, các nhà phân tích cho rằng, động lực chính của bà Meloni là vấn đề di cư. Trên thực tế, số lượng người di cư ở Italy đã tăng lên, từ khoảng 105.000 người năm 2022 lên gần 158.000 người năm 2023.

Chủ tịch Liên đoàn châu Phi Azali Assoumani cho rằng, “Điều cần thiết là chúng ta phải hợp tác và phối hợp chặt chẽ để chấm dứt dòng người di cư từ châu Phi”.

Kế hoạch Mattei: Định hình lại tương lai Italy tại châu Phi

Người di cư băng qua Eo biển Manche để tới cảng Dover, Anh, ngày 4/5/2023. (Nguồn: AFP)

Địa Trung Hải đã trở thành tuyến đường vượt biển nguy hiểm nhất trên thế giới với người di cư. Theo Tổ chức Di cư quốc tế, gần 100 người đã chết hoặc mất tích ở vùng Trung và Đông Địa Trung Hải kể từ đầu năm 2024.

Con số này cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023, năm có tỷ lệ tử vong cao nhất với người di cư qua biển ở châu Âu kể từ năm 2016. Do vậy, bà Meloni dự định giải quyết vấn đề bằng cách thuyết phục các quốc gia có người di cư ký kết thỏa thuận tái nhập cảnh cho những ai bị từ chối cho phép ở lại Italy.

Hội nghị quốc tế về châu Phi tại Rome, Italy ngày 29/1 đã diễn ra thành công, giúp Thủ tướng Italy công bố Kế hoạch Mattei tới các nhà lãnh đạo châu Phi và châu Âu. Kế hoạch này xoay quanh hai vấn đề chính là di cư và năng lượng. Đây là vấn đề cấp bách không chỉ riêng với Italy mà còn với các quốc gia châu Âu.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo khác vẫn rất cẩn trọng để xem xét tính hiệu quả. Trước những ý kiến trái chiều, bà Meloni cần xem xét thật kỹ chiến lược của mình để thuyết phục được các đối tác ở châu Phi và châu Âu.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng thống Argentina được trao quốc tịch Ý, nhiều người bất bình

Nhiều người bức xúc vì Tổng thống Argentina Javier Mile dễ dàng xin được quốc tịch Ý trong chuyến thăm quốc gia châu Âu và gặp Thủ tướng Giorgia Meloni. ...

Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Luật Điện lực (sửa đổi) mở đường cho các cơ chế pháp lý rõ ràng, minh bạch hơn; khuyến khích đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo. Luật Điện lực (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua. Đây là dự án Luật quan trọng, có tác động lớn đến nền kinh tế, đảm bảo cho các mục tiêu tăng trưởng, phát triển của đất nước cũng như an...

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

(Tổ Quốc) - Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những...

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng và phát triển công nghiệp phụ trợ năng lượng

Với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ và phát triển dự án Khu công nghiệp...

Kỳ vọng Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 8

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh kỳ vọng Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được thông qua tại Kỳ họp Quốc hội này, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Ông Đinh Trọng Thịnh – Chuyên gia kinh tế đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này. Sau gần 20 năm, Luật Điện lực đã qua 4 lần sửa đổi, bổ sung, và dự...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Biến động không đồng nhất, lý do thị trường thế giới bước vào chu kỳ tăng giá

Giá tiêu hôm nay 19/12/2024 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 146.500 đồng/kg.

Giá vàng “hóng” Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024 tại thị trường thế giới đi ngang khi thị trường tập trung sự chú ý vào quyết định chính sách tiền tệ. Vàng trong nước biến động thất thường. Chuyên gia đánh giá, triển vọng của kim loại quý vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang xu hướng giảm.

BIDV triển khai dịch vụ xác thực khách hàng điện tử qua VNeID trên SmartBanking

Sự phối hợp chặt chẽ giữa BIDV và Bộ Công an là minh chứng sống động cho mục tiêu đưa dữ liệu dân cư vào cuộc sống, là bước tiến lớn, không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý mà còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.

Ca sĩ Bạch Trà mang ‘Giọng hò thương nhớ’ trình diễn trên sân khấu quê nhà

Ngày hội các dân tộc Việt Nam được diễn ra tại Quảng Trị, giọng ca trữ tình Trần Bạch Trà đã có dịp mang “Giọng hò thương nhớ” trình diễn trên sân khấu quê nhà, trong một không gian nghệ thuật đậm chất văn hóa của Lễ khai mạc. Ca sĩ Bạch Trà. Sinh ra và lớn lên trong...

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Bài đọc nhiều

Nga điều tra vụ tướng quân đội thiệt mạng, ông Assad có tuyên bố đầu tiên, Thụy Sỹ sắp tổ chức hội nghị hoà...

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc liên quan đến Hoàng tử Anh, Hàn Quốc áp thêm trừng phạt Nga, Triều Tiên, EU cấp thêm 1 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến Syria, Iran bán đấu giá tàu chở dầu bị tịch thu… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tổng thống Ukraine công bố viện trợ nhân đạo cho Syria

Trong bài phát biểu ngày 15/12, Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố Ukraine sẵn sàng cung cấp viện trợ nhân đạo cho Syria.

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Hôm nay (13.12), Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo về chuyến thăm căn cứ hải quân Ream vào tuần sau của tàu tác chiến ven bờ USS Savannah thuộc Hải quân Mỹ, đánh dấu sự quay lại của tàu chiến Mỹ sau 8...

Nga công bố vaccine có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u

Một loại vaccine ung thư được sáng chế ở Nga có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u. Theo Bộ Y tế Nga, sau các thử nghiệm tiền lâm sàng mang lại an toàn và hiệu quả cao, vaccine ung thư dự kiến sẽ được công bố và tiến hành thử nghiệm lâm sàng cùng các nhóm nghiên cứu vào đầu năm 2025. Theo bác sĩ đầu ngành ung thư của Bộ Y tế Nga Andrey Kaprin, EnteroMix - tên...

Bang Texas, Mỹ thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược

Ngày 12/12, cơ quan lập pháp bang Texas đã đưa ra dự luật, cho phép bang lớn thứ hai của Mỹ này bắt đầu xây dựng quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược, nhận thuế, phí và quyên góp bằng Bitcoin. Đồng tiền điện tử Bitcoin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát biểu trên mạng xã hội X, Hạ nghị sĩ Giovanni Capriglione cho biết đã đệ trình một dự luật tại cơ quan lập pháp bang Texas, nhằm thành lập quỹ dự...

Cùng chuyên mục

Tổng thống Ukraine thừa nhận điều cay đắng, Quốc vương Campuchia đến Trung Quốc, Mỹ sẽ đặt vũ khí hạt nhân chiến thuật ở...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.

Ngoại trưởng Malaysia sẽ bị phạt vì hút thuốc ở quán ăn ven đường

Hôm nay (18.12), Bộ trưởng Y tế Malaysia Dzulkefly Ahmad cho biết Ngoại trưởng nước này Mohamad Hasan sẽ bị phạt vì bị bắt gặp hút thuốc ở quán ăn ven đường. ...

Ông Trump chính thức đắc cử tổng thống, tranh cãi với Lầu Năm Góc về bí ẩn trên bầu trời, ông Biden gạt phắt...

Ngày 17/12, đại cử tri đoàn trên khắp 50 bang của Mỹ đã bỏ phiếu bầu ông Donald Trump làm Tổng thống thứ 47, giữa lúc ông đặt nghi vấn với chính phủ của Tổng thống Joe Biden về những thiết bị bay không người lái (UAV) bí ẩn.

Nghi phạm bị bắt, chỉ điểm Ukraine đứng sau; Mỹ lập tức vạch ranh giới, khẳng định không ủng hộ những vụ việc tương...

Nga đã bắt giữ thủ phạm vụ tấn công khủng bố khiến Trung tướng Igor Kirillov - Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ phóng xạ, hóa học và sinh học - cùng trợ lý tử vong.

Hợp tác quốc phòng Việt Nam – Lào là một trụ cột quan trọng của quan hệ hai nước

Ngày 18/12 tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam chủ trì lễ đón Thượng tướng Khamliang Outhakaysone, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào thăm chính thức Việt Nam và tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Sau lễ đón chính thức,...

Mới nhất

Giá vàng nín thở chờ tin từ Fed

Giá vàng miếng SJC “bất động” suốt ba ngày qua ở mức 85,1 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới cũng đợi tin từ Fed. ...

Cháy lớn quán cà phê hát cho nhau nghe ở đường Phạm Văn Đồng, nhiều nạn nhân được đưa ra

Tối muộn 18/12, lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực dập tắt đám cháy quán cà phê hát cho nhau nghe trên đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội. ...

Tác dụng của chanh nóng mật ong khi trời lạnh

'Bác sĩ chỉ ra phương thuốc hoàn hảo vừa làm ấm cơ thể vừa giúp dịu cổ họng khi trời trở lạnh...

Mới nhất