Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếĐiều tra vụ ngộ độc thực phẩm sau ăn tiệc Trung thu

Điều tra vụ ngộ độc thực phẩm sau ăn tiệc Trung thu


Tin mới y tế ngày 18/9: Điều tra vụ ngộ độc thực phẩm sau ăn tiệc Trung thu

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa có văn bản chỉ đạo Sở Y tế Hà Giang điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT huyện Xín Mần.

Điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn tiệc Trung thu

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa có văn bản chỉ đạo Sở Y tế Hà Giang điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT huyện Xín Mần.





Ảnh minh họa

Trước đó, tối ngày 15/9, tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Xín Mần, tập thể khối THCS gồm 300 em học sinh tổ chức liên hoan Trung Thu. Ăn xong khoảng 15 phút, một số học sinh bị buồn nôn, bủn rủn chân tay, choáng váng, đau đầu, đau bụng. Sau đó, có 55 học sinh được đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Xín Mần khám với chẩn đoán nghi ngộ độc thực phẩm.

Đến ngày 17/9, trong số 55 học sinh nhập viện thì 29 em có biểu hiện ngộ độc, 17 học sinh đã được ra viện, tiếp tục được theo dõi ở trường, số còn lại bị rối loạn tiêu hóa.

Trước tình hình trên, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế tỉnh Hà Giang khẩn trương chỉ đạo tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở cung cấp thực phẩm có nghi ngờ gây ngộ độc thực phẩm.

Tổ chức điều tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm để xác định rõ nguồn cung cấp nguyên liệu, thực phẩm cho cơ sở chế biến nghi ngờ gây ngộ độc; lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân;

Từ đó, phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (nếu có) và công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các bếp ăn tập thể, cơ sở dịch vụ ăn uống đảm bảo vệ sinh, điều kiện an toàn thực phẩm, thực hiện nghiêm việc quản lý nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, kiểm thực ba bước, lưu mẫu thực phẩm và vệ sinh trong các khâu chế biến.

Thông tin ban đầu từ Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh Hà Giang cho biết, bữa ăn tối tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS và THPT huyện Xín Mần cho học sinh gồm: Cơm trắng, trứng rán, lạc rang và canh bí đỏ.

Sau bữa ăn chính, đến 19h30, nhà trường tổ chức liên hoan Trung thu tại các lớp cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 (khoảng 300 học sinh), đồ ăn gồm: Kẹo, bim bim, bánh gạo, thạch rau câu, nước sinh tố trà chanh.

Về bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tập thể, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa có Văn bản số 5411/BYT-ATTP gửi Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; Sở An toàn thực phẩm TP.HCM; Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP. Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh về việc tăng cường công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm.

Theo Bộ Y tế, trong thời gian vừa qua, công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn tồn tại nhiều nguy cơ ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là tại bếp ăn tập thể của khu công nghiệp, khu chế xuất, trường học… với quy mô hàng nghìn suất ăn.

Nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể nêu trên, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP. Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tăng cường tổ chức tập huấn, phổ biến các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể của khu công nghiệp, khu chế xuất, trường học…

Tổ chức diễn tập và chuẩn bị các phương án xử lý, khắc phục hậu quả, sơ cứu, vận chuyển, cấp cứu cho các bệnh nhân cũng như tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng khi xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm tại các tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng bếp ăn tập thể.

Hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp có bếp ăn tập thể trên địa bàn xây dựng phương án phòng chống và xử lý khi xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm và tự tổ chức diễn tập tình huống ngộ độc thực phẩm đông người tại cơ sở.

Hà Nội: Tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão lũ, ngập lụt

Sở Y tế Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các đơn vị y tế trong toàn ngành tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt sau bão, đặc biệt là tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường, ổn định đời sống người dân.

Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế về công tác đáp ứng y tế trong mùa mưa lũ năm 2024, do ảnh hưởng của bão số 3 với cường độ rất mạnh, toàn thành phố có 27 quận/huyện, 184 xã/phường, 449 điểm ngập úng.

Với phương châm nước rút đến đâu, xử lý môi trường đến đó, ngành y tế Hà Nội đã chỉ đạo tập trung nguồn lực cho công tác vệ sinh môi trường.

Tính đến chiều ngày 15/9, trên địa bàn thành phố còn 15 quận/huyện, 101 xã/phường, 302 điểm ngập úng. Tổng số hộ gia đình bị ngập là 39.116 hộ, số hộ hiện còn ngập 13.540 hộ, số hộ đã được xử lý môi trường là gần 24.000 hộ. Bên cạnh đó, thành phố có 52 điểm chân rác bị ngập, trong đó đã xử lý được 36 điểm.

Về cấp phát thuốc, hóa chất khử trùng, các trung tâm y tế đã cấp 5.450 kg Cloramin B, 620kg vôi bột, 30,4 kg phèn chua phục vụ cho công tác xử lý nước, môi trường.

Tình hình ngập úng tại các cơ sở y tế, tính đến chiều ngày 15/9 có 5 Trạm Y tế là Mỹ Lương và Nam Phương Tiến A (TTYT huyện Chương Mỹ), Trạm Y tế Ngô Quyền (Trung tâm y tế Sơn Tây), Trạm Y tế Phù Lưu và Hồng Quang (Trung tâm y tế Ứng Hòa) còn bị ngập.

Các trạm bị ngập được bố trí sang các địa điểm tạm thời để đảm bảo an toàn về nhân lực, tài sản, trang thiết bị, thuốc, …tiếp tục thực hiện công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức nhân dân địa phương.

Về tình hình dịch, bệnh trong khu vực ngập lụt, theo báo cáo có 508 bệnh nhân mắc bệnh về da, 42 ca mắc bệnh tiêu hóa, 117 trường hợp mắc bệnh về mắt, 1 ca mắc sốt xuất huyết.

Các đơn vị đã chủ động cấp phát thuốc phòng bệnh gồm thuốc kháng sinh đường ruột, thuốc bôi ngoài da, men tiêu hoá, thuốc nhỏ mắt cho người dân tại các điểm ngập úng như tại huyện Quốc Oai phát 21 loại thuốc, huyện Sóc Sơn phát 9 loại thuốc, huyện Chương Mỹ phát 13 loại thuốc.

Tại các cơ sở y tế đảm bảo tốt hoạt động khám, chữa bệnh trên địa bàn. Tổ chức thường trực khám chữa bệnh 24/24 giờ, không để gián đoạn công tác khám chữa bệnh.

Trong thời gian tới, Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo các bệnh viện tuyến thành phố, bệnh viện ngoài công lập và các bệnh viện trên địa bàn, hệ thống y tế tư nhân sẵn sàng tham gia cứu nạn, nhận và triển khai nhiệm vụ hỗ trợ khi có yêu cầu của cấp trên.

Tiếp tục triển khai các hoạt động tổng vệ sinh môi trường khi nước rút theo phương châm nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom xử lý xác động vật phát sinh các bệnh truyền nhiễm, phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các khu vực có nguy cơ.

Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho bệnh nhân và người dân tại cộng đồng về công tác nước sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh thường xuất hiện sau mùa mưa bão, ngập lụt, phòng chống tai nạn thương tích với nhiều hình thức (truyền thông trực tiếp tại hộ gia đình bị ngập, phát tờ rơi, phát thanh hàng ngày…)

90% người bệnh ung thư phổi có liên quan đến thuốc lá

Có tiền sử hút thuốc lá 20 năm, gần đây, ông Phạm Văn Mạnh (68 tuổi, Hà Nội) xuất hiện ho kéo dài, đã uống thuốc những không khỏi. Ông Mạnh đến Bệnh viện K khám, sau khi chụp X-quang có nốt mờ ở phổi, bác sĩ cho ông chụp CT lồng ngực, phát hiện ung thư phổi giai đoạn 2.

Ung thư phổi là bệnh ung thư hay gặp, khó phát hiện nhất và kết quả điều trị hiệu quả thấp, gây tử vong nhiều nhất hiện nay. Theo thống kê của Globocan (Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế) năm 2022 thì Việt Nam có tỷ lệ ung thư phổi cao, đứng thứ 2 ở nam giới với 17,8%, và thứ 2 ở nức với 7,8% trong các loại ung thư thường gặp.

Theo số liệu của Bộ Y tế, 90% bệnh nhân ung thư phổi có liên quan đến thuốc lá. Khói thuốc lá gây ra khoảng 25 căn bệnh, trong đó có nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.

Ngoài ung thư phổi, thuốc lá gây ra 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ. Ở trẻ em, phơi nhiễm khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, hen suyễn, kém phát triển chức năng phổi.

Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, nguy cơ mắc ung thư phổi của những người có thói quen hút thuốc lá cao gấp 10 lần so với những người không hút thuốc. Mức độ tăng nguy cơ mắc bệnh tùy thuộc vào loại tế bào ung thư.

Ung thư phổi là ung thư hay gặp nhất ở nam giới, tỷ lệ tử vong khoảng 20% trong tổng số các ung thư nói chung. Theo số liệu thống kê, ung thư phổi đứng thứ 2 về tỷ lệ mắc mới, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.

Riêng tại Việt Nam năm 2020, tỷ lệ mắc ung thư phổi xếp thứ 2 với hơn 26.000 ca mắc mới và hơn 23.000 ca tử vong do căn bệnh nguy hiểm này.

Theo chuyên gia hô hấp, những người nên chủ động tầm soát ung thư phổi khi có một trong các dấu hiệu bất thường như ho nhiều, ho dai dẳng có đờm, mệt mỏi, hụt hơi, sụt cân không rõ nguyên nhân… Đặc biệt, những người có tiền sử hút thuốc lá, khuyến cáo nên đi tầm soát ung thư phổi định kỳ từ sau 40 tuổi.

Khi đi tầm soát ung thư phổi, thông thường, người dân sẽ được chỉ định làm một trong các xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sau: Chụp cắt lớp vi tính ngực liều thấp, hay còn gọi là chụp CT ngực liều thấp;

Chụp X quang tim phổi; Xét nghiệm tế bào đờm. Ngoài ra, để chẩn đoán xác định, đánh giá mức độ xâm lấn tại chỗ, hoặc di căn, người bệnh sẽ được thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu như chụp CT ngực, chụp PET/CT, nội soi phế quản, siêu âm phế quản, siêu âm nội soi phế quản, MRI (não, ngực), sinh thiết phổi.





Nguồn: https://baodautu.vn/tin-moi-y-te-ngay-189-dieu-tra-vu-ngo-doc-thuc-pham-sau-an-tiec-trung-thu-d225213.html

Cùng chủ đề

Người đàn ông 29 tuổi phát hiện ung thư phổi, thừa nhận có một sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 29 tuổi (người Trung Quốc) mới đây đã chia sẻ về khoảng thời gian khó khăn khi biết mình mắc ung thư phổi. Cả anh và gia đình đều khó chấp nhận mặc dù đó...

Phát hiện ung thư phổi từ triệu chứng đau thắt lưng

Một nam bệnh nhân bàng hoàng phát hiện ung thư phổi ăn mòn đốt sống sau khi đi khám vì triệu chứng đau thắt lưng. Vừa qua, Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Gò Vấp tiếp nhận trường hợp nam bệnh nhân đến khám với triệu chứng đau thắt lưng, bất ngờ được chẩn đoán ung thư phổi di căn. Trường hợp này đã gióng lên hồi...

Bệnh nặng vì tự ý điều trị khi bị chó cắn

Tin mới y tế ngày 1/8: Bệnh nặng vì tự ý điều trị khi bị chó cắnSau 5 ngày bị chó nhà cắn vào ngón trỏ bàn tay phải, người đàn ông 65 tuổi ở Hải Phòng bị sốt cao, cánh tay sưng tấy và nhập viện. Viêm mô bào từ vết xước da do chó cắn Khoa Bệnh lây đường tiêu hóa, Viện Lâm sàng...

Hàng chục ngàn Thầy thuốc trẻ ra quân khám chữa bệnh tình nguyện vì Việt Nam khỏe mạnh hơn

Ngày 18-5, tại Hà Nội, Trung ương Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp với Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Bộ Y tế tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024 với chủ đề “Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn”. Tại lễ ra quân, Thứ trưởng Bộ Y tế...

Mỹ phê chuẩn thuốc điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ

Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Mỹ đã phê duyệt nhanh thuốc Tarlatamab của công ty dược phẩm Amgen. Đây là một liệu pháp miễn dịch điều trị cho những người trưởng thành mắc ung thư phổi tế bào nhỏ ở giai đoạn cuối dù bệnh nhân đã thực hiện hóa trị trước đó. Tarlatamab được bán trên thị trường với tên thương mại Imdelltra, là...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cảnh giác bệnh lý tiêu hóa từ dấu hiệu thông thường

Nhập viện với biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, kèm theo tình trạng đi ngoài phân đen, bác sỹ kết luận bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa do loét hành tá tràng, nguy cơ bị thiếu máu, sốc và tử vong nếu không điều trị sớm. Vừa qua, nam bệnh nhân V.N.T. (61 tuổi, Hải Dương) lên Hà Nội thăm khám tại Bệnh viện...

Thị trường bất động sản những tháng cuối năm 2024 phục hồi bền vững?

Thị trường bất động sản những tháng cuối năm 2024 phục hồi bền vững?Trên nền tảng được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố tích cực, thị trường bất động sản những tháng cuối năm 2024 được dự đoán sẽ tiếp tục phục hồi phục hồi bền vững. Thị trường bất động sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phục hồi 8 tháng đầu năm 2024, nền kinh...

Từ chiến lược đến thực tiễn

Đổi mới sáng tạo cùng tính bền vững: Từ chiến lược đến thực tiễnNằm trong chuỗi thảo luận chuyên đề của Hội nghị khu vực thường niên “Gateway to ASEAN” 2024 do Ngân hàng UOB tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam, phiên thảo luận thứ ba với chủ đề “Đổi mới sáng tạo với tính bền vững” đã thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. ...

Chủ tịch Bánh kẹo Hữu Nghị tiếp tục gom cổ phiếu

Người đứng đầu HĐQT Công ty Thực phẩm Hữu Nghị đăng ký mua gần 3,5 triệu cổ phiếu, trong khi cựu lãnh đạo và người có liên quan muốn thoái toàn bộ vốn nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư. Ông Trịnh Trung Hiếu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị (mã chứng khoán: HNF) dự kiến...

Bộ Giao thông – Vận tải đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư

Bộ Giao thông - Vận tải đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tưNgoài việc đổi tên Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư, Bộ Giao thông - Vận tải sẽ kiện toàn lại chức năng, nhiệm vụ của Cục này để bảo đảm bao quát toàn bộ các nhiệm vụ về đầu tư theo hình thức PPP. ...

Bài đọc nhiều

Cách bảo vệ ‘vòng một’ ngăn ngừa ung thư vú

Ung thư vú là bệnh ung thư thường gặp nhất ở nữ giới. Để hạn chế ung thư vú, các bạn có thể áp dụng các phương pháp dưới đây: ...

Nghi vấn học sinh ngộ độc trà sữa, chủ quán Cô Ba Sài Gòn nói gì?

Theo ghi nhận của phóng viên, ngày 18-9, tiệm chè và trà sữa Cô Ba Sài Gòn trên đường Phùng Hưng (TP Pleiku, Gia Lai) đã đóng cửa.Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Văn Vũ, chủ tiệm, cho biết từ khi nhận thông tin nghi vấn học sinh ngộ độc trà sữa, cơ sở đã chủ động tạm dừng hoạt...

4 trường hợp tán sỏi thận bằng ống nội soi mềm thành công

Ngày 18.9, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Ngoại Thận - Tiết niệu bệnh viện vừa phối hợp với Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình tập huấn "Cập nhật các phương pháp ít xâm lấn trong điều trị sỏi thận", đồng thời thực hiện thành công 4 trường hợp tán sỏi thận bằng ống nội soi mềm.Bác sĩ Chuyên khoa 2 Trương...

Phòng, chống bệnh về da trong và sau mưa lũ

Các bệnh da gặp trong và sau mùa mưa bão bao gồm các bệnh da mới phát sinh, các bệnh da có sẵn bị nặng lên. Mưa bão, ngập lụt, đi lại khó khăn cũng ảnh hưởng đến việc thăm khám, điều trị các bệnh lý da mạn tính. Mưa lớn kéo dài gần 2 tuần nay tại các tỉnh thành miền Bắc không chỉ...

Cùng chuyên mục

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

Ngày 19/9, Bộ Y tế có Công điện gửi các tỉnh, thành phố khu vực Bắc bộ, Trung bộ và các đơn vị y tế về việc chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4. ...

Cảnh giác bệnh lý tiêu hóa từ dấu hiệu thông thường

Nhập viện với biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, kèm theo tình trạng đi ngoài phân đen, bác sỹ kết luận bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa do loét hành tá tràng, nguy cơ bị thiếu máu, sốc và tử vong nếu không điều trị sớm. Vừa qua, nam bệnh nhân V.N.T. (61 tuổi, Hải Dương) lên Hà Nội thăm khám tại Bệnh viện...

Bộ Y tế yêu cầu không để gián đoạn cấp cứu trong bão số 4

Trong công điện do Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký ban hành gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền bắc, miền trung, Bộ Y tế cho biết, theo bản tin của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm hôm nay - ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới trên khu vực...

Cây cỏ dại mọc khắp nơi nhưng ít người biết là thuốc khoẻ gan, tốt cho khớp

Thài lài trắng có tên gọi khác là cỏ lài trắng, rau trai trắng, cỏ chân vịt. Cây mọc hoang ở những nơi ẩm ướt, ở ruộng. Ở nước ta và một số nước khác, người...

Mới nhất

Cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh, VN-Index vượt mốc 1.270 điểm

Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này giảm mạnh so phiên trước, đạt hơn 11.990,74 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng hơn 470 tỷ đồng. Ở chiều mua, cổ phiếu SSI được mua mạnh nhất trên HoSE (281 tỷ đồng), tiếp đến HCM (59 tỷ đồng), FUEVFVND (52 tỷ đồng)… Ngược lại, HPG bị...

Bến Tre tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Bí thư Tỉnh ủy , Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho rằng, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ 11 (nhiệm kỳ 2020-2025), đã xác định nhiệm vụ đột phá là tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là...

Giáo dục học sinh về lòng yêu thương khi hướng về vùng bão lũ

Ngoài việc đóng góp trực tiếp vào thùng quà từ thiện, một số học sinh Trường Emasi Nam Long tham gia đội quân tình nguyện bán kem trong giờ tan học để gây quỹ. Bên cạnh đó, nhiều học sinh khác đã...

Cảnh giác bệnh lý tiêu hóa từ dấu hiệu thông thường

Nhập viện với biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, kèm theo tình trạng đi ngoài phân đen, bác sỹ kết luận bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa do loét hành tá tràng, nguy cơ bị thiếu máu, sốc và tử vong nếu không điều trị sớm. ...

Kiểm toán Nhà nước điều động, bổ nhiệm 21 lãnh đạo cấp Vụ

Thực hiện quy định về luân chuyển, điều động, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của công chức, viên chức Kiểm toán Nhà nước (KTNN), chiều 19/9, tại Hà Nội, KTNN đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước về công tác cán bộ. Đồng chí Nguyễn Tuấn...

Mới nhất