Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐiều kiện nào để TP.HCM có trường học dùng tiếng Anh là...

Điều kiện nào để TP.HCM có trường học dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai?


Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học mới của TP.HCM diễn ra vào giữa tháng 8 vừa qua, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng đề nghị: “TP.HCM là đầu tàu kinh tế không chỉ của đất nước mà còn của khu vực, trình độ tiếng Anh của học sinh phải ngang tầm khu vực và thế giới. Với những thành tựu đã đạt được, TP.HCM phải yêu cầu cao hơn, đòi hỏi hơn nữa. Làm sao để TP.HCM sẽ có những trường học dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai sớm nhất, nhiều nhất toàn quốc”.

Điều kiện nào để TP.HCM có trường học dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai?- Ảnh 1.

Giáo viên nước ngoài tham gia giảng dạy tiếng Anh đã trở nên phổ biến trong các trường học tại TP.HCM nhiều năm qua

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

DỰ KIẾN THÍ ĐIỂM VÀO NĂM HỌC 2025-2026

Tiến sĩ Nguyễn Đông Hải, nguyên giáo sư vật lý ĐH Tennessee Wesleyan (Mỹ), cho rằng đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường là chủ trương, hướng đi đúng đắn, phù hợp và cần thiết.

Theo tiến sĩ Hải, hơn một nửa dân số thế giới đang nói ít nhất 2 ngôn ngữ, toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực, nên việc chuẩn bị cho các thế hệ học sinh (HS) VN sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai là điều tất yếu phải thực hiện để có thể hòa nhập sự phát triển chung của thế giới. Ngoài ra, năng lực tiếng Anh của HS VN cũng đã được cải thiện đáng kể so với nhiều năm trước đây (dù vẫn còn có chênh lệch lớn giữa các khu vực), đây là điều kiện thuận lợi.

Các chương trình tăng cường tiếng Anh đã được thực hiện trong trường học từ nhiều năm qua nhưng tiếng Anh vẫn chỉ là một ngoại ngữ và việc học tiếng Anh vẫn chủ yếu diễn ra trong lớp. HS chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc tiếng Anh trong các tình huống của cuộc sống nên tiếng Anh chưa thực sự đi vào cuộc sống, dẫn đến thực trạng HS đạt điểm cao nhưng hầu như “câm điếc” khi gặp tình huống cần giao tiếp bằng tiếng Anh. Việc đưa tiếng Anh từ ngoại ngữ trở thành ngôn ngữ thứ hai sẽ giúp khắc phục tình trạng này và qua đó nâng cao năng lực tiếng Anh của HS trong thực tế chứ không chỉ trong các bài thi.

Cũng theo nhiều chuyên gia thì TP.HCM là một trong những địa phương thuận lợi nhất và sẵn sàng nhất trong cả nước để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, bởi HS TP.HCM có mặt bằng tiếng Anh cao hơn so với cả nước và các cơ hội, điều kiện học tập, sử dụng tiếng Anh thuận lợi hơn.

Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, tiến sĩ Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết năm học 2024-2025, Sở sẽ xây dựng dự thảo tiêu chí đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường. Sau khi hoàn thành bộ tiêu chí, ngành giáo dục sẽ triển khai thí điểm ở một số đơn vị trường học, dự kiến bắt đầu từ năm học 2025-2026.

Hiện nay, các phòng chuyên môn của Sở GD-ĐT TP.HCM đang rà soát các nội dung xây dựng dự thảo tiêu chí đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường. Trong đó, sẽ quy định cụ thể số môn học bằng tiếng Anh, thời lượng HS sử dụng tiếng Anh, một số chuẩn đánh giá… để trường học được công nhận tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường.

Theo ông Hiếu, dự kiến việc triển khai thí điểm sẽ sử dụng một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước, kết hợp với các mô hình xã hội hóa, nhằm tăng thêm điều kiện giảng dạy cho các trường học. Trong đó tập trung các yêu cầu về nâng cao năng lực giáo viên, trang bị cơ sở vật chất dạy học hiện đại…

Điều kiện nào để TP.HCM có trường học dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai?- Ảnh 2.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, môn tiếng Anh TP.HCM có 71.442 thí sinh tham dự (do có khoảng 13.000 thí sinh miễn thi môn ngoại ngữ này) thì có 137 thí sinh đạt điểm 10, phổ điểm tập trung ở mức 7,6 đến 9 điểm.

PHẢI CÓ MÔI TRƯỜNG SỬ DỤNG TIẾNG ANH TRONG MỌI HOẠT ĐỘNG

Theo tiến sĩ Nguyễn Đông Hải, một trường học sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai là ở đó, tiếng Anh được sử dụng không chỉ trong quá trình dạy học mà còn trong mọi hoạt động của nhà trường, tạo môi trường khuyến khích HS sử dụng tiếng Anh và được tiếp xúc với nhiều tình huống có thể sử dụng tiếng Anh.

“Để làm được điều này thì đội ngũ giáo viên (GV), nhân viên nhà trường cần có năng lực tiếng Anh nhất định, vì đội ngũ này sẽ là lực lượng quan trọng nhất tạo ra môi trường sử dụng tiếng Anh cho HS. Trước hết và quan trọng nhất là GV cần phải có năng lực sử dụng tiếng Anh trong chuyên môn của mình (giảng dạy môn mình phụ trách bằng tiếng Anh, nghiên cứu tài liệu, giáo trình chuyên môn bằng tiếng Anh), giao tiếp với HS trong và ngoài lớp học.

Ngoài việc dạy các môn bằng tiếng Anh, tiếng Việt thì các văn bản, thông tin truyền thông (các thông báo trên loa trường, các bài đăng website, facebook…) của nhà trường cũng cần được thực hiện bằng hai thứ tiếng song song. Do đó, đội ngũ nhân viên nhà trường cũng cần có năng lực tiếng Anh đủ để giao tiếp với đồng nghiệp, với HS và phụ huynh”, tiến sĩ Hải nói.

CÁC CHÍNH SÁCH VÀ ĐIỀU KIỆN CẦN CÓ

Để tiến tới thực hiện chủ trương đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường, tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình, Trưởng khoa Tiếng Anh Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng các điều kiện về thể chế và chính sách cần được hoạch định kỹ lưỡng, rõ ràng và phù hợp với chủ trương mới của Đảng về đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai và mục tiêu giáo dục của thành phố. Đồng thời cần đảm bảo sự đồng bộ giữa các cơ quan giáo dục và sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương.

TP cần ban hành các văn bản quy định rõ ràng về việc triển khai tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai, xác định mục tiêu, lộ trình thực hiện, các trường thí điểm và các tiêu chuẩn cần đạt được trong từng giai đoạn. Cần có các quy định mới, rõ ràng về chuẩn đầu ra về năng lực tiếng Anh cho HS ở mỗi cấp học, đảm bảo khả năng sử dụng tiếng Anh được nâng cao cho HS sau khi hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

TP.HCM cần xây dựng chính sách tuyển dụng và đào tạo GV với các tiêu chuẩn cụ thể, phù hợp chủ trương mới cho việc tuyển dụng GV tiếng Anh, bao gồm yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ quốc tế uy tín (như TESOL, CELTA) và năng lực giảng dạy. Điều này đảm bảo đội ngũ GV có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu dạy tiếng Anh tăng cường; đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn định kỳ cho GV tiếng Anh và GV dạy các môn học bằng tiếng Anh.

Điều kiện nào để TP.HCM có trường học dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai?- Ảnh 3.

Để thực hiện việc trường học sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai, TP.HCM cũng cần có chính sách tuyển dụng giáo viên nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để họ tham gia các chương trình giáo dục song ngữ

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Đồng thời, cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ tài chính để GV tham gia học nâng cao năng lực dạy học tiếng Anh; Chính sách khuyến khích hợp tác với các tổ chức quốc tế, viện nghiên cứu ngôn ngữ và đối tác nước ngoài để tiếp cận các phương pháp giảng dạy tiếng Anh tiên tiến, trao đổi GV và cập nhật tài liệu học tập.

TP cũng cần có chính sách tuyển dụng GV nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để họ tham gia các chương trình giáo dục song ngữ, hỗ trợ visa, và đảm bảo quyền lợi lao động cho họ. Đồng thời có cơ chế thường xuyên giám sát chất lượng để những GV nước ngoài giỏi được phát huy và gắn bó với công tác dạy học tại thành phố.

Ngoài ra, cần có sự chuẩn bị hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin. Các trường cần được tiếp tục trang bị hệ thống phòng học đa phương tiện, có máy chiếu, máy tính, bảng tương tác và thiết bị hỗ trợ giảng dạy tiếng Anh như phòng lab ngôn ngữ, thư viện ngoại ngữ. Hệ thống internet mạnh và ổn định sẽ giúp HS tiếp cận nguồn tài liệu học tập phong phú và GV có thể sử dụng các phương pháp giảng dạy đa dạng hơn như học online, phần mềm hỗ trợ dạy ngôn ngữ.

Về tài liệu giảng dạy, theo tiến sĩ Bình, cần chất lượng, đồng bộ đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và đặc thù của VN. Ngoài ra, cũng cần phát triển thêm các tài liệu chất lượng khác, tài liệu bổ trợ như sách bài tập, tài liệu nghe, các chương trình video học tiếng Anh để hỗ trợ HS học tập toàn diện, thường xuyên.

Một trong những yêu cầu của Bộ Chính trị

Ngày 12.8, Ban Chấp hành T.Ư ban hành Kết luận 91-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Theo Kết luận 91, Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục – đào tạo đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của HS, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Sau đó, trong kế hoạch năm học 2024-2025, Bộ trưởng GD-ĐT yêu cầu nghiên cứu và xây dựng đề án, kế hoạch từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.”Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo. Nghiên cứu và xây dựng đề án, kế hoạch từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học”, Bộ GD-ĐT nhấn mạnh.




Nguồn: https://thanhnien.vn/dieu-kien-nao-de-tphcm-co-truong-hoc-dung-tieng-anh-la-ngon-ngu-thu-hai-185240908201155629.htm

Cùng chủ đề

Không hy sinh môi trường khi làm dự án cảng Cần Giờ

Phân kỳ hợp lýTheo đó,Phó thủ tướng lưu ý việc đầu tư xây dựng...

VNVC chủ lực trong chiến dịch tăng tốc độ bao phủ vắc-xin sởi cho trẻ em TP.HCM

Bên cạnh đạt chỉ tiêu về độ phủ vắc-xin, VNVC đặc biệt chú trọng...

Nike gặp khó với giấy phép lao động nước ngoài tại TP.HCM

Nike cho biết TP.HCM là nơi duy nhất yêu cầu nộp hồ sơ xin giấy phép lao động nước ngoài vào Việt Nam theo từng đợt, cũng như quy trình tuyển dụng tại Thành phố đã gây khó cho doanh nghiệp. Trước thềm chương trình đối thoại chính sách 2024 do UBND TP.HCM và Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tổ chức...

Hơn 54.000 trẻ em, nhân viên y tế đã được tiêm vắc xin sởi

Theo Sở Y tế TP.HCM, trong ngày 14-9, chiến dịch tiêm vắc xin sởi đã triển khai tại 84 điểm tiêm trên toàn thành phố, với tổng cộng 6.882 mũi tiêm được thực hiện. Trong đó, nhóm trẻ từ 1-5 tuổi đã được tiêm 560 mũi và nhóm 6-10 tuổi là 6.111 mũi.Đặc biệt, các trường hợp trẻ thuộc nhóm nguy cơ...

Nghiêm cấm giao chỉ tiêu ủng hộ cho phụ huynh, học sinh

Sở GDĐT Hà Nội yêu cầu các trường không quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh. Ảnh: Vân Trang Nhà trường không giao chỉ tiêu vận động tài trợ cho giáo viên, phụ huynhTheo hướng dẫn mới nhất của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nghệ An về công tác quản lý thu, chi năm học 2024 – 2025 tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Du lịch Qatar cần lưu ý những gì?

Nếu bạn có kế hoạch đến khám phá đất nước này, hãy trang bị cho mình những thông...

Khi các ‘nữ hoàng giải trí’, sao hạng A xuất hiện tại tuần lễ thời trang

Từ nữ hoàng nhạc Pop Madonna tại show diễn của Luar, Rihanna tại Alaïa đến Jisoo BlackPink và...

Những điều độc đáo mà Dubai sẽ mang lại trong hành trình du lịch của bạn

"Vùng đất vàng" nổi tiếng thế giới Dubai được biết đến là "vùng đất vàng" với sự thịnh...

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Các địa phương cho học sinh nghỉ học để ứng phó bão số 3

Ngày 7/9, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo có Công điện số 1188/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh/thành phố phía bắc từ Nghệ An trở ra về việc tăng cường ứng phó với cơn bão số 3. Đây là Công điện tiếp theo, sau Công điện ngày 4/9 về chủ động ứng phó bão số 3. Công điện nêu rõ: Để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản...

Hàng loạt địa phương miễn 100% học phí cho năm học tới

Theo Nghị quyết vừa được thông qua, trong 9 tháng của năm học 2024 - 2025, tỉnh Khánh Hòa hỗ trợ 100% học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên đang học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh. Mức hỗ trợ này thực hiện theo mức thu học phí năm học 2024 - 2025.Lần 1 hỗ trợ học phí 4 tháng năm...

Cựu sinh viên ‘rút ruột’ tiền ủng hộ đồng bào miền Bắc đã khắc phục hậu quả

Sau sự cố cựu sinh viên "rút ruột" tiền ủng hộ đồng bào miền Bắc, Trường CĐ Công Thương TP.HCM đã có báo cáo nhanh về vụ việc.Theo báo cáo, CLB Cán bộ Hội dự nguồn thuộc Hội Sinh viên Trường CĐ Công Thương TP.HCM, sau thời gian hoạt động không hiệu quả nên đã giải thể vào tháng 1/2024. Tại thời điểm giải thể, số tiền quỹ của CLB là 11.232.000 đồng. Ban chủ nhiệm thống nhất...

Cùng chuyên mục

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO - Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM cho biết, trường hiện có hơn 300 em sinh viên các khóa đang cư trú tại các tỉnh, thành khu...

Trường học tan hoang, 17 trường không thể khôi phục

TPO - Theo Bộ GD&ĐT, sau khi bão lũ đi qua, công cuộc dọn dẹp, tái thiết trường lớp được giáo viên các trường gấp rút triển khai nhằm đón học sinh đi học trở lại. Thực tế, thiệt hại về trường lớp rất nặng nề. Có 17 trường không thể khôi phục.  99 trường/điểm trường chưa thể dạy học Theo báo cáo từ 23/27 tỉnh, thành phố, hiện nay nước đang rút dần và các...

Thăm và tặng quà Trung thu cho 80 con đỡ đầu

Nhân dịp Tết Trung thu, Hội LHPN thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định) đã tổ chức thăm và tặng quà Trung thu cho 80 trẻ em mồ côi mà các cấp Hội nhận đỡ đầu. ...

ĐH Quốc gia TPHCM đề xuất có cơ chế thí điểm đặc thù xét công nhận, bổ nhiệm GS,PGS

TPO - Trong chương trình thực hiện Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trình Thủ tướng Chính phủ, ĐH Quốc gia TPHCM có đề xuất cho phép được thí điểm bổ nhiệm các chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư (GS, PGS) và trợ lí GS. Việc...

55 học sinh một trường nhập viện sau bữa tiệc Trung thu

Trước đó, khoảng 19h30 ngày 15/9, Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) Nội trú THCS&THPT huyện Xín Mần tổ chức cho tập thể  khối THCS gồm 300 học sinh liên hoan Trung thu. Sau khi ăn 15 phút, nhiều em có triệu chứng buồn nôn, đau đầu và đau bụng.  Đến 22h45 cùng ngày, các em được thầy, cô giáo đưa vào bệnh viện khám, được chẩn đoán ngộ độc thực phẩm và truyền dịch, gây nôn, điều trị...

Mới nhất

Sập giàn giáo tại dự án cầu chui cao tốc Tuyên Quang

Theo thông tin ban đầu, khi đang đổ bê tông mặt cầu chui, giàn giáo đỡ sắt thép bất ngờ bị sập khiến một công nhân bị thương nặng. Nạn nhân là anh T.V.T (SN 1988, trú huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La). Ngay sau khi tai nạn xảy ra, anh T được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện...

Phát Đạt bác thông tin huy động 3.500 tỉ đồng qua trái phiếu

Ngày 16-9, nhiều kênh thông tin lan truyền thông tin Công ty cổ phần phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) huy động 3.490 tỉ đồng qua kênh trái phiếu.Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 16-9, đại...

Trường học tan hoang, 17 trường không thể khôi phục

TPO - Theo Bộ GD&ĐT, sau khi bão lũ đi qua, công cuộc dọn dẹp, tái thiết trường lớp được giáo viên các trường gấp rút triển khai nhằm đón học sinh đi học trở lại. Thực tế, thiệt hại về trường lớp rất nặng nề. Có 17 trường không thể khôi phục.  99 trường/điểm trường...

Mới nhất