Trong số chúng ta đều sẽ ít nhất 1 lần bị Cảnh sát giao thông hỏi thăm và điều đầu tiên đó là trình giấy tờ xe. Thế nhưng có rất nhiều người do không biết hoặc không để ý mà thường xuyên mang thiếu các giấy tờ quan trọng. Vậy những giấy tờ cần thiết khi đi xe máy đó là gì?
Luật Giao thông Đường bộ (Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông; đường bộ) có quy định, người điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: Giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD hoặc giấy tờ có giá trị thay thế khác); Giấy Đăng ký xe; Giấy phép Lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới; Giấy Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (Áp dụng đối với xe ô tô, xe chuyên dùng).
Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP; và Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy hoặc các loại xe tương tự; khi tham gia giao thông mà không có đầy đủ giấy tờ theo quy định thì bị xử phạt. Cụ thể như sau:
Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân: Chứng minh nhân dân hay còn được viết tắt là CMND hoặc căn cước công dân; là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, có xác nhận của cơ quan nhà nước; có thẩm quyền về đặc điểm và lai lịch của người được cấp. Loại giấy này có giá trị sử dụng; trên toàn lãnh thổ Việt nam trong vòng 15 năm kể từ ngày cấp.
Giấy đăng ký xe máy: Giấy đăng ký xe máy hay còn gọi là cà vẹt (cavet) là một loại giấy tờ xe; bắt nguồn từ chữ Card vert trong tiếng Pháp. Đây chính là giấy đăng ký xe mô tô; xe máy nhằm mục đích xác nhận quyền sở hữu của chủ xe.
Giấy đăng ký xe máy hợp lệ phải được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; và nó là thẻ màu xanh (như hình trên). Còn các giấy đăng ký xe máy là bản photo công chứng; sẽ không được công nhận và hoàn toàn trái pháp luật. Bởi bản photo công chứng không hề có giá trị khi chủ phương tiện tham gia lưu thông.
Và theo như bộ luật của cơ quan nhà nước Việt Nam thì khi lưu thông xe trên; đường cần phải mang theo các giấy tờ sau: Giấy phép lái xe, bảo hiểm xe, giấy chứng nhận về khí thải,… Tất cả các giấy tờ trên phải đúng kích thước và chất liệu mà nhà nước yêu cầu.
Giấy phép lái xe máy: Giấy phép xe máy hay còn được gọi là bằng lái xe. Đây là loại giấy chứng minh bạn đã tham gia kỳ thi sát hạch và đủ điều kiện; cũng như được phép điều khiển xe máy theo luật Giao Thông đường bộ.
Hiện nay có 2 loại giấy phép lái xe phổ biến đó là: A1 và A2. Đối với giấy phép lái xe hạng A1 thì bạn được phép điều khiển; các phương tiện có dung tích xi lanh từ trên 50cm3 đến dưới 175cm3. Người có giấy phép lái xe hạng A2 thì sẽ được điều khiển; các loại xe máy có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên.
Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe máy:Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn được gọi với cái tên là bảo hiểm xe máy. Đây là một loại bảo hiểm do pháp luật quy định; về điều kiện bảo hiểm, mức phí và số tiền bảo hiểm tối thiểu; mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện. Bảo hiểm này ra đời nhằm bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội. Đây là một loại giấy rất quan trọng, vì vậy bạn nên mang theo nếu không muốn bị phạt.
Ngoài ra, người tham gia giao thông cũng cần chú ý mức xử phạt khi không mang giấy tờ cần thiết khi đi xe máy. Cụ thể:
Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân:Khi bạn không xuất trình được chứng minh thư nhân dân; khi được yêu cầu của người có thẩm quyền thì bạn sẽ bị chịu mức hình phạt từ 100.000 đồng; tới 200.000 đồng.
Giấy đăng ký xe máy: Đối với trường hợp bạn không mang theo giấy đăng ký xe; khi tham gia giao thông, bạn sẽ bị xử phạt với trường hợp này với mức phạt từ 80.000 đến 120.000 đồng.
Tuy nhiên khi được người có thẩm quyền; yêu cầu cung cấp giấy đăng ký xe máy; mà bạn lại cung cấp giấy đăng ký xe máy bản photo có công chứng. Trường hợp này bạn sẽ bị phạt khá nặng với mức phạt từ 300.000 tới 400.000 đồng. Nặng hơn, bạn còn có thể bị trục bằng lái xe từ 1 tới 3 tháng.
Giấy phép lái xe máy: Trong trường hợp bạn điều khiển phương tiện từ 50cc tới dưới 175cc; thì sẽ phải cung cấp giấy phép lái xe hạng A1. Nếu bạn không thể cung cấp được thì sẽ bị xử phạt với mức từ 800.000 đồng tới 1.200.000 đồng. Đối với hạng A2 thì mức xử phạt từ 4 triệu đồng tới 6 triệu đồng.
Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe: Khi quên bảo hiểm xe máy thì mức phạt của bạn chỉ từ 80.000 đồng cho tới 150.000 đồng.
BẢO HƯNG
Bổ ích
Xúc động
Sáng tạo
Độc đáo