Trang chủNewsThế giớiĐiều gì xảy ra khi máy bay F-16 của Mỹ gặp hệ...

Điều gì xảy ra khi máy bay F-16 của Mỹ gặp hệ thống phòng không Nga?



Việc Mỹ cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine và màn đụng độ sắp tới với hệ thống phòng không Nga đã mở ra một cuộc thảo luận sôi nổi mới trong thị trường vũ khí.

Mỹ không muốn lập vùng cấm bay ở Ukraine vì sự vượt trội của không quân Nga?
Máy bay F-16 của Mỹ. (Nguồn: Defense)

Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây cho biết nước này không phản đổi các quốc gia khác cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine. Tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng tuyên bố, Mỹ sẽ hỗ trợ nỗ lực của các đồng minh nhằm cung cấp tiêm kích tiên tiến như F-16 và huấn luyện phi công cho Ukraine.

Nhu cầu F-16 của Ukraine

Việc cung cấp tiêm kích cho Ukraine nằm trong chiến lược nâng dần mức độ tham gia của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong cuộc xung đột quân sự ở Ukraine. Đây được cho là bước đi tiếp theo sau khi Anh chuyển giao tên lửa hành trình tầm xa Storm Shadow cho Kiev.

Mới đây, Anh và Hà Lan đã nhất trí thành lập một liên minh quốc tế để giúp Ukraine nhận tiêm kích F-16 và cung cấp hỗ trợ liên quan. Thông qua liên minh này, Kiev đã được hứa sẽ nhận được mọi sự hỗ trợ.

Tuy nhiên, một số nước như Ba Lan có nhiệm vụ huấn luyện phi công cho Ukraine nhưng không muốn cung cấp máy bay cho Kiev, trong khi đó, nhu cầu tiêm kích F-16 của Ukraine ngày càng tăng lên.

Ông Yury Sak, Cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, nêu rõ: “Chúng tôi cần khoảng 40-60 chiếc F-16 để có thể thành lập 4 phi đoàn bảo vệ bầu trời Ukraine. Hiện nay, chúng tôi không có gì để ngăn chặn các máy bay Nga. Tổng thống Volodymyr Zelensky muốn F-16 trở thành chủ đề chính trong cuộc họp cấp cao NATO diễn ra vào tháng 7 tới đây tại Vilnius”.

Trước thái độ im lặng của châu Âu về vấn đề máy bay tiêm kích F-16 của Mỹ, Ukraine cũng bày tỏ sự quan tâm đến máy bay chiến đấu hạng nhẹ JAS-39 Gripen của Thụy Điển và hy vọng vấn đề này cũng sẽ được giải quyết.

Không phải vô cớ mà Ukraine lại chỉ đích danh tiêm kích F-16. Đây là dòng tiêm kích đa năng, thế hệ 4, giá thành không quá cao. Từ năm 1978 đến nay, Mỹ đã chế tạo 4.600 chiếc F-16 với các phiên bản khác nhau. Hiện nay có 25 quốc gia sở hữu loại máy bay này. Đặc biệt, tiêm kích F-16 có thể sử dụng được tất cả các loại vũ khí sát thương chiến thuật của các nước NATO.

Trong trang bị vũ khí hiện nay, Mỹ có 550 máy bay F-16, Thổ Nhĩ Kỳ có 250 chiếc, Israel có 230 chiếc, Ai Cập có 209 chiếc, Hàn Quốc có 150 chiếc và Đài Loan (Trung Quốc) có 140 chiếc. Riêng châu Âu sở hữu rất ít loại máy bay này và tập trung cho vũ khí của riêng mình. Vì vậy, có thể nói Kiev đặt tất cả hy vọng của mình vào Washington.

Nga tự tin với hệ thống phòng không hiện tại

Trả lời Sputnik, chuyên gia Alexander Mikhailov, người đứng đầu Cục phân tích chính trị – quân sự Nga nhận định F-16 là một loại máy bay hiện đại, hiện nay vẫn đang được tiếp tục nâng cấp.

“Nếu F-16 bay vào không phận Ukraine, thì cũng phải chịu chung số phận như các dòng máy bay Su, MIG do Liên Xô sản xuất mà Kiev được chuyển giao vì có thể bị bắn hạ rất đơn giản. Theo số liệu thống kê của Bộ Quốc phòng Nga, mỗi ngày có ít nhất là một hoặc hai chiếc máy bay của Ukraine bị Nga bắn hạ”, chuyên gia Alexander Mikhailov cho biết.

Nga được cho là đã vô hiệu hóa hệ thống phòng không Patriot mà Mỹ chuyển giao cho Ukraine. Có lẽ điều này đã thôi thúc quyết tâm của phương Tây cung cấp F-16 cho Ukraine. Mặc dù vậy, máy bay tiêm kích F-16 của Mỹ vẫn chưa có dịp được “tiếp xúc” với hệ thống phòng không hiện đại. Vì vậy, nếu bị bắn hạ, Mỹ lo ngại những bí mật kỹ thuật của F-16 sẽ bị lọt vào tay đối thủ.

Đồng thời, chuyên gia Aleksander Mikhailov cũng khẳng định, tại chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, các hệ thống phòng không S-300, S-400 của Nga đã chứng tỏ khả năng tác chiến hiệu quả. Ngoài ra còn có hệ thống phòng không tầm trung Buk-M2, Buk-M3.

Đặc biệt phải kể đến hệ thống phòng không S-300B4. Hệ thống này đã lập kỷ lục thế giới khi đuổi kịp tiêm kích của Ukraine ở cự ly 200km.

Chính bởi vậy, việc phát hiện ra F-16 đối với hệ thống radar của Nga dường như là chuyện quá đơn giản.

Theo chuyên gia Mikhailov, thị trường vũ khí thế giới lại có dịp để bàn luận, chứng kiến tiêm kích F-16 đối mặt với hệ thống phòng không của Nga.





Nguồn

Cùng chủ đề

Canada nêu quan điểm về việc Ukraine dùng vũ khí tầm xa tấn công lãnh thổ Nga; Na Uy cấp tiền giúp Kiev bảo...

Nga chỉ trích các quốc gia NATO không chỉ thảo luận về khả năng cho phép Kiev sử dụng vũ khí tầm xa của phương Tây để tấn công Moscow, mà còn đang cân nhắc xem có nên trực tiếp can dự vào cuộc xung đột ở Ukraine hay không.

Mổ xác UAV tàng hình Nga, Ukraine bất ngờ tìm thấy vũ khí chưa từng được công bố

Theo War Zone, những bức ảnh xác máy bay tàng hình không người lái (UCAV) S-70 Okhotnik-B của Nga gặp sự cố ở vùng Donetsk hôm 5/10 cho thấy phương tiện bay này được trang bị vũ khí khi đang hoạt động trên không phận Ukraine. Đây cũng là bằng chứng hiếm hoi S-70 tham chiến ở Ukraine, bao gồm cả nhiệm vụ chiến đấu.Cũng theo War Zone chiếc S-70 gặp sự cố là nguyên mẫu thứ 4 của dòng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Tăng nhẹ trước thông tin Iran có khả năng tấn công trả đũa Israel

Giá xăng dầu hôm nay 2/11, giá dầu tăng nhẹ do có thông tin Iran đang chuẩn bị tấn công trả đũa Israel từ phía Iraq trong những ngày tới, nhưng sản lượng kỷ lục của Mỹ đã gây áp lực lên giá. Giá xăng dầu hôm nay 2/11, giá dầu tăng nhẹ do có thông tin Iran đang chuẩn bị tấn công trả đũa Israel từ phía...

Điều kiện xét thăng hạng giáo viên công lập các cấp từ ngày 15/12/2024

Điều kiện xét thăng hạng giáo viên công lập từ 15/12/2024 được quy định tại Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ ngày 15/12/2024.

Bang Washington huy động Lực lượng vệ binh quốc gia trực chiến, bà Harris và ông Trump bám đuổi sát nút, lâm thế giằng...

Thống đốc bang Washington ngày 1/11 cho biết ông đã huy động một số thành viên Lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ trực chiến sau khi có thông tin cũng như lo ngại khả năng xảy ra bạo lực liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024.

Việt Nam ‘mở cửa’ kỷ nguyên số

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới" đã tạo ra bước đột phá trong việc nhận thức về tiến trình chuyển đổi số đúng với bản chất, vai trò và vị trí đối với sự phát triển của đất nước.

Bài đọc nhiều

Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel ra cảnh báo mới với Iran

Tổng tham mưu trưởng Herzi Halevi của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), quân đội của nước này, ngày 29.10 cảnh báo Iran không nên tấn công lại sau khi Israel không kích các mục tiêu quân sự ở Iran hôm 26.10. ...

Ghế Thủ tướng Nhật Bản của ông Ishiba lung lay, lãnh đạo đảng đối lập tìm thế “cướp cờ”

Ngày 30/10, lãnh đạo đảng Dân chủ lập hiến Nhật Bản (CDPJ) Noda Yoshihiko đã tăng cường nỗ lực tập hợp sự ủng hộ từ các đảng đối lập để quốc hội chọn ông làm thủ tướng tiếp theo.

Gác căng thẳng ngoại giao, Tây Ban Nha-Argentina lại “cơm lành canh ngọt”

Tây Ban Nha đã bổ nhiệm Đại sứ nước này tại Argentina sau 5 tháng Madrid rút Đại sứ khỏi Buenos Aires vì những căng thẳng liên quan bình luận của Tổng thống quốc gia Nam Mỹ với phu nhân Thủ tướng đất nước châu Âu.

Diễn tập hạt nhân chiến lược, Nga tuyên bố “kim bài” bảo đảm chủ quyền, nhắc nhở phương Tây chớ “manh động”

Ngày 29/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, quân đội nước này tiến hành cuộc diễn tập lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược.

Nvidia ‘lật đổ’ Apple để trở thành công ty có giá trị nhất thế giới

Hôm 25.10, Nvidia đã 'soán ngôi' Apple để giành danh hiệu công ty có giá trị nhất thế giới với vốn hóa thị trường lên đến 3.530 tỉ USD. ...

Cùng chuyên mục

Quá khứ vẫn chưa ngủ yên

Giống như Ba Lan, Hy Lạp cũng tiếp tục thời sự hóa trở lại đòi hỏi nhà nước Đức hiện tại bồi thường vật chất cho hành vi của Đức quốc xã trong nửa đầu thế kỷ 20 đối với hai nước này. ...

Bang Washington huy động Lực lượng vệ binh quốc gia trực chiến, bà Harris và ông Trump bám đuổi sát nút, lâm thế giằng...

Thống đốc bang Washington ngày 1/11 cho biết ông đã huy động một số thành viên Lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ trực chiến sau khi có thông tin cũng như lo ngại khả năng xảy ra bạo lực liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024.

Trung Quốc triển khai chiến đấu cơ J-15 nâng cấp cho tàu sân bay?

Một số máy bay chiến đấu J-15B đã được phát hiện trong các cảnh quay và hình ảnh về cuộc tập trận có sự tham gia của tàu sân bay Trung Quốc mới đây. ...

Người biểu tình chiếm 3 trại lính, bắt binh sĩ Bolivia làm con tin

Những người ủng hộ cựu Tổng thống Bolivia Evo Morales ngày 1.11 đã xông vào doanh trại và bắt khoảng 20 binh sĩ làm con tin. ...

Mới nhất

Mới nhất