Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐiều đặc biệt từ chú chó robot cứu hộ đạt giải thưởng...

Điều đặc biệt từ chú chó robot cứu hộ đạt giải thưởng quốc tế


Mô hình chó robot cứu hộ đã thuyết phục 18 giám khảo của cuộc thi quốc tế danh giá không chỉ bởi tính năng mà còn ở tính nhân văn khi ứng dụng vào đời sống.

Tại cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế – Intel ISEF diễn ra ở Mỹ vào tháng 5.2023, Lê Minh Đức, học sinh lớp 12 chuyên toán và Lê Nguyễn Trung Kiên, học sinh lớp 12 chuyên tin, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), đã tự tin thể hiện tình yêu với nghiên cứu khoa học, đam mê sáng tạo. Mô hình robot bốn chân hỗ trợ tìm kiếm, cứu hộ người (robot chó cứu hộ) trong vùng sạt lở là một trong 12 đề tài khoa học kỹ thuật vượt qua 1.200 đề tài dự thi đoạt giải đặc biệt ở hạng mục robot và máy tính.

Điều đặc biệt từ chú chó robot cứu hộ đạt giải thưởng quốc tế- Ảnh 1.

Minh Đức (phải), Trung Kiên (trái), với chú chó robot có bàn chân bẹt được giải thưởng đặc biệt tại cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế – Intel ISEF 2023

LỠ MỘT LY KEM NHƯNG TÌM ĐƯỢC TRI KỶ

Học ở hai lớp chuyên khác nhau, chưa từng nói chuyện nhưng vô tình trong lần đi xuống căn tin ăn kem, khoảng thời gian đầu năm lớp 11, hai nam sinh này đã gặp nhau. Khi đó, Lê Minh Đức, nam sinh của lớp chuyên toán đi ngang qua CLB Nghiên cứu khoa học bắt gặp hình ảnh “chiến binh” của các cuộc thi robot thi đấu Lê Nguyễn Trung Kiên, lớp chuyên tin, đang tập trung cao độ để lập trình, điều khiển robot hóa giải nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân trong bệnh viện. Minh Đức thấy Trung Kiên cùng đam mê, cùng mục tiêu nghiên cứu nên đã “bỏ lỡ ly kem” để trở thành… tri kỷ từ phòng nghiên cứu, như lời Đức chia sẻ.

Từ đó trở đi, 2 nam sinh của 2 lớp chuyên Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, gần như cùng ăn, cùng học, cùng nghiên cứu. Nói về ý tưởng để đi đến nghiên cứu và sáng tạo mô hình chó robot cứu hộ, Trung Kiên cho hay xuất phát từ sự cố sạt lở tại Thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên-Huế), bùn, đất, đá sụp đổ làm giao thông tê liệt, công tác cứu hộ gặp nhiều trở ngại khiến 30 người mất tích gây chấn động cả nước. “Chúng em đã nghĩ đến việc nghiên cứu ra một con robot bốn chân có thể di chuyển vào những vùng sạt lở, địa hình đồi núi khó khăn mà con người khó có thể tiếp cận để cứu hộ, cứu nạn kịp thời”, Kiên kể.

Từ ý tưởng, với thế mạnh của mình, Trung Kiên nghiên cứu thực tế địa hình, địa chất cùng những tính năng hóa giải nhiệm vụ. Còn Minh Đức triển khai mô hình lắp ráp, vận hành để cho ra đời chú chó robot có nhiệm vụ đi trinh sát với camera và mang vác đồ. Điểm mới của mô hình này là robot chân bẹt, có thể di chuyển trên bùn trong môi trường sạt lở.

Điều đặc biệt từ chú chó robot cứu hộ đạt giải thưởng quốc tế- Ảnh 2.

Minh Đức và Trung Kiên đang trở thành “thủ linh tinh thần” của CLB Nghiên cứu khoa học của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong

CHÚ CHÓ ROBOT CÓ BÀN CHÂN BẸT

Để đi đến mô hình như ngày hôm nay, hai học sinh này cho biết đã phải “đập đi xây lại” hàng chục lần. Nghiên cứu thế mạnh và đặc trưng di chuyển từ động vật trên cạn cho đến động vật dưới nước để chế tạo bàn chân của chó robot, bằng khả năng tiếng Anh của mình, Trung Kiên đã nghiên cứu rất nhiều tài liệu trên thế giới nhằm tối ưu khả năng di chuyển.

Chú chó robot cứu hộ đã được thiết kế bàn chân theo cấu tạo bàn chân vịt để có thể bơi dưới nước đồng thời với màng lưới có thể tăng diện tích tiếp xúc trên mặt bùn. Thế nhưng trong môi trường sạt lở bùn đất đá thì bàn chân phải đạt độ cứng tối ưu nhất đảm bảo cho quá trình di chuyển. Thế là Trung Kiên và Minh Đức đã thiết kế và lập mô hình màng lưới bàn chân một hệ thống treo lò xo dựa theo cấu trúc vảy của loài cá Pirarucu (tên khoa học Arapaima Gigas) được mệnh danh là loài cá có “áo chống đạn” ở Amazon. “Không những chú chó robot có thể di chuyển không bị chìm trong bề mặt bùn, đất nhão mà còn thể hiện khả năng “chống đạn”, khi chúng em dùng nhiều vật sắc nhọn để thử thách mà không hề bị tổn thương”, Trung Kiên chia sẻ.

Chú chó robot có bàn chân bẹt là điểm mới so với các mô hình robot tham dự tại cuộc thi Intel ISEF 2023.

Kiên và Đức cho biết trong thời gian tới, khi có điều kiện tiếp cận với công nghệ nhiều hơn, được đào tạo ở những bậc học cao hơn, sẽ phát triển robot với phiên bản mới và tính năng đa dạng, phong phú hơn.

Lê Minh Đức là một trong 14 Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM 2023 của do Thành đoàn TP.HCM bình chọn. Minh Đức không những tỏa sáng với những thành tích học tập, sáng tạo nghiên cứu khoa học nổi bật, đáng nể mà còn là tấm gương truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ khác về sự nỗ lực cùng những việc làm bình dị.

Lan tỏa tình yêu và đam mê nghiên cứu khoa học

Trở về từ cuộc thi, với giải thưởng đặc biệt bởi tính năng mới và tính nhân văn của đề tài nghiên cứu, sáng tạo, hai học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong cho biết: “Không có gì ngoài đam mê và nuôi dưỡng tình yêu với nghiên cứu khoa học”.

Điều đặc biệt từ chú chó robot cứu hộ đạt giải thưởng quốc tế- Ảnh 3.

Hãy cứ tự tin và đeo đuổi đam mê là phương châm của Trung Kiên và Minh Đức

“Nếu mà không có đam mê thì khó mà theo đuổi lâu dài với nghiên cứu, với tìm tòi và sáng tạo. Khi không yêu thích sẽ có cảm giác dài đằng đẵng, không muốn tiếp tục. Còn nếu mà mình đã thích rồi, mình có thể theo đuổi lâu dài và luôn tìm cách để nuôi dưỡng. Bên cạnh đó môi trường cũng là yếu tố khá quan trọng. Khi mình bắt gặp người xung quanh cũng có “lửa”, đam mê, thử thách bản thân, mình cũng làm theo”, Kiên nói về ý chí nuôi dưỡng đam mê.

Không chỉ nuôi dưỡng đam mê đeo đuổi với ý tưởng chế tạo robot ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày, hỗ trợ con người, Đức và Kiên còn lan tỏa tình yêu với nghiên cứu khoa học. Giờ đây, hai “đàn anh” Minh Đức và Trung Kiên đang trở thành “thủ lĩnh tinh thần” của CLB Nghiên cứu khoa học của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. “Khi đã có đam mê thì mình cứ hãy tự tin theo đuổi và dấn thân vào những điều mình yêu thích. Chúng ta có quyền được sai, tự do thất bại nhưng quan trọng là chúng ta nhận ra điều gì sau những cái sai đó. Hãy cứ tự tin và đeo đuổi”, Đức chia sẻ.



Source link

Cùng chủ đề

Gần 200 người học phương pháp nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế

Ngày 16-12, gần 200 học viên đến từ các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp đã tham gia khóa học chuyên gia 'Phương pháp nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế'. Lệ thuộc vào AI...

Đề nghị kỷ luật 3 lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ngãi

(NLĐO)- Vi phạm của 3 lãnh đạo sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ngãi đều ở mức phải xem xét, xử lý kỷ luật. ...

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam: Đổi mới sáng tạo, hội nhập quốc tế

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế là một tạp chí khoa học đa ngành, liên ngành uy tín quốc gia, hội nhập với khu vực và quốc tế. Theo Tiến sỹ Nguyễn Thị Hương Giang, Tổng Biên tập Tạp chí, Ủy ban Khoa học Nhà nước được thành lập theo Sắc lệnh số 016-SL ngày 4/3/1959 của Chủ...

Mèo cam ‘quá báo’ là có lý do?

Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học cuối cùng đã tìm ra gene quyết định màu lông vàng cam ở mèo - một bí ẩn di truyền học tồn tại từ lâu trong giới nghiên cứu. Phát hiện đột phá về màu...

Học sinh nghiên cứu khoa học về hội chứng ‘con vịt nổi’ ở thanh thiếu niên

Ngày 7.12, tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (quận 5, TP.HCM), Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổ chức vòng chung kết cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024-2025. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lý do bạn nên ăn trứng vào bữa sáng

'Protein như trứng, sữa, cá, thịt... đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, nhưng ăn vào bữa nào là tốt nhất?'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này! ...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Giáo sư đầu ngành gian lận nghiên cứu: Chấn động giới y khoa

Chấn động giới y khoa Hoạt động điều tra do Viện Y tế Quốc gia Mỹ tiến hành cho thấy, ông Masliah có dấu hiệu thiếu trung thực trong các nghiên cứu khoa học. Ông sử dụng những hình ảnh đã qua chỉnh sửa rồi tái sử dụng trong các bài báo khác nhau. Các bài báo này đều xoay quanh hoạt động nghiên cứu và điều trị căn bệnh Alzheimer, đây là căn bệnh ông Masliah đã nghiên...

Phụ huynh “ngã ngửa” khi trường quốc tế dừng hoạt động, không biết nên chờ đợi hay chuyển trường

Sở GDĐT TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các trường tiểu học và trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn thực thực hiện tiếp nhận học sinh từ Trường Quốc tế Ngôi Sao Sài Gòn - Saigon Star - theo yêu cầu của cha mẹ học sinh....

Cùng chuyên mục

Nhà trường có vô cảm khi để học sinh cởi áo ấm giữa trời lạnh?

Nhiều bạn đọc bình luận về sự việc học sinh Trường tiểu học Bùi Thị Xuân (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) phải cởi áo ấm ngồi giữa sân dưới thời tiết 20 độ để dự một hoạt động chuyên đề. Nhà trường có...

Nước mắt rơi trong chương trình Gieo mầm tri thức ở tỉnh tận cùng Tổ quốc

Báo Tuổi Trẻ cùng nhà tài trợ đã trao 200 suất học bổng "Gieo mầm tri thức" cho học trò Cà Mau, tiếp bước các em đến trường. ...

Nhật tài trợ thiết bị đào tạo ô tô điện 4,5 tỉ đồng cho Trường đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa tiếp nhận trang thiết bị từ dự án PIUS - đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp ô tô điện do phía Nhật Bản tài trợ trị giá 4,5 tỉ đồng. Sinh...

TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT.

Mới nhất

Ninh Thuận: Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024

Ngày 17/12, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024. Tham gia Hội thi có 7 đội với 58 thí sinh đến từ các huyện vùng...

Lý do bạn nên ăn trứng vào bữa sáng

'Protein như trứng, sữa, cá, thịt... đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, nhưng ăn vào bữa nào là...

Nga lần đầu tiên trưng bày loại vũ khí này tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Lần đầu tiên Nga đưa xe Typhoon-K MRAP với tên lửa Kornet-EM cũng như xe chiến đấu bộ binh BMP-3 với giáp tăng cường ra giới thiệu bên ngoài lãnh thổ, các loại khí tài này đã xuất hiện tại Triển lãm quốc...

Nguồn năng lượng từ đá siêu nóng 374 độ C dưới lòng đất

Các nhà khoa học nghiên cứu đá siêu nóng ở độ sâu gần 10 km làm nguồn năng lượng tái tạo tiềm năng thay thế nhiên liệu hóa thạch. Trong bối cảnh thế giới đang chuyển hướng sang năng lượng tái tạo, năng lượng địa nhiệt nhận được sự quan tâm...

Mới nhất