Trang chủDestinationsNinh ThuậnĐiều chỉnh hài hòa lợi ích của các bên trong xử lý...

Điều chỉnh hài hòa lợi ích của các bên trong xử lý nợ xấu

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 5, chiều 10/6, Quốc hội tiến hành thảo luận toàn thể ở hội trường về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Cuối phiên thảo luận, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng thực hiện giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Một luật chung khó quy định cụ thể cho từng ngân hàng

Về ý kiến cần có một chương hay là một phần riêng quy định về Ngân hàng chính sách, gồm Ngân hàng Phát triển và Ngân hàng Chính sách xã hội, Thống đốc cho biết về mặt thực tiễn, luật hiện hành trao quyền cho Chính phủ có quy định cụ thể về tổ chức quản trị và điều hành 2 ngân hàng này.

Trên thực tế, Chính phủ đã ban hành các nghị định hướng dẫn và các quyết định quy định về tổ chức và hoạt động của các ngân hàng này. Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của quốc tế, Ban soạn thảo cũng thấy rằng đối với quốc tế, các nước thành lập ra các ngân hàng chính sách để phục vụ mục tiêu vì xã hội, mục tiêu phát triển bền vững và nguồn vốn đối với các ngân hàng này chủ yếu là nguồn vốn do Chính phủ tài trợ và nhiều nước ban hành luật riêng để quy định các ngân hàng này, cũng có những nước trao quyền cho các cơ quan quản lý để hướng dẫn và cũng có một số ít nước thì quy định trong hệ thống luật chung.

Trên tinh thần ý kiến của một số đại biểu qua các cuộc hội thảo, tọa đàm và ý kiến của các cơ quan liên quan, Ban soạn thảo đã thiết kế Điều 17, với 5 khoản về loại hình ngân hàng chính sách theo hướng quy định chung nhất.

Còn ý kiến phát biểu của các đại biểu tại tổ cũng như thảo luận tại hội trường đề nghị là có một chương riêng hoặc là một phần riêng quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức, về hoạt động và thậm chí là về xử lý nợ xấu cũng như là về tái cơ cấu các ngân hàng này, Thống đốc xin phép Quốc hội để Ban soạn thảo tiếp tục có nghiên cứu. Tuy nhiên, Thống đốc lưu ý trên thực tế một luật chung thì khó có thể quy định cụ thể cho từng ngân hàng riêng được. Bởi có thể quy định cụ thể thì phù hợp với ngân hàng này nhưng lại không phù hợp với ngân hàng kia, vì sứ mệnh và mục tiêu thành lập của các ngân hàng này là khác nhau.

Đồng bộ triển khai khai nhiều biện pháp chống sở hữu chéo

Vấn đề thứ hai, các đại biểu rất quan tâm đối với dự thảo luật là điều chỉnh giảm các giới hạn về sở hữu của cổ đông cũng như sở hữu của cổ đông và người có liên quan, đồng thời giới hạn về cấp tín dụng cho một khách hàng với các người có liên quan. Về nội dung này, Thống đốc cho biết dự thảo Luật được thiết kế như vậy để nhằm mục đích hướng đến hạn chế việc chống thao túng và sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng. Đây cũng là yêu cầu của các cấp có thẩm quyền từ Bộ Chính trị, nghị quyết của Quốc hội, đồng thời là một trong những giải pháp nhằm hạn chế việc thao túng, sở hữu chéo.

Liên quan đến quy định này, trong dự thảo Luật có đề cập đến khái niệm là “người có liên quan”. Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết dự thảo Luật mở rộng phạm vi người có liên quan so với những quy định của người có liên quan quy định tại Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp cũng có điều khoản quy định tùy theo tính chất đặc thù mà các luật khác có thể quy định về phạm vi người có liên quan. Do đó, với tính chất đặc thù của ngành ngân hàng liên quan đến tiền, Ban soạn thảo đã theo hướng là mở rộng người có liên quan.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Tạo phát biểu. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Đối với ý kiến của đại biểu băn khoăn quy định như thế này đã khắc phục triệt để “sở hữu chéo” được hay chưa? Thống đốc cho biết quy định như vậy nhưng muốn thực hiện quy định thì đi đôi với việc quy định trong luật thì phải là tổ chức thực hiện. Trên thực tế, mặc dù luật không cho phép sở hữu chéo nhưng thực tiễn như một số đại biểu phản ánh là có thể các cổ đông nhờ những người có liên quan đứng tên mà đối với ngân hàng cũng không thể nắm được, như một số vụ án mới đây cho thấy có những trường hợp đứng tên sở hữu. Do vậy, quy định trong dự thảo Luật chỉ là một trong những cách để hạn chế. Còn muốn giải quyết căn cơ được việc này Thống đốc cho rằng, đòi hỏi rất nhiều các công cụ và giải pháp và từ nhiều cơ quan khác nhau, như minh bạch hóa cơ sở dữ liệu, các giao dịch, lập cơ sở dữ liệu các giao dịch về vốn cổ phần hay là các giao dịch của các doanh nghiệp…

Hình thành cơ chế chia sẻ rủi ro đối với các ngân hàng

Liên quan đến giảm tỷ lệ giới hạn tín dụng cho một khách hàng hoặc một khách hàng và những người có liên quan, Thống đốc cho biết đối với hoạt động ngân hàng của Việt Nam, nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào hệ thống ngân hàng. Các tổ chức quốc tế cũng cảnh báo rằng nếu như nhu cầu đầu tư tiếp tục phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro bất cứ khi nào mà kinh tế thế giới, trong nước có những biến động phức tạp, ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người dân thì sẽ ảnh hưởng đến ngân hàng. Khi ngân hàng ảnh hưởng thì sẽ rất hệ lụy đến nền kinh tế. Chính vì vậy, đồng bộ với việc phát triển ngành ngân hàng thì các thị trường như thị trường vốn, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp cần phải được phát triển đồng bộ. Hiện nay Chính phủ đang có các giải pháp để hướng đến điều đó.

Tỷ lệ tín dụng quy định giảm xuống trong luật quy định rất rõ là đối với các khách hàng và người có liên quan nếu như vay vượt 15% vốn tự có thì vẫn có một cơ chế là các tổ chức tín dụng đồng tài trợ với nhau. Bởi vì, nếu một ngân hàng cho vay một doanh nghiệp có nhu cầu vốn rất lớn thì mức độ tập trung rủi ro tín dụng sẽ rất lớn. Việc đồng tài trợ sẽ là chia sẻ rủi ro đối với các ngân hàng.

Khi doanh nghiệp bị làm sao thì bản thân các ngân hàng cũng chia sẻ rủi ro. Trong trường hợp các ngân hàng không đồng tài trợ được thì vẫn có một cơ chế là Thủ tướng Chính phủ quyết định. Khi đó các cơ quan quản lý sẽ đánh giá xem nhu cầu của doanh nghiệp, của tập đoàn lớn như là một số đại biểu nêu để Thủ tướng Chính phủ quyết định. Nếu để quy định như hiện hành, với nhu cầu vốn ngày càng tăng cao, vốn điều lệ ngày càng tăng cao thì có thể cũng sẽ tiềm ẩn rủi ro – Thống đốc nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Thống đốc cũng cho biết Ban soạn thảo sẽ tiếp tục rà soát để quy định phù hợp và đảm bảo nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân nhưng vẫn đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Quy định rõ các biện pháp can thiệp sớm

Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh Trương Trọng Nghĩa phát biểu. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Can thiệp sớm là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, kể cả ở tổ thảo luận và tại hội trường. Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, đây là một điểm mới ở dự thảo luật. Những quy định này được Ban soạn thảo dự thảo trên cơ sở thực tiễn những vướng mắc trong quá trình tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém thời gian qua, cũng như thực tiễn từ sự kiện rút tiền hàng loạt của SCB tháng 10/2022, đặc biệt là tham khảo kinh nghiệm từ sự đổ vỡ của các ngân hàng trên thế giới, mà đặc biệt gần đây là các ngân hàng thương mại của Mỹ.

Trong quá trình thanh tra, giám sát, cơ quan quản lý sẽ cảnh báo rủi ro và để các tổ chức tín dụng chấn chỉnh kịp thời. Còn nếu như các tổ chức tín dụng có những diễn biến xấu hơn và có nguy cơ mất khả năng chi trả cho người dân thì mức độ quản lý của cơ quan quản lý sẽ cần mạnh hơn và thông qua quá trình can thiệp sớm.

Trong quá trình can thiệp sớm, trước hết phải là trách nhiệm của các cổ đông và chủ sở hữu của ngân hàng, họ phải có phương án xây dựng để khắc phục những khó khăn và cơ quan quản lý sẽ đưa ra những hạn chế trong hoạt động của họ, đặc biệt trong giai đoạn này thì cần các giải pháp hỗ trợ.

Luật hiện hành có quy định can thiệp sớm, nhưng quy định thời hạn có 1 năm, là rất ngắn và không quy định các biện pháp hỗ trợ, cho nên trong thực tiễn rất khó triển khai. Chính vì vậy dự thảo luật có quy định các biện pháp hỗ trợ, trong đó có cả hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước với vai trò là người cho vay cuối cùng khi tổ chức tín dụng bị khó khăn về thanh khoản, đáp ứng nhu cầu chi trả cho người dân, đồng thời cũng quy định huy động nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức tín dụng khác, bảo hiểm tiền gửi và từ ngân hàng hợp tác xã.

Tạo cơ sở pháp lý cho giải quyết nợ xấu

Về vấn đề liên quan đến luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14, Thống đốc cho biết Nghị quyết 42 ra đời với mục tiêu là để tạo một cơ sở pháp lý, tức là thông qua cơ chế thí điểm để giải quyết nợ xấu khi nợ xấu ở mức cao vào năm 2017 và thực tiễn triển khai cho thấy được là nợ xấu đã giảm rất nhanh và thông qua Nghị quyết 42 đã tăng cường trách nhiệm trả nợ của người đi vay và qua đó làm tăng tính kỷ luật trong hoạt động đi vay và cho vay.

Trên thực tế trong quá trình xử lý nợ xấu có một vấn đề rất quan trọng, đó là thu giữ tài sản đảm bảo. Vấn đề thu giữ tài sản đảm bảo rất quan trọng, ở đây dự thảo Luật đã quy định việc thu giữ tài sản đảm bảo phải gắn với việc giữa tổ chức tín dụng và khách hàng có thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm và khi khách hàng không trả được nợ, tổ chức tín dụng mới thu giữ tài sản đảm bảo đó và xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.

Trên thực tế với tính chất là trung gian tài chính, các tổ chức tín dụng là người cho vay nhưng thực chất đó là tiền của người gửi tiền. Cho vay phải thu hồi vốn để đáp ứng nhu cầu chi trả cho người gửi tiền. Điều này các quy định về thu giữ tài sản đảm bảo cũng phải được thực hiện theo các quy định của pháp luật. Và nếu như không có quy định này trong dự thảo luật có thể sẽ tác động đến việc các tổ chức tín dụng sẽ rất e ngại khi quyết định cấp tín dụng cho các doanh nghiệp.

Bởi theo Thống đốc, kể cả có tài sản đảm bảo nhưng các tổ chức tín dụng cũng không chắc chắn có xử lý được hay không, có thể cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp và người dân.

Về thứ tự ưu tiên thanh toán, Thống đốc cho biết so với Nghị quyết 42 dự thảo luật này đã điều chỉnh hài hòa lợi ích của các bên.

Về ý kiến một số đại biểu nêu nên thông qua dự thảo Luật qua 3 kỳ họp, Thống đốc lưu ý Nghị quyết 42 được gia hạn cho đến ngày 31/12/2023, nên nếu áp dụng quy trình thông qua Luật 3 kỳ họp sẽ có khoảng trống pháp lý về xử lý nợ xấu đối với hoạt động ngân hàng. Từ lý do trên, cơ quan chủ trì soạn thảo đề nghị Quốc hội xem xét thông qua dự án Luật ở 2 kỳ họp, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn khi hoạt động ngân hàng đang chịu tác động rất nhiều bởi các biến động của kinh tế thế giới và trong nước.

Theo TTXVN/Báo Tin tức



Source link

Cùng chủ đề

Biến động nhân sự FLC: Miễn nhiệm cùng lúc 6 sếp, ngoại trừ anh vợ ông Trịnh Văn Quyết

Theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường, FLC thống nhất miễn nhiệm 4/5 thành viên hội đồng quản trị, ngoài trừ ông Lê Bá Nguyên - chủ tịch hội đồng quản trị. Hai thành viên ban kiểm soát cũng được thay thế. ...

Thông điệp mạnh mẽ về niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 14/11 theo giờ địa phương, trong chương trình tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru, đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC 2024. Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC là sự kiện được tổ chức thường niên và có quy mô lớn nhất của cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực. Đây là dịp...

Truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam năng động, đổi mới đến Hội nghị G20

Sự tham dự và phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam năng động, đổi mới, sẵn sàng chung vai gánh vác những trách nhiệm toàn cầu. Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil, Chủ tịch G20 năm 2024 Luiz Inácio Lula da Silva và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Dominica Luis Abinader và Phu nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính...

Petrovietnam thúc đẩy hợp tác với Công ty Kellogg Brown & Root

Tham dự buổi làm việc, về phía KBR có ông Nam Soo Park - Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh của KBR tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; cùng các chuyên gia của KBR trong lĩnh vực lọc hóa dầu và năng lượng bền vững. Về phía Petrovietnam có đại diện ban Công nghiệp khí và Lọc hóa dầu, lãnh đạo các đơn vị BSR, PVChem, PVOIL. Trước đó vào ngày 23/9, tại New York,...

Đoàn kết là giá trị tinh thần, cốt lõi của dân tộc

Sáng 14.11, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại khu dân cư 8, TT.Na Sầm, H.Văn Lãng, Lạng Sơn. "Đã đoàn kết rồi phải đoàn kết hơn nữa" Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống ấy tiếp tục được phát huy cao độ trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 13/8, Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028.

Cơn sốt giá gạo thế giới

Thị trường gạo thế giới nóng lên khi giá loại lương thực quan trọng này chạm mức cao nhất trong 12 năm qua. Cơn sốt giá gạo được cho là không sớm hạ nhiệt, do hiện tượng El Nino ảnh hưởng mùa màng tại các vựa lương thực, trong khi xu hướng dự trữ gia tăng trong bối cảnh lạm phát phi mã và an ninh bất ổn tại nhiều nước.

Bài đọc nhiều

Gửi hàng đi Úc giá rẻ, bao thuế và miễn phí đóng gói

Quý Nam nhận gửi hàng đi Úc giá rẻ, hỗ trợ làm thủ tục từ A đến Z, miễn phí đóng gói và có thời gian nhận hàng nhanh chóng chỉ sau 3 - 5 ngày làm việc.

Hiện tượng El Nino tác động thế nào đến thời tiết thế giới trong năm 2023-2024?

Cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết, một đợt El Nino mới đã chính thức bắt đầu sau 3 năm chứng kiến sự chi phối của hình thái thời tiết La Nina.

Tập huấn nghiệp vụ, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lĩnh vực tài nguyên và môi trường năm 2023

Ngày 6/7, Sở Tài nguyên và Môi trường, Hội Luật gia tỉnh phối hợp với UBND huyện Ninh Phước tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và đối thoại về lĩnh vực tài nguyên và môi trường năm 2023.Hội nghị tập huấn nghiệp vụ, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và đối thoại về lĩnh vực tài nguyên và môi trường năm 2023. Ảnh: T.ThịnhTại buổi tập huấn, các đại...

Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 5

Chiều 24/6, tại Nhà Quốc hội, với 475/478 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV.

Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Tháng Thanh niên 2023

Trong những ngày tháng 3, lực lượng ĐVTN thuộc Đoàn Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa trong chuỗi các hoạt động cao điểm Tháng Thanh niên. Phóng viên Báo Ninh Thuận ghi nhận một số hình ảnh ấn tượng về hoạt động này.ĐVTN tặng xà bông sát khuẩn cho người dân xã Ma Nới (Ninh Sơn).ĐVTN tuyên truyền chống rác thải nhựa cho người dân.  Đông đảo ĐVTN nhiệt tình...

Cùng chuyên mục

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 13/8, Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028.

Cơn sốt giá gạo thế giới

Thị trường gạo thế giới nóng lên khi giá loại lương thực quan trọng này chạm mức cao nhất trong 12 năm qua. Cơn sốt giá gạo được cho là không sớm hạ nhiệt, do hiện tượng El Nino ảnh hưởng mùa màng tại các vựa lương thực, trong khi xu hướng dự trữ gia tăng trong bối cảnh lạm phát phi mã và an ninh bất ổn tại nhiều nước.

Mới nhất

Báo chí Thụy Điển đánh giá cao kết quả chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước

Báo chí Thụy Điển có nhiều bài viết ca ngợi mối quan hệ và triển vọng hợp tác trong tương lai giữa Việt Nam và Thụy Điển, sau chuyến thăm chính thức của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân ngày 13/11 đã kết thúc chuyến thăm chính thức tới Thụy Điển,...

Giá dầu đảo chiều tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 15/11/2024: Giá dầu đóng cửa tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động khi lượng dự trữ nhiên liệu của Hoa Kỳ giảm mạnh. Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/11/2024 Ghi nhận trên Oilprice lúc 5h ngày 15/11/2024 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở...

Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị...

Truyền thông Thụy Điển đăng nhiều đăng bài viết đánh giá cao kết quả chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, đặc biệt là việc tăng cường hợp tác thúc đẩy tương lai bền vững.

Nguyên nhân Việt Nam tụt 5 bậc chỉ số thông thạo tiếng Anh

Theo bảng xếp hạng năm nay, Việt Nam đã quay trở lại nhóm các quốc gia có mức độ thông thạo tiếng Anh thấp, đánh dấu bước thụt lùi sau 2 năm liên tiếp đạt thứ hạng trung bình. Bảng xếp hạng về chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm 2024 đạt 498 điểm, đứng thứ 63...

Mới nhất