Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐiều cha mẹ nên làm ngay khi con hay lo lắng, căng...

Điều cha mẹ nên làm ngay khi con hay lo lắng, căng thẳng?


Làm thế nào để cha mẹ nhận ra con mình đang lo lắng, căng thẳng? Cha mẹ có thể làm gì để giúp con? Bác sĩ tâm lý người Anh Amanda Gummer đã chia sẻ những kiến thức hữu ích giúp cha mẹ có thể hỗ trợ con.

Điều cha mẹ nên làm ngay khi con hay lo lắng, căng thẳng? - 1

Nếu cha mẹ hay lo lắng, dễ căng thẳng, trẻ cũng bị ảnh hưởng theo (Ảnh minh họa: iStock).

Trẻ em cũng có thể lo lắng, căng thẳng

Nhiều người cho rằng trẻ nhỏ dễ bồn chồn, lo lắng bởi trẻ muốn nhận được sự quan tâm của người lớn. Trạng thái tâm lý bất ổn ở trẻ rồi sẽ nhanh chóng trôi qua.

Nhiều người khác lại cho rằng trẻ nhỏ hiện nay sử dụng điện thoại nhiều, liên tục vào mạng, không ngừng so sánh bản thân với người khác nên dễ bị căng thẳng. Quả thực, điện thoại và mạng xã hội cũng là một lý do khiến thanh thiếu niên dễ gặp phải các vấn đề tâm lý, nhưng đó không phải là lý do chính yếu.

Lý do quan trọng hàng đầu chính là trẻ nhỏ và thanh thiếu niên còn ít kinh nghiệm sống nên dễ lo lắng, căng thẳng, khi phải đối diện với các áp lực đến từ việc học tập, gia đình, đời sống.

Ngoài ra, môi trường giáo dục trong gia đình cũng có vai trò rất quan trọng. Nếu cha mẹ hay lo lắng, dễ căng thẳng, trẻ cũng bị ảnh hưởng theo.

Điều cha mẹ nên làm ngay khi con hay lo lắng, căng thẳng? - 2

Bé trai và bé gái cũng có cách phản ứng khác nhau khi bị căng thẳng (Ảnh minh họa: iStock).

Những dấu hiệu nhận biết

Trạng thái lo lắng có thể biểu hiện thông qua hành vi hoặc thể chất. Trẻ có thể hay bị đau bụng không rõ nguyên do hoặc có những cơn cáu giận khó hiểu. Cha mẹ cũng nên chú ý tới thói quen ngủ của trẻ, xem trẻ có khó vào giấc không, có hay gặp ác mộng không.

Những dấu hiệu quan trọng khác bao gồm: né tránh hoạt động tập thể, hay tỏ ra khó chịu, ngại các sự kiện tập trung đông người. Qua thời gian, cha mẹ có thể nhận thấy sức học của con bị giảm sút hoặc thậm chí con tỏ ra không thích đến trường.

Trạng thái lo lắng, căng thẳng có thể gây ra những hiện tượng rất cụ thể xét về hành vi và thể chất ở trẻ. Cha mẹ nên quan tâm nếu con nói con hay bị đau đầu, đau bụng hoặc mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân gây ra các triệu chứng này.

Ngoài ra, bé trai và bé gái cũng có cách phản ứng khác nhau khi bị căng thẳng. Bé trai sẽ trở nên dễ cáu giận, hay khó chịu; bé gái sẽ trở nên khép kín, hay buồn, khó tính, cầu toàn.

Điều cha mẹ nên làm ngay khi con hay lo lắng, căng thẳng? - 3

Cha mẹ hãy quan tâm tới xúc cảm của con (Ảnh minh họa: iStock).

Cha mẹ nên tiếp cận vấn đề thế nào?

Tiếp cận trẻ khi thấy trẻ lo lắng, căng thẳng đòi hỏi sự nhạy cảm và thấu hiểu. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ hãy chơi cùng con. Khi trẻ vui vẻ và cảm thấy an toàn, trẻ có thể sẽ cởi mở chia sẻ. Nếu con đang học tiểu học, cha mẹ hãy đối thoại đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng, đặt ra những câu hỏi mở kiểu như: “Con thấy thế nào khi đến trường?”.

Khi nghe con nói, cha mẹ đừng vội vàng phán xét, hãy tạo cảm giác an toàn cho trẻ được bộc lộ hết những suy nghĩ và cảm xúc của mình. Cha mẹ cũng có thể trò chuyện theo kiểu vạch ra những tình huống giả định và hỏi xem con cảm thấy thế nào, xử lý ra sao trong những tình huống đặt ra.

Với thiếu niên, cha mẹ nên tôn trọng sự riêng tư của con, đừng xâm phạm vào những gì thuộc về quyền riêng tư của con. Hãy để con cởi mở chia sẻ khi con sẵn sàng. Cha mẹ chỉ cần giúp con nhớ rằng cha mẹ luôn sẵn sàng lắng nghe con, khi con muốn tâm sự.

Cha mẹ hãy quan tâm tới xúc cảm của con, đừng vội coi những xúc cảm và suy nghĩ của con là chuyện nhỏ rồi gạt đi, bởi đối với trẻ, đó có thể là những chuyện lớn. Do con chưa có nhiều kinh nghiệm sống, nên cách nhìn nhận còn hạn hẹp, con dễ trở nên lo lắng vì những chuyện nhỏ. Cha mẹ lắng nghe con là giải pháp quan trọng đầu tiên.

Ngoài ra, cha mẹ cần thống nhất với con về thời gian sử dụng điện thoại, khuyến khích con luyện tập thể chất, ăn uống lành mạnh. Cha mẹ cũng nên cởi mở chia sẻ về chính mình, để con hiểu rằng ngay cả những chuyện lớn lao, những xúc cảm dữ dội rồi cũng sẽ thay đổi.

Chẳng hạn, cha mẹ có thể chia sẻ với con về sự ra đi của người thân, chẳng hạn: “Mẹ từng cảm thấy suy sụp khi bà ngoại của con qua đời, nhưng bây giờ, mẹ đã dịu lòng lại và cảm thấy bình an, ấm áp mỗi khi nhớ về bà”.

Dù vậy, cha mẹ đừng coi con là đối tượng để chia sẻ mọi chuyện, mọi xúc cảm. Con cần cha mẹ bảo vệ an toàn, hỗ trợ tâm lý, con không thể là bạn tâm tình của cha mẹ.

Điều cha mẹ nên làm ngay khi con hay lo lắng, căng thẳng? - 4

Đôi khi trẻ cảm thấy lo lắng là chuyện bình thường (Ảnh minh họa: iStock).

Làm thế nào nếu con không muốn đối thoại?

Đừng bắt con đối thoại khi con không muốn. Thay vào đó, hãy khuyến khích con thực hiện những việc giúp con thư giãn, như tập luyện thể chất, vẽ tranh, đọc sách, nghe nhạc êm dịu… Hãy tạo nên không khí thân mật, ấm áp trong gia đình để các thành viên cởi mở chia sẻ cảm xúc mà không sợ bị phán xét.

Cha mẹ cần nghiêm khắc cấm việc anh chị em trong nhà hoặc họ hàng chế giễu xúc cảm của con.

Đối với thiếu niên, áp lực trưởng thành, hoàn thiện bản thân có thể khiến trẻ rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng. Vì vậy, cha mẹ đừng quá nghiêm khắc khi con phạm lỗi. Khi cha mẹ có sai sót, sơ suất gì, cha mẹ có thể cởi mở chia sẻ với con, cho con thấy cách cha mẹ xử lý vấn đề trong sự bình tĩnh và linh hoạt.

Trạng thái lo lắng là vấn đề tâm lý hay cảm xúc nhất thời?

Có sự khác biệt giữa việc cảm thấy lo lắng nhất thời và thường xuyên bị lo lắng, căng thẳng. Đôi khi trẻ cảm thấy lo lắng là chuyện bình thường. Lúc này, cha mẹ hãy giúp trẻ học cách tư duy logic, giữ vững tâm lý, bình tĩnh hành động. Khi có kỹ năng tốt, trẻ sẽ dần bớt căng thẳng khi gặp phải các vấn đề.

Dù vậy, nếu trạng thái căng thẳng gia tăng về cường độ, xảy ra liên tục và kéo dài, trẻ có thể cần sự hỗ trợ của bác sĩ tâm lý.

Một đứa trẻ hay một thiếu niên hay lo lắng, căng thẳng vẫn có thể trở thành một người trưởng thành vững vàng, bền bỉ, nhẫn nại, nếu trẻ nhận được sự hỗ trợ tích cực từ cha mẹ, để dần tự cân bằng tâm lý.

Cha mẹ hãy dạy con cách xử lý trạng thái lo lắng, căng thẳng, chẳng hạn như tập hít thở sâu để điều hòa tâm trạng. Sau đó, con hãy làm việc nhà hoặc vận động để phân tán sự căng thẳng. Khi đã bình tĩnh lại, con sẽ bắt đầu nghĩ cách giải quyết vấn đề. Những điều này tuy đơn giản, nhưng có tác dụng lớn trong việc giúp trẻ dần có được tâm lý cân bằng, vững vàng trong hành trình trưởng thành.



Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc/dieu-cha-me-nen-lam-ngay-khi-con-hay-lo-lang-cang-thang-20241005151447583.htm

Cùng chủ đề

Mợ thường xuyên là nỗi nhớ trong tôi

Ngày còn bé khi dòm ngó đám bạn cùng xóm cùng trường với mình kêu ba má hay bố mẹ, tôi thích lắm cơ! Và nhiều lần ước ao... Chứ "cậu, mợ" nghe chẳng mật thiết tí nào. Nghe hào nhoáng, cách biệt làm sao ấy!Rồi những ý nghĩ và cảm nhận gắn kết với tôi thuở ấu thơ dần dần biến...

Chia con khi ly hôn: Hiểu thế nào cho đúng?

“Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng” - câu ca dao khiến người nghe liên tưởng ngay đến những đứa trẻ có cuộc sống không hạnh phúc với dì ghẻ/cha dượng khi cha/mẹ đẻ của mình đi bước tiếp sau khi ly hôn. Nỗi đau của những đứa trẻ Tháng 5-2023, vụ một đứa trẻ 8 tuổi bị bạo hành dẫn đến tử...

Có 1 kiểu cha mẹ bề ngoài trông có vẻ “xấu tính” nhưng thực chất lại giáo dục con quá khôn ngoan

Thông thường, nếu quan sát, chúng ta sẽ thấy có hai kiểu phụ huynh phổ biến: Thứ nhất là kiểu phụ huynh quá coi trọng điểm số và thứ hạng của con mình,...

Con bị tự kỷ, gia đình gây tranh cãi khi chọn “trường đời làm trường học”

Quyết định sống du mục vì conNgười con trai thứ hai của nhà Burkey - cậu bé Fox - đã gặp nhiều vấn đề khi học tiểu học, cậu không thể phối hợp với bạn học và giáo viên trên lớp. Fox còn sợ âm thanh ở trường học. Sau cùng, chị Angie và anh Danny quyết định cho Fox tự học ở nhà dưới sự hướng dẫn của cha mẹ.Đặc biệt, Angie và Danny quyết định cùng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc

Công điện gửi đến các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan và lãnh đạo địa phương nêu bật kết quả tích cực từ phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025". Phong trào được Thủ tướng phát động ngày 13/4/2024 tại Hòa Bình.Đặc biệt, trong lễ phát động chương trình "Mái ấm cho đồng bào tôi" ngày 5/10, nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong...

Mùa nước nổi: Khúc giao mùa trên vùng đất Chín Rồng

(Dân trí) - Đồng bằng sông Cửu Long có một mùa đặc biệt là mùa nước nổi. Từ tháng 7 đến tháng 10 Âm lịch hàng năm, nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về, mang theo phù sa phủ lên những cánh đồng "lớp áo mới".   Cả làng sống trên nhà sàn, mùa lũ thành mùa "ăn nên làm ra" Con nước cuồn cuộn từ thượng nguồn sông Mekong đổ về, nhấn chìm những cánh đồng xanh bát ngát của...

Không khí hào hùng tái hiện đoàn quân tiến về tiếp quản Thủ đô năm 1954

(Dân trí) - Sáng nay, tại không gian phố đi bộ hồ Gươm, sự kiện "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" đã tái hiện hào hùng thời khắc lịch sử của Hà Nội và đất nước 70 năm trước (10/10/1954) với nhiều hình ảnh ấn tượng. Người dân xúc động trước hình ảnh tái hiện đoàn quân về tiếp quản Thủ đô (Video: Minh Quang) Sáng nay, tại không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, UBND TP Hà Nội...

Giải golf “Tấm lòng vàng nhà đầu tư” kêu gọi được 500 triệu đồng từ thiện

Theo nhà báo Phạm Đức Sơn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu - Trưởng ban tổ chức chia sẻ, giải golf từ thiện "Tấm lòng vàng nhà đầu tư" lần thứ 3 tiếp tục nhận được sự đồng hành, ủng hộ của nhiều tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các tập đoàn, doanh nghiệp và nhiều golfer tham gia.Giải đấu lần này có 136 người tham gia, đại diện cho các nhà đầu tư trong nước...

Giáo sư giành giải Sách hay mong dư luận “đừng làm tổn thương nghề giáo”

Cuốn sách "Ước vọng cho học đường - Những bài viết về giáo dục" của GS.TS Huỳnh Như Phương giành giải Sách hay năm 2024 ở hạng mục sách viết sách giáo dục được trao vào sáng 6/10 tại TPHCM.Giải Sách hay là giải thưởng độc lập và dân lập đầu tiên về sách của Việt Nam có quy mô rộng rãi nhất hiện nay do học giả và độc giả bình chọn ra đời từ năm 2007. Năm...

Bài đọc nhiều

Lắp camera giám sát để quản lý tốt hơn bữa ăn bán trú

An toàn phải được đặt lên hàng đầuTại các địa phương, việc thực hiện bữa ăn bán trú đã được triển khai từ nhiều năm nay, đem lại sự tiện lợi cho nhiều gia đình vì buổi trưa...

Hai tỉnh nào ở nước ta từng được sáp nhập rồi lại chia tách?

1. Tỉnh Nghĩa Bình được chia...

Quốc gia thất bại trong chính sách song ngữ dù từng là thuộc địa của Anh

Thực tiễn cho thấy, các quốc gia từng là thuộc địa của Anh thường có trình độ tiếng Anh cao hơn do tiếp xúc lịch sử và hệ thống giáo dục được thiết lập trong thời kỳ cai trị của thực dân, minh chứng là Ấn Độ, Singapore và Nigeria. Tuy nhiên, điều này không đúng ở mọi trường hợp. Các yếu tố như quản trị hậu thuộc địa, đầu tư vào giáo dục và động lực chính trị...

Bộ GD&ĐT dự kiến bốc thăm môn thi lớp 10, phụ huynh như ‘ngồi trên đống lửa’

Có con đang học lớp 9 tại Hà Nội, chị Hoàng Thảo Phương (38 tuổi, quận Thanh Xuân) cho hay "cảm giác như ngồi trên đống lửa" khi xem thông tin về việc Bộ GD&ĐT dự kiến bốc thăm môn thi thứ 3 vào 10."Lướt mạng, tôi thấy các hội nhóm chia sẻ nhiều nhưng sợ là tin đồn nên gọi ngay cho hội trưởng phụ huynh lớp con tôi để hỏi, thêm vào đó là đọc hết...

Bộ GDĐT hướng dẫn chế độ, ưu đãi cho giáo viên dạy giáo dục quốc phòng an ninh

Bộ GDĐT vừa ban hành hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục quốc phòng an ninh năm học 2024-2025, yêu cầu chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đảm bảo triển khai thực hiện chất lượng, hiệu quả môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh...

Cùng chuyên mục

Giành 24 Huy chương tại Olympic Toán và Khoa học Quốc tế, Việt Nam xếp thứ 2 toàn đoàn

TPO - Chiều 6/10, tại sân bay quốc tế Nội Bài, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức đón Đoàn học sinh Hà Nội đại diện Việt Nam tham gia Kỳ thi Olympic Toán và Khoa học Quốc tế năm 2024. Năm nay, học sinh đội tuyển thắng lớn khi đoạt tới 24 huy chương.  Đội tuyển Việt Nam có 24 học sinh đến từ các trường Tiểu học và THCS của Hà Nội đã vượt qua...

Năm 2025, Đại học Quốc gia TP.HCM chỉ tuyển sinh theo 3 phương thức

Tỉ lệ thí sinh trúng tuyển nhập học Đại học Quốc gia TP.HCM giảm nhẹTheo số liệu báo cáo, năm 2024, số thí sinh...

100% học sinh Hà Nội thi Toán và Khoa học quốc tế đạt huy chương

Kỳ thi Olympic Toán và Khoa học quốc tế IMSO 2024 diễn ra từ ngày 1 - 6/10/2024 tại TP Ôn Châu, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc với sự tham gia của 18 nước và 300 thí sinh dự thi. Năm 2024, kỳ thi được đẩy sớm hơn gần 2 tháng so với thông lệ. Tuy nhiên, việc tổ chức cho học sinh tham gia tuyển chọn qua các vòng thi, đến việc lựa chọn học sinh chính thức...

Mới nhất

Ấn tượng như… Vietnam Phở Festival tại Hàn Quốc

Chiều nay, 6/10, trong cơn mưa nhẹ, hàng ngàn người ở Seoul, Hàn Quốc vẫn nán lại để cùng chia tay Vietnam Phở Festival 2024.

Sớm hoàn thiện chính sách thích ứng già hóa dân số

Tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam tăng khá nhanh. Giai đoạn 1979-1989, số dân tăng thêm 20% thì người cao tuổi tăng thêm 25%; giai đoạn 1989-1999, tỷ lệ tương ứng là 18% và 33%; giai đoạn 1999-2016, dân số tăng thêm 21,1% và người cao tuổi tăng thêm 49,4%... Ðáng chú ý, những người...

Lễ hội Áo dài Hà Nội thu hút 63.000 lượt khách

Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Nguyễn Hồng Minh cho biết, Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024 đã diễn ra thành công, đảm bảo mục đích đã đề ra tại Kế hoạch số 207/KH-UBND của UBND TP Hà Nội. Lễ hội có sự tham gia 150 đơn vị, cá nhân, quy mô 100 gian...

Mới nhất