Powered by Techcity

Xóa bản “trắng” điện lưới quốc gia

Bài 1: Nhiều bản vùng cao không điện

Thực tiễn cho thấy, nơi nào có điện lưới quốc gia thì cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao rõ rệt. Thế nhưng ở nhiều thôn, bản vùng cao trên địa bàn tỉnh vẫn còn không ít hộ dân chưa được sử dụng điện lưới quốc gia, thậm chí cả bản “trắng” điện lưới. Ðưa điện lưới quốc gia về vùng cao, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, cấp thiết của chính quyền địa phương.

Anh Vàng A Lử, Trưởng bản Cây Sổ, xã Nậm Vì, huyện Mường Nhé mua quạt điện nhưng không sử dụng được vì công suất máy điện nước mini rất yếu.

Về bản “trắng” điện lưới

Cây Sổ là một trong những bản xa, nghèo khó nhất của xã Nậm Vì, huyện Mường Nhé với 41 hộ, 246 nhân khẩu; 100% là hộ nghèo, cận nghèo. Hầu hết hộ dân ở đây chỉ trông chờ ánh sáng từ chiếc đèn dầu, đèn pin. Chỉ một số hộ “có điều kiện” hơn thì góp tiền mua máy phát điện mi ni chạy bằng sức nước. Chúng tôi đến nhà anh Vàng A Lử, trưởng bản Cây Sổ. Trong nhà rất tối, bóng điện chạy bằng máy điện nước mi ni phát ra sáng lờ mờ không nhìn rõ mặt người. Trong góc nhà, chiếc quạt cây bám đầy bụi, bỏ xó đã lâu vì điện nước quá yếu không thể sử dụng. Anh Vàng A Lử chia sẻ: Mỗi lần thông báo, tổ chức họp dân rất khó khăn, mất nhiều thời gian vì Cây Sổ không chỉ “trắng” về điện lưới mà còn “trắng” sóng điện thoại. Khi phải triển khai, thực hiện công việc tôi phải đi từng nhà, gặp từng người dân để truyền tin. Chẳng có điện để sử dụng loa đài nên dù nhà văn hóa bản đã được đầu tư xây dựng từ lâu nhưng cuộc họp nào cũng phải nói “tay bo” khản cổ.

Gần nhà trưởng bản Lử là ngôi nhà gỗ đã xiêu vẹo của ông Lù A Tó. Quá nửa đời người mà ông Tó chưa bao giờ được sống trong ánh sáng điện. Là hộ nghèo nhất, nhì ở bản, cuộc sống thiếu thốn đủ bề nên con gái ông – Lù Thị Ðí bỏ học từ mẫu giáo… Ngày tháng qua đi, Ðí chẳng bao giờ ra khỏi bản mà chỉ quanh quẩn trong ngôi nhà tối tăm. Ở vùng cao, trời thường tối sớm lại không có điện, mọi sinh hoạt của người dân hầu hết phải thực hiện ban ngày để nhờ ánh sáng tự nhiên. Cuộc sống của người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn, chậm phát triển, tỉ lệ hộ nghèo cao mà một trong những nguyên nhân là do không có điện.

Màn đêm buông xuống Cây Sổ, không gian yên ắng, tĩnh mịch. Bóng tối bao trùm núi rừng. Trưởng bản Lử tâm sự: Chúng tôi mong mỏi sớm được đầu tư lưới điện về bản. Trong nhiều buổi họp dân, nhất là các cuộc tiếp xúc cử tri với đại biểu HÐND các cấp, người dân Cây Sổ đã kiến nghị bản sớm có điện lưới quốc gia song đến nay vẫn chưa thể trở thành hiện thực.

Không chỉ ở bản cây Sổ, hiện nay trên địa bàn huyện Mường Nhé còn 12/115 bản chưa có điện lưới quốc gia. Cụ thể: 4 bản (Huổi Lụ 1, Huổi Lụ 2, Huổi Lụ 3, Tàng Phon) với 128 hộ dân của xã Pá Mỳ; bản Chà Nọi 2 với 48 hộ của xã Quảng Lâm; bản Pa Tết với 75 hộ của xã Huổi Lếch; 5 bản (Tả Khoa Pá, Long San, Tả Ló San, Pa Ma, Lò San Chái) với 99 hộ ở xã Sen Thượng. Ðặc biệt, huyện còn 855 hộ ở vùng đặc biệt khó khăn chưa có điện lưới quốc gia.

Khó khăn lâu dài

Theo thống kê của Sở Công Thương, hiện nay toàn tỉnh còn 10.481 hộ dân của 245 thôn, bản (chiếm  hơn 7,5% số hộ dân toàn tỉnh) chưa có điện, trong đó có 129 bản “trắng” điện lưới. Ðiểm chung của những bản này là hầu hết ở địa bàn đồi núi cách trở, dân cư sống không tập trung nên thực hiện dự án điện gặp nhiều khó khăn, nhất là chi phí đầu tư lớn. Như đối với công trình cấp điện cho 15 điểm bản, với hơn 600 hộ thuộc các xã: Sín Thầu, Chung Chải, Mường Nhé, Mường Toong và Pá Mỳ (huyện Mường Nhé) để vận chuyển cột điện, thiết bị, công nhân buộc phải mở mới tuyến đường. Ngoài ra, các vật liệu như: Cát, sỏi, xi măng phải chia nhỏ, chở nhiều lần bằng xe máy từ trung tâm xã, bản đến điểm thi công; thậm chí là vác bộ qua nương. Hay đường điện sinh hoạt tại các bản: Nậm Ma, Ao Cá, Mường Ten, Tồng Sớ (xã Pú Hồng, huyện Ðiện Biên Ðông) cấp điện cho 170 hộ dân đang trong giai đoạn gấp rút hoàn thiện (đạt 50% khối lượng công trình) song do mưa lũ, sạt lở nhiều ngày tại các điểm thi công đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ.

Ðưa điện về nông thôn, đặc biệt là Dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh được các cấp, ngành chức năng xác định là nhiệm vụ cấp thiết. Song theo thông tin từ Sở Công Thương thì nguồn vốn phân bổ cho Dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh giai đoạn 2021 – 2025 rất ít. Bên cạnh đó, hiện nay Chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2021 – 2025 chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ông Vũ Hồng Sơn, Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Ðể hoàn thành mục tiêu các chương trình, dự án cấp điện và Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 – 2025 phấn đấu đến hết năm 2025 có trên 98% số hộ dân trong tỉnh được sử dụng điện lưới quốc gia là việc khó khăn, lâu dài. Bởi trong quá trình triển khai thực hiện dự án không chỉ về nguồn vốn mà còn gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Trong đó, một số tuyến đường dây trung áp có các điểm chân cột và hành lang tuyến đi qua khu vực rừng tự nhiên nên phải thực hiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Thủ tục này phức tạp, kéo dài do phải xin ý kiến chấp thuận của cấp có thẩm quyền và Thủ tướng Chính phủ đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện và quyết toán dự án.

Bài 2: Linh hoạt giải pháp đưa điện lưới lên vùng cao

Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Hội đàm giữa Hội LHPN tỉnh Điện Biên với Hội LHPN 3 tỉnh Bắc Lào

Điện Biên TV - Sáng 12/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Điện Biên đã Hội đàm và ký kết Biên bản ghi nhớ với Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay và Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Dự Hội đàm có đồng chí Giàng Thị Hoa, Uỷ viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Hội LHPN tỉnh Điện Biên và Hội LHPN 3 tỉnh Bắc...

Hỗ trợ nông dân trồng na sầu riêng theo chuỗi giá trị ở một xã của Điện Biên

Dự án trồng na sầu riêng được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần đầu tư Rau quả Việt Nam triển khai cho 59 hộ nông dân tại xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng (Điện Biên).  Tổng kinh phí đầu tư cho dự án trên 2,5 tỷ đồng. Huyện Mường Ảng đã chỉ đạo xã Mường Đăng tổ chức lựa chọn 59 hộ nông dân cùng quỹ đất 20ha để triển khai dự...

Vì sao Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hút hàng vạn khách?

Những ngày qua, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trở thành một trong những điểm đến hút khách bậc nhất tại Hà Nội. Chỉ tính riêng ngày 10/11, điểm đến này đón lượng khách cao kỷ lục lên tới 40.000 người. Những ngày trước đó, bảo tàng cũng đón từ 20.000 đến 30.000 lượt khách. Hàng vạn người đổ về bảo tàng và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt (Ảnh: Nguyễn Hải). Nằm tại địa chỉ mới trên Đại...

Thách thức xây dựng bản du lịch Tù Lu Tìa Ló

Bài 1: Lợi thế giữa núi rừng Triển khai xây dựng mô hình du lịch cộng đồng Tù Lu Tìa Ló, huyện Điện Biên Đông huy động cả hệ thống chính trị chung tay với người dân hai bản. Sau hơn một năm nỗ lực, bước đầu định hình một bản du...

Hội thảo chuyên đề về thực trạng và giải pháp ngăn chặn quảng cáo, tin nhắn rác

Điện Biên TV - Sáng 13/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo chuyên đề về thực trạng và giải pháp ngăn chặn quảng cáo, tin nhắn rác, cuộc gọi rác để lừa đảo. Hội thảo được tổ chức trực tuyến đến 63 tỉnh, thành trong cả nước. Đại biểu dự tại điểm cầu Điện Biên. Tại chương trình hội thảo, các đại biểu được chia sẻ các chuyên đề: Thực trạng và nguyên nhân phát sinh tin...

Cùng chuyên mục

Hội thảo chuyên đề về thực trạng và giải pháp ngăn chặn quảng cáo, tin nhắn rác

Điện Biên TV - Sáng 13/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo chuyên đề về thực trạng và giải pháp ngăn chặn quảng cáo, tin nhắn rác, cuộc gọi rác để lừa đảo. Hội thảo được tổ chức trực tuyến đến 63 tỉnh, thành trong cả nước. Đại biểu dự tại điểm cầu Điện Biên. Tại chương trình hội thảo, các đại biểu được chia sẻ các chuyên đề: Thực trạng và nguyên nhân phát sinh tin...

Giải pháp nào để Điện Biên thu hút đầu tư?

https://www.youtube.com/watch?v=GcJZtZj3BjU Điện Biên TV - Với nhiều tiềm năng, lợi thế sẵn có về tài nguyên, tỉnh Điện Biên đang triển khai nhiều giải pháp để thu hút đầu tư tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh cũng xác định mục tiêu đến năm 2025 đưa địa phương phát triển nhanh và bền vững. Cần những giải pháp nào để thực hiện được mục tiêu này? Nội dung được đề cập trong hội nghị, hội thảo...

Điện Biên có 1 dự án vào chung kết cuộc thi thanh niên khởi nghiệp

Kết thúc vòng bán kết, cả nước có 32 dự án vào vòng chung kết cuộc thi. Dự án “Bảo tồn và phát triển, xây dựng thương hiệu vùng trà shan tuyết cổ thụ Tủa Chùa” của tác giả Nguyễn Mỹ Linh, tỉnh Điện Biên đã vào vòng chung kết. Dự...

Tập huấn vận hành hệ sinh thái kết nối doanh nghiệp

Điện Biên TV - Sáng 11/11, Sở Công thương phối hợp với Công ty Cổ phần tập đoàn công nghệ số A+ tổ chức “Hội nghị tập huấn triển khai vận hành Hệ sinh thái kết nối doanh nghiệp tỉnh Điện Biên” nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tiếp cận với nền tảng số mới. Tham dự lớp tập huấn có gần 20 doanh nghiệp, HTX hiện đang hoạt động, kinh doanh, sản xuất...

Giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm an toàn

Trong thời gian 1 ngày, 10 đội thi đến từ hội nông dân các huyện, thị xã, thành phố trải qua 2 phần: Phần thi trưng bày và phần thi thuyết trình. Đối với phần thi trưng bày sản phẩm, mỗi đội phải có từ 15 sản phẩm trở lên trưng...

Hội thi trưng bày, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp

Điện Biên TV - Sáng 11/11, tại Nhà thiếu nhi tỉnh, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội thi trưng bày, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm an toàn năm 2024. Dự khai mạc có đồng chí Lò Thị Minh Phượng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ. Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia hội thi. Hội thi...

Ban Kinh tế – Ngân sách, HĐND tỉnh làm việc với Sở Công thương

Điện Biên TV - Chiều 10/11, đoàn công tác của Ban kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh do đồng chí Lỳ Thị Phương Diện, Trưởng Ban làm trưởng Đoàn đã giám sát chuyên đề về vệc triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật trong đầu tư các dự án phát triển nguồn điện trên địa bàn tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2022-2024” tại Sở Công thương. Tham gia cùng đoàn có đồng chí Lò Văn...

Tháo gỡ vướng mắc để phát triển kinh tế

Tại xã Mường Toong, huyện Mường Nhé, việc rà soát các hộ thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất sản xuất còn gặp khó khăn do nhiều hộ gia đình không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc cho, tặng không có văn bản làm căn cứ pháp lý....

Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất vụ đông

Một trong những lĩnh vực thành công nhất trên địa bàn tỉnh Điện Biên thời gian qua là việc liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ nông sản. Các doanh nghiệp cam kết thu mua sản phẩm với giá ổn định, đồng thời cung cấp...

Thanh An đưa khoai lang thành cây đặc sản

Tuy có giá trị kinh tế nhưng nhiều năm qua, cây khoai được trồng theo kinh nghiệm, diện tích manh mún, nhỏ lẻ nên thu nhập mang lại từ cây khoai Thanh An chưa cao. Mong muốn phát triển cây khoai lang theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo sản phẩm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất