Powered by Techcity

Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng từ văn hóa bản địa

Không gian văn hóa vùng cao và hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hóa, du lịch là điểm nhấn nổi bật trong chuỗi các hoạt động thuộc sự kiện Năm Du lịch quốc gia – Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban Điện Biên 2024. Ảnh: ĐĂNG KHOA

Dễ nhận thấy, sự trùng lặp, na ná nhau về sản phẩm du lịch giữa các vùng miền, địa phương trong cả nước là hiện trạng đã tồn tại dai dẳng trong suốt nhiều năm qua, nhưng đến nay chưa có nhiều sự thay đổi đột phá.

Thí dụ, rất nhiều điểm đến hướng tới phát triển du lịch đêm để gia tăng trải nghiệm, kích thích du khách chi tiêu nhiều hơn, lưu trú dài ngày hơn, nhưng sản phẩm du lịch đêm phần lớn loanh quanh chỉ có phố đi bộ, phố ẩm thực, chợ đêm với những mô hình sao chép.

Hay trong phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh miền núi phía bắc, việc hình thành nhiều điểm du lịch homestay theo hướng đại trà, vẫn chỉ cung cấp dịch vụ ngủ nhà sàn, thưởng thức ẩm thực núi rừng, biểu diễn văn nghệ… dẫn tới sự nhàm chán trong cảm nhận của du khách.

Tình trạng đơn điệu, lặp đi lặp lại của mô hình sản phẩm khiến khách du lịch chỉ hào hứng khi tới điểm đến đầu tiên, còn từ điểm đến thứ hai đã mất dần sự hứng khởi, giống như bắt họ phải ăn mãi một món đến phát ngán, khó có thể mời gọi họ quay lại lần sau. Rõ ràng, đây là “điểm nghẽn” cần được khơi thông của du lịch Việt Nam nếu muốn tạo lợi thế cạnh tranh thu hút khách, hiện thực hóa mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Theo các chuyên gia, để tránh trùng lặp trong xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam, không có cách nào khác là phải chú trọng khai thác chiều sâu các giá trị tri thức và sáng tạo. Trong đó, văn hóa bản địa chính là “chìa khóa” để tạo nên tính đặc trưng, khác biệt của sản phẩm. Thực tế cho thấy, Việt Nam là đất nước đa văn hóa với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi vùng miền, địa phương lại sở hữu những nét khác biệt trong tập quán sinh hoạt, văn hóa cộng đồng. Cùng là một dân tộc nhưng sinh sống ở những địa hình khác nhau cho nên mang những nét văn hóa khác nhau. Chẳng hạn, văn hóa người Thái ở Tây Bắc sẽ có điểm khác so với người Thái ở Thanh Hóa, Nghệ An; người Dao ở vùng cao cũng có văn hóa khác người Dao ở vùng thấp…

Do đó, văn hóa bản địa với những giá trị vật thể, phi vật thể không thể trộn lẫn là nguồn tài nguyên mang tính cốt lõi để làm nên sự khác biệt trong hình thành các sản phẩm du lịch.

Nắm bắt được điều này, thời gian qua, nhiều điểm đến, địa phương, công ty du lịch trên cả nước đã đầu tư nghiên cứu, phát triển được một số sản phẩm du lịch mang đặc trưng văn hóa bản địa gây tiếng vang như: Các tour du lịch đêm khám phá Nhà tù Hỏa Lò, Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám; tour vẽ sáp ong, tour nặn hương thảo mộc ở Tả Van, Sa Pa; tour “Thử làm người quan họ”; chương trình “Tinh hoa Việt Nam”, hay gần đây là các tour du lịch Làng Cá Gỗ ở Nghệ An; show diễn “Huyền tích UVA” vừa ra mắt trong dịp khai mạc Năm Du lịch quốc gia Điện Biên… Ấn tượng đặc biệt để lại trong du khách khi trải nghiệm các sản phẩm này chính là minh chứng cho thấy sức hút của văn hóa bản địa trong việc tạo ra các giá trị độc đáo cho sản phẩm du lịch.

Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới, thời điểm trước dịch Covid-19, du lịch văn hóa đóng góp 37% du lịch toàn cầu và dự báo có thể tăng 15% mỗi năm. Điều này cho thấy, phát triển du lịch dựa trên khai thác những giá trị văn hóa không chỉ là cách bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hóa bản địa, mà còn là cách mang đến nguồn thu đáng kể và bảo đảm sự phát triển du lịch bền vững. Đó cũng là lý do Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã xác định rõ, phải chú trọng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử truyền thống của dân tộc để hình thành sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, có lợi thế cạnh tranh, góp phần tạo dựng thương hiệu nổi bật của du lịch Việt Nam.

Mỗi một địa phương, điểm đến, di tích, lễ hội… đều chứa đựng trong đó câu chuyện gắn liền những giá trị văn hóa khác biệt, điều quan trọng là có biết “kể” câu chuyện ấy bằng những trải nghiệm hấp dẫn, thú vị hay không. Điều này chỉ dựa vào tài năng, tâm huyết của những người làm du lịch thì chưa đủ, bởi nếu kể sai, kể không chính xác thì câu chuyện văn hóa rất dễ trở thành sản phẩm lỗi, phản cảm. Do đó, để có được những sản phẩm du lịch đủ lôi cuốn dựa trên khai thác yếu tố văn hóa bản địa, đòi hỏi phải có sự đầu tư, nghiên cứu và vận hành bài bản, với sự vào cuộc của cả những người làm du lịch, chính quyền, đơn vị quản lý điểm đến, cộng đồng địa phương và các chuyên gia văn hóa lịch sử, từ đó cân bằng lợi ích giữa các bên liên quan để bảo đảm phát triển sản phẩm du lịch đặc sắc và bền vững.

Nguồn

Cùng chủ đề

Du lịch Điện Biên chuyển mình

Nằm ở vị trí địa đầu Tây Bắc của Tổ quốc, là nơi ghi dấu Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng của dân tộc, tỉnh Điện Biên có một quần thể di tích Chiến trường Điện Biên Phủ với 45 di tích thành phần, với các di tích nổi...

Điểm đến văn hóa tại thành phố Buôn Ma Thuột

Đối mặt với nhiều thách thức do ảnh hưởng dịch Covid-19 kéo dài, đường sách cà-phê Buôn Ma Thuột đang được nỗ lực làm mới để thật sự trở thành điểm nhấn văn hóa du lịch đặc sắc của thành phố. Đề án Đường sách cà-phê Buôn Ma Thuột được phê...

Điểm đến vệ tinh, giải pháp giảm quá tải du khách

Dù chỉ xảy ra cục bộ, nhưng thời gian qua, nhiều điểm đến tại Việt Nam đã bị gọi tên trong danh sách quá tải khách du lịch, tiêu biểu như: Sa Pa (Lào Cai), Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình, Sầm Sơn (Thanh Hóa), Hội An (Quảng Nam), Đà...

Nhận diện âm mưu kích động “bất tuân dân sự” trên không gian mạng

Thủ đoạn chống phá dưới chiêu bài “bất tuân dân sự” là nguồn gốc thai nghén các cuộc “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”, bạo loạn lật đổ chính quyền… tạo ra những hệ quả vô cùng nghiêm trọng, khôn lường, tác động đến sự ổn định và tình...

Cùng tác giả

Tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Tối nay 12/11, tại Hà Nội, chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với đông đảo bà con nhân dân liên địa bàn dân cư phường Quán Thánh, quận Ba Đình.  Cùng dự có Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí...

Mường Ảng tổng kết diễn tập khu vực phòng thủ và phát động đợt thi đua đặc biệt

Điện Biên TV - Chiều 11/11, huyện Mường Ảng đã tổ chức Hội nghị tổng kết cuộc diễn tập khu vực phòng thủ huyện năm 2024 và phát động phong trào thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Dự hội nghị có đồng chí Giàng Thị Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh. Chủ...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại bản Na Ư

Điện Biên TV - Sáng 9/11, đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Sỹ Quân, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy; đồng chí Lò Thị Minh Phượng, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí Cao Thị Tuyết Lan, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Điện Biên và lãnh đạo một số...

VPUB – Phiên họp UBND tỉnh tháng 11 (lần 1) tiếp tục lấy ý kiến đại biểu vào nội dung dự thảo các Tờ...

VPUB - Phiên họp UBND tỉnh tháng 11 (lần 1) tiếp tục lấy ý kiến đại biểu vào nội dung dự thảo các Tờ trình còn lại Dienbien.gov.vn - Sáng 12/11, dưới sự điều hành của đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, phiên họp UBND tỉnh tháng 11 (lần 1) tiếp tục lấy ý kiến đại biểu vào nội dung dự thảo các Tờ trình còn lại. Page ContentChủ tịch UBND tỉnh...

Đại biểu Quốc hội tỉnh chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Điện Biên TV - Sáng 11/11, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV diễn ra phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, đại biểu Quàng Thị Nguyệt đoàn Điện Biên đặt câu hỏi: Năm 2024, Ngân hàng Nhà nước định hướng tăng...

Cùng chuyên mục

Săn mây đèo Tằng Quái

Nằm dọc quốc lộ 279, cách trung tâm huyện Mường Ảng khoảng 5km và TP. Điện Biên Phủ khoảng 45 phút di chuyển, đèo Tằng Quái là điểm đến mới mẻ cho những bạn trẻ thích khám phá, săn mây. Đứng từ trên cao, du khách có thể phóng tầm mắt...

VPUB – Tổng kết và trao giải Cuộc thi ảnh Quảng bá văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...

VPUB - Tổng kết và trao giải Cuộc thi ảnh Quảng bá văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Điện Biên năm 2024 Dienbien.gov.vn - Tối 9/11, tại Sân hành lễ Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ) Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi ảnh Quảng bá văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Điện Biên...

30 thí sinh thi hướng dẫn viên du lịch giỏi

Những thí sinh tham gia hội thi là những hướng dẫn viên du lịch, đã và đang hành nghề hướng dẫn du lịch tại khu du lịch, điểm du lịch của các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc. Do đó, các thí sinh đều có thực tế hoạt...

VPUB – Điều chỉnh thời gian tổ chức Lễ Chào cờ đặc biệt và Lễ hội Khinh khí cầu năm 2024

VPUB - Điều chỉnh thời gian tổ chức Lễ Chào cờ đặc biệt và Lễ hội Khinh khí cầu năm 2024 Dienbien.gov.vn - Vừa qua, UBND tỉnh Điện Biên đã có Công văn về việc điều chỉnh thời gian tổ chức Lễ Chào cờ đặc biệt và Lễ hội Khinh khí cầu năm 2024. Theo đó, Lễ Chào cờ đặc biệt “Tự hào Việt Nam - Điện Biên Phủ” và Lễ hội Khinh khí cầu năm 2024 “Bay lên Việt...

VPUB – Khai mạc Du lịch mùa nước nổi trên sông Đà năm 2024 – 2025

VPUB - Khai mạc Du lịch mùa nước nổi trên sông Đà năm 2024 – 2025 Dienbien.gov.vn - Sáng 26/10, tại Bến thuyền Cơ khí, thị xã Mường Lay, UBND thị xã Mường Lay đã tổ chức Lễ khai mạc Du lịch mùa nước nổi trên sông Đà năm 2024 - 2025. Dự lễ khai mạc có các đồng chí: Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch...

Mường Chiên phát triển du lịch

Cọn nước phục vụ du lịch tại bản Bon, xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai. Mường Chiên cách trung tâm huyện Quỳnh Nhai 40 km, từ trung tâm huyện du khách có thể di chuyển bằng thuyền trên lòng hồ hoặc đi đường bộ để đến xã. Hiện nay, xã có 3...

Khám phá Mường Lay mùa nước nổi

Đã nhiều lần đến TX. Mường Lay, nhưng lần này, chị Vũ Thị Hồng, xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) có thêm nhiều bất ngờ và thích thú với sắc màu văn hóa nơi đây. Chị Hồng cho biết: Dạo quanh các tuyến đường tại trung tâm thị xã, ngắm nhìn...

Khai mạc Tuần Văn hóa, thể thao và du lịch huyện Tủa Chùa năm 2024

Phát biểu khai mạc Tuần Văn hóa, thể thao và du lịch huyện năm 2024, Chủ tịch UBND huyện Tủa Chùa Lường Tuấn Anh nhấn mạnh: Tủa Chùa là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch văn hóa, sinh thái như mô hình du lịch cộng đồng, văn...

VPUB – Gần 400 vận động viên tranh tài tại giải Karate quốc gia lần thứ 33, năm 2024

VPUB - Gần 400 vận động viên tranh tài tại giải Karate quốc gia lần thứ 33, năm 2024 Dienbien.gov.vn - Sáng ngày 18/10, tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên phối hợp với Cục Thể dục Thể thao tổ chức khai mạc giải vô địch Karate quốc gia lần thứ 33 năm 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Vừ A Bằng - Tỉnh ủy viên,...

Tủa Chùa – Một vòng mùa thu

Bài 1: Từ hoàng hôn đến bình minh Hiếm có nơi nào cảnh sắc đa dạng như huyện Tủa Chùa, với 3/4 diện tích là núi đá tai mèo. Nhưng bằng sự chăm chỉ, khéo léo sáng tạo, cao nguyên đá Tủa Chùa không chỉ là màu xám của đá mà được...

Tin nổi bật

Tin mới nhất