Powered by Techcity

Xây dựng nông thôn mới không nên “ép chỉ tiêu”

Triển khai các dự án phát triển sản xuất tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân là giải pháp góp phần hoàn thành các tiêu chí NTM. Trong ảnh: Xã Quài Nưa (huyện Tuần Giáo) ra quân trồng cây mắc ca năm 2023.

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình MTQG Xây dựng NTM, đến nay tỉnh Ðiện Biên đã có 21/115 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Theo Kế hoạch số 1986/KH-UBND ngày 29/6/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình MTQG Xây dựng NTM đến năm 2025, mục tiêu đến hết năm 2025 toàn tỉnh có 32 xã đạt chuẩn NTM. Như vậy, giai đoạn 2023 – 2025, toàn tỉnh phải có thêm 11 xã đạt chuẩn NTM và 100% xã đạt chuẩn phải giữ được chuẩn NTM. Dự kiến các xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2023 – 2025 gồm: Mường Pồn, Mường Nhà, Phu Luông (huyện Ðiện Biên); Sa Lông (huyện Mường Chà); Mường Báng (huyện Tủa Chùa); Ẳng Cang (huyện Mường Ảng); Mường Luân (huyện Ðiện Biên Ðông); Quài Tở, Quài Cang, Quài Nưa (huyện Tuần Giáo) và Pá Khoang (TP. Ðiện Biên Phủ). Ðây thực sự là một nhiệm vụ rất khó khăn đối với một tỉnh miền núi như Ðiện Biên. Bởi vì hơn 10 năm qua, tất cả các xã thuận lợi đều đã được các huyện, thị xã, thành phố dồn lực xây dựng đạt chuẩn NTM. Giai đoạn 2023 – 2025 phần lớn là những xã khó khăn. Trong khi đó, chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng NTM ngày càng nâng cao là thách thức lớn.

Xã Mường Luân là xã điểm xây dựng NTM của huyện Ðiện Biên Ðông từ thời điểm bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình MTQG Xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh. Sau hơn 10 năm thực hiện, xã Mường Luân mới hoàn thành được 17/19 tiêu chí NTM. Hiện nay xã còn 2 tiêu chí chưa hoàn thành gồm: Thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo đa chiều. Ðến nay, mức thu nhập bình quân của xã đạt trên 19 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều là 24%. Trong khi đó, theo bộ tiêu chí về xã NTM đến hết năm 2025, tiêu chí thu nhập phải đạt trên 48 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều đạt dưới 13%. Như vậy, trong 2 năm tới, xã Mường Luân phải phấn đấu tăng thêm 25 triệu đồng/người/năm và phải giảm tỷ lệ hộ nghèo thêm hơn 11% mới đạt chuẩn NTM. Căn cứ điều kiện, nguồn lực hiện tại, để xã Mường Luân “về đích” NTM theo kế hoạch của tỉnh là rất khó.

Chính vì những khó khăn đặc thù đó, huyện Ðiện Biên Ðông đã nhiều lần đề nghị UBND tỉnh lùi thời điểm đạt chuẩn NTM của xã Mường Luân. Tại các cuộc họp UBND tỉnh về nội dung NTM, ông Bùi Ngọc La, Chủ tịch UBND huyện Ðiện Biên Ðông kiến nghị: Ðến hết năm 2025, xã Mường Luân đạt chuẩn NTM là điều gần như không thể. Nếu dồn mọi nguồn lực để hoàn thành kế hoạch, đưa Mường Luân đạt chuẩn NTM thì cũng không bền vững. Bởi vì thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo thực tế so với bộ tiêu chí NTM có khoảng cách quá lớn. Trong khi đó, các tiêu chí “tĩnh” như: Ðường giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa… ngày càng xuống cấp, không có kinh phí nâng cấp, sửa chữa. Do đó thay vì dồn lực đưa Mường Luân về đích, huyện Ðiện Biên Ðông lựa chọn xây dựng các xã: Phì Nhừ, Noong U, Chiềng Sơ được công nhận cơ bản đạt chuẩn.

Tương tự, là xã điểm xây dựng NTM của huyện Tủa Chùa, sau 10 năm xây dựng xã Mường Báng đã được UBND tỉnh công nhận cơ bản đạt chuẩn NTM. Giai đoạn 2021 – 2025, xã Mường Báng thuộc 11 xã dự kiến về đích NTM theo kế hoạch của tỉnh. Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thị trấn Tủa Chùa, một số thôn, bản thuận lợi của xã Mường Báng đã sáp nhập vào thị trấn kéo theo xã Mường Báng bị tụt tiêu chí NTM. Ðến hết năm 2022, xã Mường Báng mới đạt 14/19 tiêu chí NTM. Trong vòng 2 năm (2023 – 2025), xã Mường Báng phải hoàn thành 5 tiêu chí còn lại (trong đó có 2 tiêu chí rất khó là thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo đa chiều) là rất khó khăn.

Những thách thức của huyện Ðiện Biên Ðông, Tủa Chùa nêu trên cũng là khó khăn chung của nhiều huyện khác. Ðến hết năm 2022, toàn tỉnh có 21 xã được công nhận đạt chuẩn NTM song một số xã trong tình trạng “chín ép” với nhiều chỉ tiêu còn non hoặc đăng kí “nợ” tiêu chí. Ðến nay, có rất ít xã hoàn thành việc nâng cao chất lượng và trả nợ các tiêu chí NTM. Nợ tiêu chí cũ chưa trả được trong khi quy định mức tiêu chí mới ngày càng tăng khiến các xã NTM “hụt hơi”. Qua các đợt rà soát, áp dụng bộ tiêu chí mới, nhiều xã NTM đã bị rớt chuẩn một số tiêu chí đã được công nhận.

Thông tin từ Văn phòng Ðiều phối NTM tỉnh, sau khi yêu cầu các xã đạt chuẩn và xã cơ bản đạt chuẩn NTM rà soát lại các tiêu chí theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021 – 2025, hầu hết các xã đều bị giảm tiêu chí, chỉ tiêu thành phần so với thời điểm công nhận NTM. Ðiển hình, trên địa bàn huyện Ðiện Biên có 12 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM thì 100% đều bị rớt từ 1 – 3 tiêu chí. Các tiêu chí bị rớt chủ yếu là: Hộ nghèo, thu nhập, lao động, quy hoạch. Theo thống kê, hết năm 2022 toàn tỉnh còn 90/115 xã đạt tiêu chí số 11 về lao động, giảm 25 xã so với năm 2021; 69/115 xã đạt tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, giảm 6 xã…

Xây dựng NTM có điểm đầu, không có điểm kết thúc do đó việc nâng cao chất lượng tiêu chí NTM thể hiện sự phát triển của Chương trình. Ðiều này đòi hỏi quá trình xây dựng NTM phải liên tục, không được ngơi nghỉ, vì cuộc sống của người dân ngày càng tốt đẹp, nông thôn ngày một khang trang. Mỗi giai đoạn, Trung ương đều giao mục tiêu, chỉ tiêu cho tỉnh; theo phân cấp tỉnh giao mục tiêu, chỉ tiêu cho chính quyền cấp huyện để triển khai thực hiện. Song mỗi mục tiêu, chỉ tiêu đề ra cần sát với hiện trạng, khả năng thực hiện của mỗi xã, mỗi địa phương. Ðồng thời các địa phương phải chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện một cách khoa học, bài bản; cấp ủy, chính quyền các địa phương cần nhận thức đầy đủ, rõ ràng để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Ðặc biệt cần xóa bỏ bệnh thành tích, tư tưởng bằng lòng, thỏa mãn. Ðối với các tiêu chí khó và thường xuyên biến động như: Thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo, cần xây dựng kế hoạch thực hiện đồng bộ các giải pháp để hoàn thành tiêu chí mang tính bền vững như: Triển khai hiệu quả các chương trình MTQG; các dự án phát triển kinh tế – xã hội; phát triển các sản phẩm OCOP, nông sản đặc sản địa phương để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nguồn

Cùng chủ đề

“Cú hích” cho Điện Biên bứt phá

70 năm sau Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, tỉnh Điện Biên ngày càng phát triển, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng từng bước đồng bộ, khang trang, hiện đại, đời sống người dân cải thiện rõ rệt cả về...

Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc

Tháng 10 vừa qua, nhà văn hóa bản Liếng, xã Noong Luống, huyện Ðiện Biên tối nào cũng sáng đèn. Bởi ở đây có lớp học truyền dạy chữ viết dân tộc Thái cổ. Lớp chỉ học vào buổi tối, không kiểm tra, không chấm điểm, học viên đa dạng...

Hỗ trợ người nghèo vượt khó vươn lên

Xác định rõ việc chăm lo cho người nghèo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cấp ủy, chính quyền các cấp đã triển khai nhiều chương trình, mục tiêu cụ thể, thiết thực nhằm giúp các hộ nghèo, như: Chính sách về giáo dục, y tế, chăm...

Cùng tác giả

Vàng rơi vào thế giằng co

Giá vàng hôm nay 27/11/2024 Tại thời điểm khảo sát lúc 4h30 ngày 27/11/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 84,6 – 86,6 triệu đồng/lượng mua vào – bán ra, giảm 400.00 đồng/lượng so với sáng qua. Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI niêm yết ở mức 82,3 triệu đồng/lượng mua vào và 84,4 triệu đồng/lượng bán ra. Giá...

Liệu giá vàng có ngừng đà giảm sâu?

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu...

Nông dân Điện Biên chăm vụ rau tết

Hàng năm, từ đầu tháng 10 âm lịch, người dân vùng lòng chảo Mường Thanh bắt đầu xuống giống những loại rau màu dài ngày và cuối tháng 11 âm lịch sẽ gieo trồng những loại rau ngắn ngày (thời gian sinh trưởng từ 30 - 45 ngày). Tuy nhiên, so...

VPUB – Tổng kết công tác quốc phòng, quân sự địa phương năm 2024

Dienbien.gov.vn - Chiều 25/11, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quốc phòng - quân sự địa phương năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Đồng chí Lò Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đồng chí Lò Văn Phương - Chủ tịch HĐND tỉnh.Đại tá Nguyễn Ngọc Ngân, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 2 tặng danh hiệu “Cờ xuất sắc toàn diện”...

Mạnh Trường: “Ngoài đời, tôi kém xa vợ về ngoại hình”

Thoát khỏi hình tượng “soái ca” thường thấy, Mạnh Trường tái xuất màn ảnh nhỏ với diện mạo anh bộ đội cụ Hồ cứu dân giữa cơn bão lũ trong Không thời gian. Phim lên sóng giờ vàng VTV, NSƯT Nguyễn Danh Dũng làm đạo diễn.  Dịp này, nam diễn viên chia sẻ nhiều hơn về vai diễn, phản hồi trước bình luận của khán giả thời gian qua cho rằng, anh không hợp để làm “soái ca”, “nam chính ngôn tình” trên...

Cùng chuyên mục

Nông dân Điện Biên chăm vụ rau tết

Hàng năm, từ đầu tháng 10 âm lịch, người dân vùng lòng chảo Mường Thanh bắt đầu xuống giống những loại rau màu dài ngày và cuối tháng 11 âm lịch sẽ gieo trồng những loại rau ngắn ngày (thời gian sinh trưởng từ 30 - 45 ngày). Tuy nhiên, so...

Lời giải nào cho bài toán phát triển dong riềng bền vững?

“Nóng” cùng dong riềng Tháng 10 bắt đầu vào mùa thu hoạch dong riềng. Đây cũng là thời điểm những xã trọng điểm trồng dong riềng của TP. Điện Biên Phủ lại “nóng” lên bởi tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất. Với phương châm “không đánh đổi...

Thảo luận về dự án xây dựng cầu địa phương và quản lý tài sản đường bộ

Theo báo cáo của UBND tỉnh Điện Biên, trong giai đoạn 2016 - 2021, hợp phần cầu - Dự án đầu tư xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản địa phương (LRAMP) vay vốn WB đã triển khai và hoàn thành đưa vào khai sử dụng 72 công...

Diễn đàn thúc đẩy phát triển đại gia súc bền vững gắn với tiêu thụ

Điện Biên TV - Ngày 15/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề: “Các giải pháp phát triển chăn nuôi đại gia súc bền vững gắn với tiêu thụ sản phẩm”. Hiện nay, Điện Biên nằm trong top 10 tỉnh có số lượng đàn trâu và dê lớn nhất cả nước, nổi bật với chất lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, hình thức chăn nuôi vẫn còn...

Điện về sáng bản vùng cao

Ông Định Quang Bạo, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Điện Biên Đông cho biết: Triển khai thực hiện nghị quyết xóa bản trắng về điện lưới quốc gia, tính đến thời điểm hiện tại đã kéo điện, cung cấp điện lưới cho 24 bản trên địa bàn huyện....

Hội thảo hướng tới đô thị tích hợp và có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu

Điện Biên TV - Sáng 23/11, Cơ quan phát triển Pháp tại Việt Nam, Phái đoàn Liên minh châu âu tại Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Hội thảo hướng tới đô thị tích hợp và có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho các tỉnh thành phố khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam. Đại biểu tham dự hội thảo. Dự Hội thảo có Ngài Julien Guerrier,...

Truyền thông chi trả môi trường rừng trong trường học

Những ngày trung tuần tháng 11 vừa qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tổ chức trao 1.000 áo ấm tặng 1.000 học sinh tại 3 trường thuộc địa bàn 2 huyện: Mường Chà và Mường Ảng. Cụ thể, huyện Mường Chà có 861 học sinh ở 2 trường:...

Nhiều cây trồng vụ đông chậm tiến độ gieo trồng

Vụ đông năm nay, toàn tỉnh dự kiến gieo trồng gần 1.850ha cây trồng các loại, với tổng sản lượng dự kiến đạt hơn 27.500 tấn. Trong đó rau đậu các loại chiếm diện tích lớn nhất (1.327ha); cây ngô lấy hạt (hơn 317,6ha); khoai lang (135ha); cây lạc (43ha); đậu...

Sớm tháo gỡ khó khăn các dự án điện

Dự án khó khăn Được khởi công xây dựng từ tháng 11/2022, Dự án Thủy điện Nậm Núa 2, xã Pa Thơm (huyện Điện Biên) có tổng mức đầu tư 281 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Đầu tư Tài nguyên và Năng lượng Điện Biên làm chủ đầu tư. Nhà...

Nghịch lý giá trâu, bò… từ chuồng ra chợ

Theo ghi nhận của phóng viên, trước tháng 11/2021, giá bò hơi đang ở mức 110.000 - 120.000 đồng/kg nhưng từ cuối năm 2021, giá bò hơi đã giảm xuống 90.000 đồng rồi 80.000 đồng và đến thời điểm hiện tại chỉ còn 60.000 - 70.000 đồng/kg. Giá bò hơi hiện...

Tin nổi bật

Tin mới nhất