Powered by Techcity

Xây dựng, hoàn thiện thể chế văn hóa

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Bộ VHTTDL.

Tổng rà soát, quyết tâm xây dựng, hoàn thiện thể chế về văn hóa

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, chúng ta đã tạo dựng được nền văn hóa Việt Nam vô cùng độc đáo, đặc sắc, đa dạng và phong phú mang cốt cách, tâm hồn dân tộc, đó chính là “tấm giấy thông hành”, là “căn cước” để Việt Nam tự tin hội nhập cùng thế giới. Trong thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập và phát triển toàn diện, để hiện thực hóa những chủ trương, chính sách về phát triển văn hóa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII cũng như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, nửa nhiệm kỳ qua, toàn ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã nỗ lực tập trung triển khai xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách, tạo hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, góp phần tháo gỡ những điểm nghẽn và khơi thông nguồn lực, tạo nên bước ngoặt đột phá để văn hóa thực sự trở thành một trong những trụ cột, “là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”.

Đánh giá về thực trạng xây dựng thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hoá những năm trước Đại hội XIII, nhiều chuyên gia đều khẳng định: Công tác xây dựng thể chế, ban hành chính sách và bảo đảm nguồn lực cho phát triển văn hóa còn tồn tại nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc. Thể chế, chính sách, pháp luật về văn hóa còn chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu phát triển, một số quy định còn bất cập, chồng chéo, thiếu đồng bộ, hiệu quả thấp. Một số lĩnh vực còn thiếu văn bản pháp luật điều chỉnh. Khâu tổ chức thực thi pháp luật vẫn còn là khâu không yếu thì cũng chưa mạnh. Thể chế về tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực văn hoá chậm được hoàn thiện. Việc sắp xếp, đổi mới các đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực văn hóa còn máy móc, chưa phù hợp. Chính sách cho bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống chưa bao quát được toàn bộ các di sản, giá trị văn hoá dân tộc. Chính sách cho công nghiệp văn hoá chậm được ban hành, thị trường, sản phẩm và dịch vụ văn hoá còn manh mún. Cơ chế chính sách xây dựng văn hoá trong kinh tế, kinh tế trong văn hoá; huy động, quản lý các nguồn lực cho văn hoá chưa cụ thể, chưa thực sự tạo nhiều ưu đãi hiệu quả để huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển văn hoá; chưa khắc phục được tâm lý còn trông chờ, ỷ lại vào ngân sách nhà nước…..

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ, một trong các nguyên nhân chính của những hạn chế, tồn tại, bất cập, yếu kém trên lĩnh vực văn hóa là “việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện đường lối văn hóa của Đảng còn thiếu đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả”. Tổng Bí thư yêu cầu “sớm khắc phục tình trạng chậm thể chế hóa đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng thành luật pháp và các chính sách cụ thể, khả thi về phát triển văn hoá, xây dựng con người”, “phát huy tối đa các nguồn lực từ Nhà nước và xã hội, từ trong nước và nước ngoài để phát triển văn hoá”.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đã cho thấy, việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách để tháo gỡ những “điểm nghẽn” khơi thông các nguồn lực cho phát triển văn hoá là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách hàng đầu không chỉ nhằm khẳng định vị thế, định vị lại vai trò, chức năng của ngành VHTTDL mà còn nhằm tạo ra sinh lực mới, khí thế mới cho sự nghiệp xây dựng, chấn hưng văn hóa nói riêng và phát triển đất nước nói chung.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng báo cáo những kết quả đạt được sau nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định: Phát triển toàn diện con người; xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát triển văn hoá thực sự trở thành sức mạnh nội sinh và động lực cho phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Một trong các đột phá chiến lược trong giai đoạn tới là phải hoàn thiện thể chế, chính sách, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam, tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Xác định được tầm quan trọng và tính cấp bách của việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách trong lĩnh vực văn hóa, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng cùng với toàn ngành đã sớm xác định lại chức năng nhiệm vụ, kịp thời đổi mới tư duy, cách thức tiếp cận “từ làm văn hóa sang quản lý nhà nước về văn hóa”. Toàn ngành cũng đã xác định chủ đề công tác năm 2021- năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII là “Năm xây dựng thể chế, chính sách”. Để tạo ra một sức bật mới, một quyết tâm chính trị cao để toàn ngành tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong lĩnh vực này, một cuộc tổng rà soát trong các lĩnh vực, các đơn vị thuộc Bộ được phát động và triển khai. Tất cả những bất cập trong từng lĩnh vực, từng đơn vị kéo dài nhiều năm đã được đưa ra trong các hội nghị, buổi làm việc do lãnh đạo Bộ chủ trì. Những điểm nghẽn cố hữu cản trở sự phát triển của văn hóa đã được “mổ xẻ” và đưa lên “bàn cân” phân tích tìm giải pháp… Và, một trong những giải pháp mấu chốt để tháo gỡ những điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực cho văn hóa phát triển đã được Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng khẳng định đó chính là nằm ở vấn đề thể chế, chính sách. Vì vậy, cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, từ đó chủ động rà soát, đề xuất tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ để ban hành chủ trương, các văn bản quy phạm pháp luật nhằm làm tốt hơn nữa nhiệm vụ quản lý nhà nước là nhiệm vụ được ưu tiên đặt lên hàng đầu của toàn ngành Văn hóa trong năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Có thể nói đây là sự nhạy bén mang tầm chiến lược của người đứng đầu ngành VHTTDL. Việc thay đổi tư duy từ làm văn hóa sang quản lý nhà nước về văn hóa bằng công cụ pháp luật đã tạo ra được những đột phá, những “cú hích” mạnh mẽ cho văn hóa phát triển. Mặc dù vẫn ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng cả ba lĩnh vực của Bộ đều đã để lại những dấu ấn, những sự kiện, những số liệu biết nói cho thấy sự chuyển biến tích cực so với năm 2020.

Chia sẻ về vấn đề này, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng cho biết: Hoàn thiện thể chế, chính sách, khơi thông các nguồn lực để phát triển văn hóa chính là một trong những giải pháp quan trọng, đóng góp vào việc chấn hưng và phát triển văn hóa. Qua đó, cụ thể hóa, hiện thực hóa mục tiêu chấn hưng, phát triển văn hóa theo đường lối, chủ trương của Đảng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc về văn hóa năm 2021. Trong năm 2021, Bộ đã phối hợp với các ban, ngành liên quan tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức thành công Hội nghị Văn hóa toàn quốc để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; báo cáo Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi), Luật Sở hữu trí tuệ (phần quyền tác giả, quyền liên quan); hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)… Bên cạnh đó, Bộ cũng đã chủ động phối hợp với một số bộ, ngành Trung ương để ký kết các chương trình trong 5 năm tới, trong đó có những chương trình mang dấu ấn như: Chương trình phối hợp hành động với Ban Tuyên giáo Trung ương, với Ủy ban Dân tộc, với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam…

Cũng trong năm 2021, toàn ngành đã nỗ lực để vượt qua khó khăn, chuyển đổi hoạt động theo chủ trương thích ứng an toàn, phòng, chống dịch hiệu quả và phục hồi phát triển kinh tế-xã hội. Cụ thể, Bộ đã tập trung chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật thực hiện tốt những cách làm mới mới chưa có tiền lệ như nhà hát online, nhà hát truyền hình, các chương trình livestream trực tiếp hình ảnh của những nghệ sỹ đi vào tâm dịch, mang lời ca, tiếng hát để phục vụ đồng bào, đồng chí, lực lượng ở tuyến đầu. Hoạt động này tạo ra một hiệu ứng “vaccine tinh thần” để cổ vũ, động viên nhân dân vượt qua khó khăn. Qua đó, các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của toàn dân tộc tiếp tục được phát huy mạnh mẽ, sự đoàn kết, gắn bó, yêu thương, chia sẻ được nhân rộng, tạo thành sức mạnh mềm của văn hóa.

Văn hóa chỉ có thể phát huy hiệu quả khi đầu tư cho văn hóa phải thực sự được chú trọng thông qua các chiến lược, chương trình và lộ trình phù hợp. Đây chính là động lực, là cơ sở để toàn ngành tập trung triển khai, xây dựng, hoàn thiện khung khổ chính sách văn hóa nhằm tạo môi trường vận hành tốt nhất cho văn hóa. Cũng từ đây, “cánh cửa” về thể chế, chính sách tạo đột phá cho phát triển văn hóa đã mở rộng; thúc đẩy sự quan tâm, đầu tư xứng tầm cho văn hóa.

Việc đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách và các lĩnh vực của VHTTDL đều có những khởi sắc.

Nỗ lực đổi mới, tạo “cú hích” cho văn hóa phát triển

Ngay sau khi xác định được nhiệm vụ then chốt, toàn ngành VHTTDL bắt tay ngay vào hành động với quyết tâm cao. Bên cạnh việc rà soát các “điểm nghẽn”, để hoàn thiện thể chế, Bộ đã tham mưu, phối hợp tổ chức các sự kiện lớn về văn hóa để đề ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để văn hóa phát triển như: Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, Chuỗi sự kiện kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hoá Việt Nam, Hội thảo Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới…

Đặc biệt, Bộ VHTTDL đã trình Chính phủ phê duyệt Chiến lược Văn hóa đến năm 2030 với những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện. Bộ cũng đã ban hành Chương trình hành động phát triển Du lịch giai đoạn 2021-2025, tham mưu để ban hành Chiến lược phát triển TDTT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050…. Từ đầu nhiệm kỳ 2021 – 2025 đến nay, Bộ VHTTDL đã xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành, thông qua: 02 dự án Luật, phối hợp trình 01 dự án Luật; 09 Nghị định của Chính phủ; 10 Quyết định, 02 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; ban hành theo thẩm quyền 40 Thông tư.

Trong đó đáng chú ý là năm 2021 lần đầu tiên dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Đây là dự án Luật có ý nghĩa quan trọng giúp phát triển công nghiệp văn hóa của đất nước trong giai đoạn tới với quan điểm nhìn nhận mới trên cả hai phương diện là nghệ thuật và kinh tế.

Với phương châm “không tô hồng” nhưng cũng “không bôi đen” thực trạng và tinh thần “nhìn lại để tiến xa hơn”, trong năm 2021, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cùng lãnh đạo Bộ VHTTDL cũng đã nhiều lần chủ trì các hội nghị, hội thảo, cuộc làm việc nhằm tham vấn các chuyên gia trong lĩnh vực Du lịch để từ đó có cách nhìn đúng đắn, toàn diện nhằm tham mưu cho Chính phủ ban hành những cơ chế, chính sách hỗ trợ giúp ngành Du lịch có điều kiện phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Nhờ đó, ngay sau khi Chính phủ có Nghị quyết 128 về việc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, được sự cho phép của Chính phủ, tháng 11/2021, ngành Du lịch đã mạnh dạn thí điểm đón khách quốc tế có “hộ chiếu vắc xin”, tạo điều kiện để du lịch được hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch.

Đặc biệt, với sự tham mưu tích cực của Bộ VHTTDL, tháng 12/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết thống nhất về sự cần thiết và mục đích xây dựng Đề nghị xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng về bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa; tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất; đẩy mạnh phân công, phân cấp và xã hội hóa công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển, giữa các vấn đề liên quan tới quyền văn hóa, quyền con người vì mục tiêu phát triển bền vững….

Xây dựng, hoàn thiện thể chế để tạo điều kiện cho văn hóa phát triển.

Tại buổi làm việc với Bộ VHTTDL vào tháng 3 năm 2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận và đánh giá cao công tác xây dựng thể chế. Chủ tịch Quốc hội khẳng định: “Bộ VHTTDL có nhiều nỗ lực, đổi mới cách thức tiếp cận và tư duy quản lý, triển khai thực hiện nhiệm vụ với tinh thần chủ động, nghiêm túc, quyết liệt, linh hoạt, nhất là chuyển tư duy từ làm văn hóa sang quản lý nhà nước về văn hóa, chú trọng công tác xây dựng pháp luật”.

Nhìn lại nửa nhiệm kỳ qua, nhờ quyết tâm và nỗ lực không ngừng trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách mà văn hóa đã được khơi thông. Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề do COVID-19 nhưng chưa bao giờ bức tranh về văn hóa lại rực rỡ sắc màu, đi vào chiều sâu và phong phú như những năm gần đây. Khung khổ pháp lý cho hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch được rà soát tổng thể, từng bước hoàn thiện. Nguồn lực đầu tư cho văn hóa từng bước được quan tâm, theo hướng chăm lo cho văn hóa. Các công trình và chương trình văn hóa, nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị, nhu cầu của nhân dân được tổ chức thực hiện bài bản, có trọng tâm, trọng điểm, dưới nhiều hình thức phong phú. Công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa được quan tâm. Công tác thông tin đối ngoại, ngoại giao văn hóa được tăng cường hiệu quả, góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam với bạn bè thế giới….

Để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần xã hội là mục tiêu, động lực phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về văn hóa phải được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, để thể chế về văn hóa được tiến hành đồng bộ, kịp thời, đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa trong giai đoạn hiện nay, chắc chắn phía trước còn rất nhiều việc phải làm. Trong đó, có lẽ quan trọng nhất vẫn là phát huy được tinh thần đoàn kết, sáng tạo “Quyết liệt hành động – Khát vọng cống hiến” của tập thể cán bộ lãnh đạo toàn ngành VHTTDL. Có như vậy, chúng ta mới có cơ sở để tin tưởng và chờ đợi vào sự khởi sắc cũng như những kết quả đột phá từ công cuộc chấn hưng văn hóa, xây dựng “sức mạnh mềm” sức mạnh nội sinh để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Nguồn

Cùng chủ đề

Điện Biên trên đà hội nhập

Đồn Biên phòng A Pa Chải quản lý, bảo vệ đường biên giới dài 38,281km với 16 mốc quốc giới, trên hai tuyến biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Trung Quốc. Thực hiện công tác đối ngoại biên phòng, riêng năm 2023, Đồn Biên phòng A...

Cùng tác giả

Vàng lại vượt ngưỡng 2.700 USD

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu...

Sớm ban hành chế tài xử lý các đơn vị vi phạm trong việc đóng Bảo hiểm xã hội

Điện Biên TV - Chiều 20/11, đồng chí Trần Quốc Cường, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ đã chủ trì cuộc họp nghe Ban cán sự Đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bảo hiểm xã hội tỉnh báo cáo tình hình thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh. Bí thư Tỉnh uỷ Trần Quốc Cường phát biểu kết luận cuộc họp. Tại cuộc họp, đồng...

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Nậm Pồ

Điện Biên TV - Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026, sáng 21/11, Tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại huyện Nậm Pồ đã tiến hành tiếp xúc cử tri xã Vàng Đán. Cử tri xã Vàng Đán kiến nghị với Tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại huyện Nậm Pồ. Tại buổi tiếp xúc, đại biểu HĐND tỉnh thông tin tới cử tri xã Vàng...

16/16 nhóm chỉ tiêu kinh tế – xã hội đều đạt và vượt mục tiêu nghị quyết

Điện Biên TV - Sáng 21/11, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Lò Văn Phương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã chủ trì phiên họp thứ 3 của Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh...

VPUB – Khai mạc Ngày hội tư vấn việc làm, học nghề tỉnh Điện Biên năm 2024

Dienbien.gov.vn – Sáng 22/11, Sở lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội tư vấn việc làm, học nghề tỉnh Điện Biên năm 2024. Tham dự Ngày hội có đồng chí Vừ A Bằng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành tỉnh. Các đại biểu tham dự ngày hội Ngày hội thu hút sự tham gia của 20 đơn vị, doanh nghiệp đến từ các...

Cùng chuyên mục

Na Sang giữ nghề dệt vải truyền thống

Với gần 200 hộ đồng bào dân tộc Lào sinh sống, trước đây, người Lào Na Sang chỉ dệt trang phục cho bản thân hoặc gia đình sử dụng. Vài năm trở lại đây, nhận thấy nghề dệt không chỉ là bản sắc mà còn mang lại nguồn thu nhập ổn...

Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh

Nhằm giúp học sinh có sự hiểu biết về lịch sử của dân tộc, Trường THCS thị trấn (huyện Tủa Chùa) thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh. Bên cạnh việc lồng ghép giáo dục truyền thống yêu nước trong các tiết học...

Điện Biên vui hội kết đoàn

Rộn ràng ngày hội toàn dân Trung tuần tháng 11, không khí ở bản Lọng Luông 1, 2, xã Mường Phăng (TP. Điện Biên Phủ) rộn ràng, náo nhiệt hơn hẳn mọi năm, bởi năm nay, bản được chọn là nơi tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc...

Tinh hoa văn hóa ẩm thực 3 miền hội tụ

Điện Biên TV - Sáng 16/11, tại Quảng trường 7/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên đã tổ chức: Hội thi Đầu bếp vàng Tây Bắc năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Liên hoan Ẩm thực toàn quốc thuộc Chương trình Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Tham dự Lễ khai mạc có đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Ban tổ chức trao...

70 gian hàng tham gia Liên hoan ẩm thực toàn quốc tại Điện Biên

Liên hoan ẩm thực toàn quốc tại Điện Biên năm 2024 được sự hưởng ứng, tham dự nhiệt tình của các địa phương, khách sạn, nhà hàng đại diện của 3 miền Bắc - Trung - Nam. Liên hoan diễn ra từ ngày 14 - 17/11 với 70 gian hàng ẩm thực,...

Sôi nổi trổ tài đầu bếp vàng Tây Bắc

Tham gia hội thi có 10 đội, mỗi đội 3 thành viên. Các đội thi đến từ các tỉnh, thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Lai Châu, Lào Cai và Điện Biên. Nội dung thi gồm 2 phần: Chế biến các món ăn từ nguyên liệu có sẵn do Ban Tổ...

10 đội tham gia Hội thi Đầu bếp vàng Tây Bắc năm 2024

Điện Biên TV - Sáng 16/11, tại Quảng trường 7/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức Hội thi Đầu bếp vàng Tây Bắc năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Liên hoan Ẩm thực toàn quốc thuộc Chương trình Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Tham dự lễ khai mạc có đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Ban tổ chức trao...

60 gian hàng tham gia Liên hoan ẩm thực toàn quốc tại Điện Biên

Liên hoan ẩm thực toàn quốc tại Điện Biên năm 2024 được sự hưởng ứng, tham dự nhiệt tình của các địa phương, khách sạn, nhà hàng đại diện của 3 miền Bắc - Trung - Nam. Liên hoan diễn ra từ ngày 14 - 17/11 với 60 gian hàng ẩm...

Trưng bày ảnh sắc màu văn hóa các dân tộc Điện Biên

Đến với triển lãm, đại biểu, du khách và người dân được tham quan 128 bức ảnh thể hiện sắc màu văn hóa đa dạng của các dân tộc tỉnh Điện Biên. Triển lãm chia thành 3 phần. Phần I gồm những bức ảnh giới thiệu chung về cộng đồng các...

Liên hoan Ẩm thực toàn quốc tại Điện Biên đã sẵn sàng

Điện Biên TV - Liên hoan Ẩm thực toàn quốc là sự kiện nổi bật trong chuỗi hoạt động của Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên 2024. Sự kiện này tạo nên một không gian đặc sắc, nơi hội tụ tinh hoa ẩm thực từ ba miền Bắc, Trung, Nam. Hiện tại, các đơn vị và địa phương tham gia đang khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm ẩm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất