Powered by Techcity

UBTVQH cho ý kiến về giám sát chuyên đề đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên họp giám sát chuyên đề – Ảnh: VGP/QH

Dự phiên họp có Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, đại diện các bộ, ngành liên quan, các thành viên Đoàn giám sát, các đại biểu Quốc hội, các lãnh đạo cơ quan hữu quan.

Phát biểu điều hành phiên họp giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các đại biểu tập trung cho ý kiến về đánh giá kết quả đạt được trong triển khai Nghị quyết 88 và Nghị quyết 51 của Quốc hội, trong đó tập trung vào việc ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện; tiến độ, chất lượng xây dựng, ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới, mức độ đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu của Nghị quyết 88; tiến độ, chất lượng biên soạn sách giáo khoa theo Chương trình mới; về giá và chi phí phát hành (chiết khấu) sách giáo khoa; việc biên soạn một bộ sách giáo khoa của Nhà nước; về chuẩn bị các điều kiện bảo đảm về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Báo cáo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội đã được Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố và nhất là Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành giáo dục và toàn thể đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục phổ thông tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao, tạo chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng, đáng ghi nhận.

Việc thể chế hóa chủ trương của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông đã được Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành nghiêm túc thực hiện. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện đã được ban hành tương đối toàn diện, bao quát những vấn đề cốt lõi, cần thiết nhất theo yêu cầu đổi mới. Nhìn chung, các văn bản được ban hành kịp thời, đúng tiến độ, phù hợp thẩm quyền. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện chưa bảo đảm yêu cầu về tiến độ và chất lượng, chưa phù hợp với quy định và yêu cầu của thực tiễn…

Về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Đoàn giám sát nhận thấy, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng công phu, nghiêm túc, dựa trên cơ sở chính trị, khoa học, lý luận và thực tiễn, có tính kế thừa và phát triển; bám sát mục tiêu, yêu cầu và nội dung đổi mới theo Nghị quyết số 29-NQ/TW và Nghị quyết số 88/2014/QH13. Quy trình xây dựng, thẩm định, phê duyệt, ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được thực hiện đúng quy định, công khai, minh bạch.

UBTVQH cho ý kiến về giám sát chuyên đề đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.

Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và các địa phương đã chủ động chuẩn bị đội ngũ nhà giáo; đề xuất nhiều giải pháp để bổ sung biên chế giáo viên; sửa đổi, hoàn thiện cơ chế tuyển dụng lao động để giải quyết khó khăn về thiếu giáo viên; chủ động, tích cực đào tạo, bồi dưỡng tập huấn đội ngũ giáo viên, nâng chuẩn trình độ đào tạo của nhà giáo theo lộ trình; hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tiếp tục được quan tâm đầu tư; Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, các địa phương đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm kinh phí; ban hành và tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các quy định, hướng dẫn việc phân bổ, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí; bố trí, cân đối nguồn ngân sách và huy động các nguồn lực ngoài Nhà nước để thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội, bảo đảm đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước…

Từ kết quả giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Đoàn giám sát đã đề xuất 3 nhóm giải pháp về thể chế, cơ chế và về tổ chức thực hiện. Cụ thể, nhóm giải pháp về hoàn thiện thể chế, chính sách; nhóm giải pháp về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; nhóm giải pháp về tăng cường các điều kiện bảo đảm triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Phát biểu tại Phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Thường trực Uỷ ban Xã hội đánh giá cao hoạt động tổ chức của Đoàn giám sát công phu, bài bản, khao học, cầu thị. Đoàn đã đi 8 địa phương, tham vấn nhiều hình thức, nhiều chuyên gia, nhà khoa học và các thầy cô, nắm bắt dư luận xã hội, từ khảo sát qua Ban Tuyên giáo Trung ương, qua báo chí, từ đó điều chỉnh nội dung báo cáo, đồng thời huy động sự tham gia của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cũng đánh giá cao Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đã căn cứ vào Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội với mọi tiêu chí cụ thể, hiện đại, tiệm cận với xu thế chung của thế giới là “lấy người học làm trung tâm” và nội dung sách giáo khoa đóng vai trò là học liệu (tức không phải là nguồn kiến thức duy nhất) để tổ chức hoạt động dạy học theo nội dung, yêu cầu cần đạt của Chương trình. Mỗi môn học có nhiều sách giáo khoa và nhiều sách giáo khoa là giải pháp quan trọng để thay đổi mục tiêu dạy học từ truyền thụ kiến thức sang dạy học, phát triển năng lực.

Thường trực Uỷ ban Xã hội đánh giá cao nỗ lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ liên quan, đặc biệt là các thầy cô, các nhà quản lý để thực hiện mục tiêu, giải pháp của Chương trình và đạt được kết quả tích cực: Đỡ tính hình thức trong dạy và học, hướng tới mục tiêu phát triển năng lực; đã đa dạng sách giáo khoa, có nhiều tài liệu tốt để tham khảo, học tập; cơ bản thầy cô, nhà giáo nỗ lực tự học để đáp ứng yêu cầu của chương trình mới; thông qua đợt giám sát, dự thảo Nghị quyết toàn diện và khắc phục được các bất cập trong quá trình thực hiện Chương trình theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội.

Từ đó, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội kiến nghị vẫn kiên định thực hiện mục tiêu trên và vừa làm vừa điều chỉnh. Đồng thời cần có lộ trình cụ thể, phù hợp với đặc thù của từng vùng, miền, đối tượng học sinh và đặc biệt là đối tượng học sinh đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Bên cạnh đó, đồng tình với kiến nghị của Đoàn giám sát là Nhà nước quan tâm đầu tư kinh phí và xây dựng Luật Nhà giáo để tạo điều kiện cho giáo viên và nhà quản lý yên tâm cống hiến, đẩy mạnh xã hội hóa trong mọi khâu để có thêm nguồn lực và sự đồng thuận của xã hội. Ngoài ra, cần làm tốt công tác tuyên truyền, công tác truyền thông về kết quả đã có và giải pháp sắp tới cho đội ngũ giáo viên, học sinh.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đánh giá cao việc triển khai công tác giám sát của Đoàn; đồng thời cho rằng quá trình triển khai của Đoàn đã bám sát Kế hoạch, thận trọng trong các đánh giá… Cụ thể là các mặt tích cực, mặt tồn tại hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, giải pháp, kiến nghị… đã được  thể hiện rất toàn diện và đầy đủ.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị cần bổ sung thêm một số kết quả đã đạt được liên quan đến những cách làm sáng tạo của một số cơ sở giáo dục; việc phát huy hiệu quả mô hình thư viện sách giáo khoa… để ghi nhận đậm nét thêm về những gì đã đạt được. Bên cạnh đó, bổ sung thêm đánh giá về nguyên nhân hạn chế liên quan đến quy trình tuyển dụng đối với nội dung về thừa, thiếu giáo viên cục bộ… để có những giải pháp, đổi mới giải quyết tốt tình trạng này trong thời gian tới…

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng bày tỏ đồng tình, nhất trí với 3 nhóm giải pháp về thể chế, cơ chế và về tổ chức thực hiện của Đoàn giám sát đưa ra. Cụ thể, nhóm giải pháp về hoàn thiện thể chế, chính sách; nhóm giải pháp về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; nhóm giải pháp về tăng cường các điều kiện bảo đảm triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị rà soát thêm, bổ sung thời hạn đối với những những nhiệm vụ có thể xác định thời hạn cụ thể để làm cơ sở cho việc giám sát.

Thay mặt cơ quan chịu sự giám sát, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cảm ơn Quốc hội, UBTVQH quan tâm sâu sắc, thể hiện sự quan tâm to lớn kịp thời thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của Quốc hội đối với đất nước, nhân dân khi tổ chức và triển khai hoạt động giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; việc triển khai thực hiện các Nghị quyết số 88, Nghị quyết 51 của Quốc hội. Bộ trưởng khẳng định, ngành giáo dục chờ đón đợt giám sát này vì tự mình truyền thông và giải thích khó bằng sự ghi nhận và lan tỏa một cách khách quan thông qua hoạt động giám sát của Quốc hội – cơ quan đại diện cao nhất cho toàn thể nhân dân.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, ngành giáo dục với hơn 1 triệu nhà giáo đã làm rất nhiều việc rất thực chất, đã vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách để tạo nên những chuyển biến có thực trong thực tế. Đây là lần đầu tiên kể từ khi triển khai đổi mới giáo dục phổ thông năm 2018 có một Đoàn giám sát làm việc với quy mô rộng lớn, toàn diện mang tính toàn quốc.

Những ghi nhận của Đoàn giám sát đã khiến cho toàn ngành được động viên rất nhiều, bởi Đoàn giám sát đã làm việc một cách rất nghiêm túc, trách nhiệm, khoa học, sâu sát, thực tiễn, với tinh thần thấu hiểu và xây dựng.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, đổi mới giáo dục phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là một cuộc đổi mới có chiều sâu toàn diện và triệt để nhất so với lần đổi mới trước đây; khác về tư tưởng chỉ đạo, nhằm phát triển toàn diện con người.

Trong bối cảnh thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch vừa đổi mới giáo dục là nỗ lực phi thường của hàng triệu giáo viên, học sinh, sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành, 63 tỉnh thành phố; sự quan tâm của Quốc hội.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng kiến nghị Đoàn Giám sát nghiên cứu bỏ nội dung giao Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo một bộ sách giáo khoa trong dự thảo Nghị quyết về giám sát. Đồng thời, kiến nghị có nghị quyết riêng về đổi mới giáo dục và giao Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Chính phủ, trình Quốc hội các phương án về tăng cường điều kiện bảo đảm cho đổi mới giáo dục, đặc biệt và quan trọng nhất làm sao cho đội ngũ giáo viên sống bằng nghề…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Các ý kiến phát biểu tại phiên họp rất tâm huyết, trách nhiệm và có giá trị, vì sự nghiệp giáo dục của đất nước.

Phát biểu tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết đây là lần đầu tiên phiên giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phát thanh, truyền hình trực tiếp bởi đây là chuyên đề giám sát hết sức quan trọng, được nhân dân và cử tri quan tâm.

Chủ tịch Quốc hội cơ bản thống nhất với báo cáo của Đoàn giám sát và các ý kiến phát biểu tại phiên họp rất tâm huyết, trách nhiệm và có giá trị, vì sự nghiệp giáo dục của đất nước.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ do đây là chuyên đề quan trọng nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã rất thận trọng và kỹ lưỡng trong chỉ đạo xây dựng đề cương và kế hoạch chi tiết, tổ chức nghiên cứu, tổng hợp, khảo sát thực tế. Chủ tịch Quốc hội và các Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đã trực tiếp hai lần nghe báo cáo kết quả giám sát. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã họp để cho ý kiến lần đầu trước khi Đoàn giám sát làm việc với các cơ quan của Chính phủ và tiến hành giám sát chính thức.

Chủ tịch Quốc hội nhận thấy báo cáo giám sát đã cung cấp bức tranh tổng thể toàn diện và sâu sắc về tình hình đổi mới giáo dục phổ thông, có nhiều nội dung, giải pháp kiến nghị có giá trị cả về lý luận và thực tiễn.

Chủ tịch Quốc hội bày tỏ thống nhất cao với việc đánh giá của Đoàn giám sát. Đó là việc Chính phủ tổ chức quán triệt, tổ chức triển khai Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 nhất quán và trách nhiệm. Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần phải làm nổi bật tình hình giáo dục phổ thông tiếp tục có chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng và rất đáng ghi nhận.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, hệ thống văn bản được ban hành tương đối toàn diện, bao quát các mạch, các lĩnh vực theo yêu cầu đổi mới và đúng với tinh thần Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14. Chương trình giáo dục phổ thông mới nhìn chung được xây dựng công phu, nghiêm túc, có tính kế thừa và phát triển, bám sát mục tiêu, yêu cầu và nội dung đổi mới. Hệ thống sách giáo khoa, tài liệu giáo dục được tổ chức biên soạn, thẩm định, phê duyệt, in và phát hành cơ bản là theo đúng tiến độ, đáp ứng cơ bản nhu cầu dạy và học. Đội ngũ giáo viên được bố trí tập huấn đầy đủ phục vụ chương trình mới. Nhà nước cân đối ngân sách, ưu tiên bố trí kinh phí và huy động các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và triển khai chương trình mới.

Về hạn chế, Chủ tịch Quốc hội cho rằng ý kiến của Đoàn giám sát là có cơ sở. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, báo cáo giám sát đã chỉ ra 12 văn bản chậm tiến độ. Công tác tuyên truyền, quán triệt, đổi mới chương trình thực sự chưa thực sự hiệu quả và còn có nội dung chưa tạo được sự đồng thuận xã hội. Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra thì chưa được tiến hành một cách thường xuyên, phạm vi còn hạn chế, chưa bao quát toàn diện, hiệu quả chưa cao.

Nguồn

Cùng chủ đề

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội họp Phiên toàn thể lần thứ 7

Toàn cảnh phiên họp. Đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chủ trì phiên họp. Cùng dự, có các thành viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục; đại diện Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;...

Bổ sung quy định về khái niệm vũ khí để phù hợp thực tiễn

Trình bày tờ trình về dự án luật, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, qua 5 năm tổ chức triển khai thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, các bộ, ngành,...

Cho ý kiến về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày Tờ trình về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN Trình bày Tờ trình về dự án luật, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, Luật Phòng, chống mua bán người được Quốc hội khóa...

Công bố và trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ

Dự buổi lễ có các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Trưởng ban Công tác đại biểu của Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Trưởng ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình... Đại biểu thành phố Hà Nội tham...

Mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Australia

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines. (Ảnh: NHẬT BẮC) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng đến thăm đất nước Australia thanh bình và giàu lòng mến khách; cảm ơn Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines đã dành cho đoàn...

Cùng tác giả

VPUB – Gặp mặt Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

VPUB - Gặp mặt Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Dienbien.gov.vn - Sáng 03/2, Tỉnh ủy tổ chức Gặp mặt Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) và mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025. Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Trần Quốc Cường - Bí thư Tỉnh ủy; Mùa A Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Lê Thành Đô - Phó...

Liên hoan các câu lạc bộ, bản văn hóa, nhóm sở thích, năm 2025

Ngày 02/02 (ngày 05 tết Ất tỵ), tại sân hành lễ tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh tỉnh tổ chức Liên hoan các câu lạc bộ, bản văn hóa, nhóm sở thích, năm 2025. Với sự tham gia của các câu lạc bộ, đội văn nghệ và nhóm sở thích trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên. Tại chương trình tham gia Liên hoan, các Câu lạc...

Giao lưu hội xuân Ất Tỵ 2025

Sáng 2/2, tức mùng 5 tết, tại Sân hành lễ tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Chương trình Giao lưu hội xuân với các hoạt động văn hóa, thể thao hấp dẫn.   Tiết mục văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân do Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh biểu diễn mở màn cho hội xuân. Đồng chí Đoàn Văn Chì, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh đánh trống khai hội xuân...

Ngày mùng 4 Tết trên cánh đồng Mường Thanh

Điện Biên TV - Sáng sớm ngày mùng 4 tết Ất Tỵ, trong làn sương mờ buổi sớm, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Điện Biên đã tranh thủ xống đồng để tỉa dặm, đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt; mang theo ước vọng về một vụ lúa bội thu. Nông dân huyện Điện Biên tỉa dặm cho lúa. Do thời điểm xuống giống xảy ra rét đậm, dẫn đến cây lúa chậm phát triển, nên...

Ấn tượng đêm khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch huyện Tuần Giáo

Điện Biên TV - Tối 31/1, UBND huyện Tuần Giáo đã tổ chức Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch năm 2025. Dự Khai mạc có các đồng chí: Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Lò Văn Phương, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Đức Toàn, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Lò Thị Luyến, Phó trưởng đoàn Phụ...

Cùng chuyên mục

VPUB – Gặp mặt Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

VPUB - Gặp mặt Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Dienbien.gov.vn - Sáng 03/2, Tỉnh ủy tổ chức Gặp mặt Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) và mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025. Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Trần Quốc Cường - Bí thư Tỉnh ủy; Mùa A Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Lê Thành Đô - Phó...

Liên hoan các câu lạc bộ, bản văn hóa, nhóm sở thích, năm 2025

Ngày 02/02 (ngày 05 tết Ất tỵ), tại sân hành lễ tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh tỉnh tổ chức Liên hoan các câu lạc bộ, bản văn hóa, nhóm sở thích, năm 2025. Với sự tham gia của các câu lạc bộ, đội văn nghệ và nhóm sở thích trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên. Tại chương trình tham gia Liên hoan, các Câu lạc...

Giao lưu hội xuân Ất Tỵ 2025

Sáng 2/2, tức mùng 5 tết, tại Sân hành lễ tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Chương trình Giao lưu hội xuân với các hoạt động văn hóa, thể thao hấp dẫn.   Tiết mục văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân do Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh biểu diễn mở màn cho hội xuân. Đồng chí Đoàn Văn Chì, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh đánh trống khai hội xuân...

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn dự lễ đóng điện tại bản Nặm Cứm

Điện Biên TV - Sáng 22/1, đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã chứng kiến Lễ đóng điện cho người dân tại bản Nặm Cứm, xã Ngối Cáy, huyện Mường Ảng. Dự buổi lễ có lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương. Tham dự buổi lễ, về phía tỉnh Điện Biên có các đồng chí: Trần Quốc Cường, Ủy viên Ban Chấp hành...

Đặc sắc chương trình chào mừng năm mới 2025

Tối 28/1 - đêm giao thừa, tại Quảng trường 7/5, TP. Điện Biên Phủ phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức chương trình nghệ thuật chào Xuân Ất Tỵ 2025. Tới dự chương trình có các đồng chí: Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở ban ngành tỉnh... Chương trình nghệ...

VPUB – Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Khúc giao hòa mùa xuân” chào xuân Ất Tỵ 2025

VPUB - Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Khúc giao hòa mùa xuân" chào xuân Ất Tỵ 2025 Dienbien.gov.vn - Nhân dịp Chào năm mới - Xuân Ất Tỵ 2025, tối 28/1, tại quảng trường 7/5, tỉnh Điện Biên tổ chức chương trình nghệ thuật chào xuân Ất Tỵ với chủ để "Khúc giao hoà mùa xuân". Dự chương trình có các đồng chí: Trần Quốc Cường - Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Mùa A Sơn. Phó...

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm, tặng quà Tết tại tỉnh Điện Biên

Điện Biên TV - Nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 21/1, đoàn công tác của Chính phủ do đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà Tết tại tỉnh Điện Biên. Tham gia cùng đoàn công tác có đồng chí: Thái Thu Xương, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; lãnh đạo...

Chủ tịch HĐND tỉnh chúc Tết tại thị xã Mường Lay

Điện Biên TV – Ngày 21/1, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Lò Văn Phương, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết một số đơn vị, gia đình chính sách trên địa bàn thị xã Mường Lay. Đồng chí Lò Văn Phương, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn thăm, chúc Tết một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị xã...

VPUB – Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

VPUB – Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Dienbien.gov.vn - Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc - Xuân Ất Tỵ 2025, sáng nay (24/1), Đoàn đại biểu tỉnh Điện Biên do đồng chí Lê Thành Đô – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến dâng hương Đền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ, Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia...

VPUB – Tuyên dương học sinh, giáo viên đạt thành tích cao trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia THPT năm...

Dienbien.gov.vn - Sáng ngày 23/1, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Chương trình Tuyên dương học sinh, giáo viên đạt thành tích cao trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia THPT năm học 2024 - 2025. Dự chương trình có đồng chí Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Giàng Thị Hoa - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Vừ A Bằng - Tỉnh ủy viên,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất