Powered by Techcity

Tuần Giáo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Người dân bản Hua Ca, xã Quài Tở tham gia lớp đào tạo nghề thường xuyên kỹ thuật trồng và bảo quản, sơ chế nấm, được mở từ nguồn vốn Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững. Ảnh: Nguyễn Hiền

Nguyên nhân là một số nội dung chưa có hướng dẫn, định mức hỗ trợ, chưa xác định được nội dung chi… dẫn đến khó thực hiện. Bên cạnh đó, việc vốn sự nghiệp được giao chi tiết theo từng dự án thành phần, giao cụ thể đến từng nội dung thuộc các lĩnh vực sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hóa, kinh tế. Trong đó, nhiều nội dung không phù hợp với đặc điểm, tình hình địa bàn, nhiệm vụ chi của địa phương, thậm chí không có đối tượng như chương trình đề ra… nên còn nhiều vướng mắc. UBND huyện Tuần Giáo đã đề nghị điều chỉnh gần 44,495 tỷ đồng nguồn vốn sự nghiệp 3 chương trình MTQG năm 2023 và vốn kéo dài của năm 2022. Trong đó: Chương trình MTQG Phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi có mức đề nghị điều chỉnh cao nhất với gần 37,737 tỷ đồng; Chương trình Giảm nghèo bền vững điều chỉnh 6,758 tỷ đồng.

Trên cơ sở xác định những dự án, tiểu dự án phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, những tháng cuối năm, UBND huyện Tuần Giáo đã và đang chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị và chính quyền các xã, thị trấn tập trung, nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án hỗ trợ người dân, các đối tượng thụ hưởng của các chương trình, từ đó nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn.

Trong đó có thể kể đến như việc triển khai Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG Phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2023. Huyện dành trọng tâm nguồn lực này xây dựng bản Lồng, xã Tỏa Tình (bản đồng bào dân tộc Mông, gần đỉnh đèo Pha Ðin, cảnh quan đẹp, truyền thống còn được lưu giữ) trở thành bản văn hóa du lịch cộng đồng. Ðến nay, huyện đã mời chuyên gia đến khảo sát, tư vấn xây dựng mô hình du lịch cộng đồng cho bản. Cùng với đó, tổ chức gặp gỡ, tuyên truyền, vận động người dân tham gia thực hiện phát triển du lịch cộng đồng. Mới đây, người dân bản Lồng đã ra quân dọn dẹp, phát quang đường vào bản, trồng hoa làm đẹp cảnh quan. Bà Lò Thị Hồng Nhung, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện, đơn vị trực tiếp triển khai Dự án cho biết: “Chúng tôi đang thực hiện các quy trình, tham mưu lựa chọn đơn vị tư vấn để sớm bắt tay vào xây dựng bản Lồng thành mô hình du lịch cộng đồng, gắn với sự tham gia trực tiếp của người dân và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, cảnh quan thiên nhiên của địa phương. Qua đó góp phần phát triển kinh tế – xã hội tại địa bàn, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân”.

Còn đối với tiểu dự án 1, Dự án 4 “Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững” trong Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện đang tổ chức các lớp dạy nghề nông nghiệp theo nhu cầu người dân và phù hợp với định hướng địa bàn. 6 tháng đầu năm đã  giải ngân hơn 1 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm 2023 là 1,392/1,869 tỷ đồng trong nhiệm vụ hỗ trợ địa phương đào tạo nghề cho người lao động thuộc tiểu dự án. Ông Vũ Ðức Bình, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết: “Nửa đầu năm, trên địa bàn huyện đã có hơn 500 người dân được đào tạo nghề. Ðợt II từ tháng 6/2023, Trung tâm tiếp tục mở các lớp đào tạo; trong đó, 4 lớp từ nguồn vốn Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững, với hơn 140 học viên, bao gồm: Ðào tạo thường xuyên nghề kỹ thuật trồng thâm canh cây ăn quả; kỹ thuật trồng – quản lý dịch hại trên cây ngô; kỹ thuật trồng và bảo quản, sơ chế nấm; đào tạo trình độ sơ cấp nghề kỹ thuật chăn nuôi phòng trị bệnh cho thủy cầm”.

Ðể triển khai hiệu quả các chương trình MTQG, Tuần Giáo xác định các giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và nhân dân trong việc thực hiện chủ trương, đường lối và cơ chế chính sách đối với các chương trình. Các cơ quan, đơn vị, UBND các xã được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của chương trình cần nâng cao trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ; tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án để kịp thời tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả thực hiện… Với tình hình và các giải pháp đó, Tuần Giáo ước thực hiện nguồn vốn sự nghiệp các chương trình MTQG năm 2023 là 118,992/163,487 tỷ đồng, đạt 72,8% dự toán giao.

Nguồn

Cùng chủ đề

Tạm dừng chế biến dong riềng để giải quyết dứt điểm ô nhiễm môi trường

Năm 2018, gia đình ông Lò Văn Quân, ở bản Phiêng Ban, xã Nà Tấu đã vay ngân hàng 1,5 tỷ đồng đầu tư hệ thống máy móc, bể chứa để chế biến dong riềng, với công suất 25-30 tấn/ngày. Từ khi đầu tư hệ thống này đã giúp gia...

Linh hoạt giải pháp để hoàn thành vượt chỉ tiêu thu thuế

Ông Phan Văn Hanh, Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực Mường Chà - Mường Lay cho biết: Triển khai công tác năm 2023 trong điều kiện sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, sức mua của thị trường giảm, hàng tồn kho nhiều... đã ảnh...

Vẫn khó giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia

Năm 2023, huyện Tủa Chùa được giao 130,621 tỷ đồng (vốn kéo dài sang năm 2023 hơn 9,208 tỷ đồng) thực hiện 3 chương trình MTQG. Ngay sau khi được giao vốn, huyện Tủa Chùa đã tiến hành phân bổ cho các đơn vị và chỉ đạo tập trung triển...

Tủa Chùa phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách

Ngay từ đầu năm, UBND huyện thực hiện phân bổ giao dự toán thu ngân sách cho các cơ quan, đơn vị theo đúng quy định trên cơ sở dự toán xây dựng đã lập. Cùng đó, Chi cục Thuế khu vực Tuần Giáo - Tủa Chùa đẩy mạnh tuyên...

Mùa mắc ca thành công ở Tuần Giáo

Gần giữa tháng 8, các vườn mắc ca trên địa bàn Tuần Giáo bước vào vụ thu hoạch. Các cây trồng từ năm 2018 trở về trước đã cho thu ổn định, lượng quả nhiều. Các cây trồng năm 2019, 2020 đã bắt đầu ra bói. Với khoảng 1.000ha diện...

Cùng tác giả

Hướng dẫn viên Ban Quản lý di tích tham gia vòng thi Chung khảo Hội thi Hướng dẫn viên giỏi tại tỉnh Điện Biên...

Trong hai ngày 11 và 12/11, Hướng dẫn viên Ban Quản lý di tích tham gia vòng thi Chung khảo Hội thi Hướng dẫn viên giỏi năm 2024 do Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam tổ chức.Tham gia vòng Chung khảo có 30 thí sinh là hướng dẫn viên đã được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa, thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế hoặc thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm, đang...

Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 14 – 17/11

Hòa chung trong không khí vui tươi, phấn khởi hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 và kỷ niệm các ngày lễ, sự kiện trọng đại của đất nước trong năm 2024. Thực hiện Kế hoạch liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024. Từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ lịch, Uỷ...

Tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Tối nay 12/11, tại Hà Nội, chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với đông đảo bà con nhân dân liên địa bàn dân cư phường Quán Thánh, quận Ba Đình.  Cùng dự có Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí...

Mường Ảng tổng kết diễn tập khu vực phòng thủ và phát động đợt thi đua đặc biệt

Điện Biên TV - Chiều 11/11, huyện Mường Ảng đã tổ chức Hội nghị tổng kết cuộc diễn tập khu vực phòng thủ huyện năm 2024 và phát động phong trào thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Dự hội nghị có đồng chí Giàng Thị Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh. Chủ...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại bản Na Ư

Điện Biên TV - Sáng 9/11, đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Sỹ Quân, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy; đồng chí Lò Thị Minh Phượng, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí Cao Thị Tuyết Lan, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Điện Biên và lãnh đạo một số...

Cùng chuyên mục

Giải pháp nào để Điện Biên thu hút đầu tư?

https://www.youtube.com/watch?v=GcJZtZj3BjU Điện Biên TV - Với nhiều tiềm năng, lợi thế sẵn có về tài nguyên, tỉnh Điện Biên đang triển khai nhiều giải pháp để thu hút đầu tư tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh cũng xác định mục tiêu đến năm 2025 đưa địa phương phát triển nhanh và bền vững. Cần những giải pháp nào để thực hiện được mục tiêu này? Nội dung được đề cập trong hội nghị, hội thảo...

Điện Biên có 1 dự án vào chung kết cuộc thi thanh niên khởi nghiệp

Kết thúc vòng bán kết, cả nước có 32 dự án vào vòng chung kết cuộc thi. Dự án “Bảo tồn và phát triển, xây dựng thương hiệu vùng trà shan tuyết cổ thụ Tủa Chùa” của tác giả Nguyễn Mỹ Linh, tỉnh Điện Biên đã vào vòng chung kết. Dự...

Tập huấn vận hành hệ sinh thái kết nối doanh nghiệp

Điện Biên TV - Sáng 11/11, Sở Công thương phối hợp với Công ty Cổ phần tập đoàn công nghệ số A+ tổ chức “Hội nghị tập huấn triển khai vận hành Hệ sinh thái kết nối doanh nghiệp tỉnh Điện Biên” nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tiếp cận với nền tảng số mới. Tham dự lớp tập huấn có gần 20 doanh nghiệp, HTX hiện đang hoạt động, kinh doanh, sản xuất...

Giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm an toàn

Trong thời gian 1 ngày, 10 đội thi đến từ hội nông dân các huyện, thị xã, thành phố trải qua 2 phần: Phần thi trưng bày và phần thi thuyết trình. Đối với phần thi trưng bày sản phẩm, mỗi đội phải có từ 15 sản phẩm trở lên trưng...

Hội thi trưng bày, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp

Điện Biên TV - Sáng 11/11, tại Nhà thiếu nhi tỉnh, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội thi trưng bày, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm an toàn năm 2024. Dự khai mạc có đồng chí Lò Thị Minh Phượng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ. Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia hội thi. Hội thi...

Ban Kinh tế – Ngân sách, HĐND tỉnh làm việc với Sở Công thương

Điện Biên TV - Chiều 10/11, đoàn công tác của Ban kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh do đồng chí Lỳ Thị Phương Diện, Trưởng Ban làm trưởng Đoàn đã giám sát chuyên đề về vệc triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật trong đầu tư các dự án phát triển nguồn điện trên địa bàn tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2022-2024” tại Sở Công thương. Tham gia cùng đoàn có đồng chí Lò Văn...

Tháo gỡ vướng mắc để phát triển kinh tế

Tại xã Mường Toong, huyện Mường Nhé, việc rà soát các hộ thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất sản xuất còn gặp khó khăn do nhiều hộ gia đình không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc cho, tặng không có văn bản làm căn cứ pháp lý....

Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất vụ đông

Một trong những lĩnh vực thành công nhất trên địa bàn tỉnh Điện Biên thời gian qua là việc liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ nông sản. Các doanh nghiệp cam kết thu mua sản phẩm với giá ổn định, đồng thời cung cấp...

Thanh An đưa khoai lang thành cây đặc sản

Tuy có giá trị kinh tế nhưng nhiều năm qua, cây khoai được trồng theo kinh nghiệm, diện tích manh mún, nhỏ lẻ nên thu nhập mang lại từ cây khoai Thanh An chưa cao. Mong muốn phát triển cây khoai lang theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo sản phẩm...

Ngừng cung cấp điện đối với các cơ sở chế biến dong riềng chưa đủ điều kiện

TP. Điện Biên Phủ Điện Biên TV - Ngày 5/11, UBND thành phố Điện Biên Phủ tổ chức cuộc họp bàn giải pháp quản lý hoạt động chế biến tinh bột dong riềng trên địa bàn. Lãnh đạo thành phố Điện Biên Phủ kết luận cuộc họp. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 12 cơ sở chế biến dong riềng tại các xã Nà Tấu, Nà Nhạn và Mường Phăng, tuy nhiên các cơ sở chưa chấp hành nghiêm các...

Tin nổi bật

Tin mới nhất