Powered by Techcity

Tạo thói quen phân loại rác tại nguồn


Phân loại rác tại nhà

Từ nhiều năm qua, gia đình chị Nguyễn Thị Hiên, tổ dân phố 7, phường Tân Thanh (TP. Điện Biên Phủ) đã tự phân loại rác thải vô cơ, hữu cơ, rác tái chế… trong sinh hoạt gia đình trước khi đem ra nơi thu gom tập trung.

Chị Hiên chia sẻ: “Việc phân loại rác thải ngay vừa tận dụng được những rác thải tái chế được vừa bảo vệ môi trường.”

Hội viên Chi hội Phụ nữ tổ dân phố 2, phường Mường Thanh (TP. Ðiện Biên Phủ) thu gom rác tái chế tạo quỹ ủng hộ hội viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường.

Phát huy vai trò của phụ nữ trong bảo vệ môi trường, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Tân Thanh (TP. Điện Biên Phủ) thành lập mô hình thu gom rác thải nhựa được 100% hội viên, phụ nữ tích cực hưởng ứng. Mô hình được triển khai tại 10 chi hội trực thuộc. Hội viên thực hiện phân loại rác thải tại nhà, chấp hành tốt việc đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định; tham gia tổng vệ sinh môi trường làm sạch đường phố; thu gom rác thải nhựa để tạo quỹ hỗ trợ hội viên có hoàn cảnh khó khăn.

Năm 2024 Hội Nông dân tỉnh triển khai mô hình thí điểm thu gom, phân loại, xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình. 6 mô hình đã được triển khai với 360 gia đình hội viên tham gia tại 6 xã: Noong Hẹt, Pom Lót, Noong Luống, Thanh Yên, Thanh Luông, Thanh Nưa (huyện Điện Biên). Mô hình thực hiện theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân quyết định, dân kiểm tra và dân hưởng lợi” nhằm đạt hiệu quả và tính bền vững cao.

Bà Lò Thị Hoa, bản Mển, xã Thanh Nưa (huyện Điện Biên) phân loại rác thải trước khi mang đi xử lý.

Mô hình hỗ trợ 60 thùng ủ phân hữu cơ loại 160 lít có nắp đậy, vòi xả nước, cửa lấy rác; hỗ trợ 120 thùng rác nhựa loại 30 lít/thùng để phân loại rác và 120kg chế phẩm sinh học ủ phân hữu cơ.

Từ khi tham gia mô hình, gia đình bà Lò Thị Hoa, bản Mển, xã Thanh Nưa được hướng dẫn cách phân loại rác và tận dụng rác thải hữu cơ ủ thành phân bón tạo thêm nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây trồng. Tuy nhiên, lợi ích lớn nhất từ mô hình mang lại là khắc phục được tình trạng rác thải vứt bừa bãi, hạn chế được lượng rác thải phải thu gom. Từ đó tạo môi trường sống trong lành, đảm bảo sức khỏe cho chính gia đình bà và cộng đồng xung quanh.

Bà Lò Thị Hoa chia sẻ: “Cách làm này giúp môi trường xanh, sạch và tạo ra được nguồn phân bón giàu dinh dưỡng cho cây trồng. Nhiều tháng nay, vườn rau của gia đình tôi đã không dùng đến phân hóa học, nhưng lúc nào cũng xanh tốt”.

Tận dụng rác thải hữu cơ ủ thành phân bón giúp gia đình bà Hoa có thêm nguồn dinh dưỡng bổ sung cho vườn rau.

Mô hình thu gom, phân loại, xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình đã có sự lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Đến nay nhiều hộ dân ở các xã không tham gia mô hình cũng chủ động phân loại, xử lý có hiệu quả các loại rác thải sinh hoạt. Mô hình giảm dần sử dụng vật dụng bằng nhựa trong sinh hoạt, chuyển sang sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Từ đó góp phần thực hiện thành công tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

Trước đây, để xử lý rác thải hàng ngày, Trường THCS-THPT Quyết Tiến (huyện Tủa Chùa) phải đào hố chứa rác, nhưng khi trời mưa lớn, nước ngập lại cuốn rác tràn ra ngoài hố. Đó là chưa kể một số loại rác thải khó phân hủy, gây mất mỹ quan; còn khi đốt rác ở hố rác thì khói tỏa ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm không khí.

Từ năm 2020, nhà trường được Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện hỗ trợ xây dựng 3 lò đốt rác, lượng rác thải được xử lý ngay trong ngày.

Trường THCS-THPT Quyết Tiến đang duy trì 3 lò đốt rác, lượng rác thải được xử lý ngay trong ngày.

Thầy giáo Trần Đình Văn, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Quyết Tiến cho biết: “Rác được đốt bằng lò đốt rác đã giảm lượng khói ra khu dân cư. Rác sau khi thu gom không lo bị ướt hoặc khó xử lí. Thời gian tới, nhà trường dự kiến sẽ đầu tư xây dựng thêm 2 – 3 lò đốt rác ở một số vị trí quanh khu vực nội trú.”

Mô hình đạo cụ phục vụ công tác giảng dạy, học tập được các cơ sở giáo dục tái sử dụng từ rác thải tái chế giúp học sinh thấy được lợi ích của việc phân loại rác thải.

Việc phân loại rác thải tại nguồn trong các nhà trường được chủ động triển khai từ sớm, sẽ không chỉ để bảo vệ môi trường, mà mục đích lớn hơn là nâng cao nhận thức về môi trường cho trẻ – thế hệ tương lai của đất nước.

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chậm nhất ngày 31/12/2024, bắt buộc hộ gia đình, cá nhân thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy định về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường, do đặc thù miền núi việc phân loại rác bắt buộc theo quy định của Luật còn nhiều khó khăn và cần phải có thời gian, lộ trình. Trước mắt, Sở tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật tạo thói quen phân loại rác trong Nhân dân. Chú trọng nhân rộng các mô hình phân loại, xử lý rác hiệu quả; vận động người dân (nhất là ở khu vực nông thôn) tích cực tận dụng rác hữu cơ dễ phân hủy để xử lý làm phân bón cho cây trồng.



Nguồn: https://baodienbienphu.com.vn/tin-tuc/kinh-te/219823/tao-thoi-quen-phan-loai-rac-tai-nguon

Cùng chủ đề

Điện Biên trên đà hội nhập

Đồn Biên phòng A Pa Chải quản lý, bảo vệ đường biên giới dài 38,281km với 16 mốc quốc giới, trên hai tuyến biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Trung Quốc. Thực hiện công tác đối ngoại biên phòng, riêng năm 2023, Đồn Biên phòng A...

Giao thông “mở đường” cho sự phát triển

Vui mừng, phấn khởi là cảm xúc của hàng trăm hộ dân bản Món Hà, xã Xuân Lao những ngày qua kể từ khi tuyến đường nội bản được khởi công xây dựng. Bởi trước đây, quãng đường từ bản đến trung tâm xã không xa, song do chưa được nâng cấp, bề mặt đường nhiều đoạn “ổ trâu” “ổ gà”, trời mưa lưu thông...

Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào

Ban tổ chức thông tin về chương trình "Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023" - Ảnh: VGP/HM Trong khuôn khổ buổi họp báo thường kỳ tháng 11 của Bộ TT&TT, Bộ TT&TT, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Đại sứ quán Lào tại Việt...

“Lực đẩy” Du lịch Tây Bắc bứt phá

Theo các chuyên gia, ngoài yếu tố khách quan do vị trí địa lý hiểm trở, dân số phân bố không đồng đều, trình độ dân trí một số khu vực còn thấp, thì còn có những nguyên nhân từ sự hạn chế trong quản lý của một số địa...

Xây dựng, hoàn thiện thể chế văn hóa

Tổng rà soát, quyết tâm xây dựng, hoàn thiện thể chế về văn hóa Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, chúng ta đã tạo dựng được nền văn hóa Việt Nam vô cùng độc đáo, đặc sắc, đa dạng và phong phú mang cốt cách, tâm hồn dân tộc, đó...

Cùng tác giả

Kiểm soát chặt thị trường dịp cuối năm

Tại một số cửa hàng kinh doanh tạp hóa, siêu thị, trung tâm thương mại, các chợ trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ những ngày này, các loại hàng hóa được bày bán khá phong phú về chủng loại, mẫu mã. Người tiêu dùng đã có nhiều lựa chọn hơn...

VPUB – Đoàn công tác của Học viện Quốc phòng chào xã giao Chủ tịch UBND tỉnh

VPUB - Đoàn công tác của Học viện Quốc phòng chào xã giao Chủ tịch UBND tỉnh Dienbien.gov.vn - Sáng 27/11, đoàn công tác của Học viện Quốc phòng do Thiếu tướng Lê Kim Cương - Phó Giám đốc Học viện làm trưởng đoàn cùng các thành viên đã đến chào xã giao Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô. Page ContentĐồng chí Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh...

Vàng rơi vào thế giằng co

Giá vàng hôm nay 27/11/2024 Tại thời điểm khảo sát lúc 4h30 ngày 27/11/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 84,6 – 86,6 triệu đồng/lượng mua vào – bán ra, giảm 400.00 đồng/lượng so với sáng qua. Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI niêm yết ở mức 82,3 triệu đồng/lượng mua vào và 84,4 triệu đồng/lượng bán ra. Giá...

Liệu giá vàng có ngừng đà giảm sâu?

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu...

Nông dân Điện Biên chăm vụ rau tết

Hàng năm, từ đầu tháng 10 âm lịch, người dân vùng lòng chảo Mường Thanh bắt đầu xuống giống những loại rau màu dài ngày và cuối tháng 11 âm lịch sẽ gieo trồng những loại rau ngắn ngày (thời gian sinh trưởng từ 30 - 45 ngày). Tuy nhiên, so...

Cùng chuyên mục

Kiểm soát chặt thị trường dịp cuối năm

Tại một số cửa hàng kinh doanh tạp hóa, siêu thị, trung tâm thương mại, các chợ trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ những ngày này, các loại hàng hóa được bày bán khá phong phú về chủng loại, mẫu mã. Người tiêu dùng đã có nhiều lựa chọn hơn...

Nông dân Điện Biên chăm vụ rau tết

Hàng năm, từ đầu tháng 10 âm lịch, người dân vùng lòng chảo Mường Thanh bắt đầu xuống giống những loại rau màu dài ngày và cuối tháng 11 âm lịch sẽ gieo trồng những loại rau ngắn ngày (thời gian sinh trưởng từ 30 - 45 ngày). Tuy nhiên, so...

Lời giải nào cho bài toán phát triển dong riềng bền vững?

“Nóng” cùng dong riềng Tháng 10 bắt đầu vào mùa thu hoạch dong riềng. Đây cũng là thời điểm những xã trọng điểm trồng dong riềng của TP. Điện Biên Phủ lại “nóng” lên bởi tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất. Với phương châm “không đánh đổi...

Thảo luận về dự án xây dựng cầu địa phương và quản lý tài sản đường bộ

Theo báo cáo của UBND tỉnh Điện Biên, trong giai đoạn 2016 - 2021, hợp phần cầu - Dự án đầu tư xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản địa phương (LRAMP) vay vốn WB đã triển khai và hoàn thành đưa vào khai sử dụng 72 công...

Diễn đàn thúc đẩy phát triển đại gia súc bền vững gắn với tiêu thụ

Điện Biên TV - Ngày 15/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề: “Các giải pháp phát triển chăn nuôi đại gia súc bền vững gắn với tiêu thụ sản phẩm”. Hiện nay, Điện Biên nằm trong top 10 tỉnh có số lượng đàn trâu và dê lớn nhất cả nước, nổi bật với chất lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, hình thức chăn nuôi vẫn còn...

Điện về sáng bản vùng cao

Ông Định Quang Bạo, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Điện Biên Đông cho biết: Triển khai thực hiện nghị quyết xóa bản trắng về điện lưới quốc gia, tính đến thời điểm hiện tại đã kéo điện, cung cấp điện lưới cho 24 bản trên địa bàn huyện....

Hội thảo hướng tới đô thị tích hợp và có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu

Điện Biên TV - Sáng 23/11, Cơ quan phát triển Pháp tại Việt Nam, Phái đoàn Liên minh châu âu tại Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Hội thảo hướng tới đô thị tích hợp và có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho các tỉnh thành phố khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam. Đại biểu tham dự hội thảo. Dự Hội thảo có Ngài Julien Guerrier,...

Truyền thông chi trả môi trường rừng trong trường học

Những ngày trung tuần tháng 11 vừa qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tổ chức trao 1.000 áo ấm tặng 1.000 học sinh tại 3 trường thuộc địa bàn 2 huyện: Mường Chà và Mường Ảng. Cụ thể, huyện Mường Chà có 861 học sinh ở 2 trường:...

Nhiều cây trồng vụ đông chậm tiến độ gieo trồng

Vụ đông năm nay, toàn tỉnh dự kiến gieo trồng gần 1.850ha cây trồng các loại, với tổng sản lượng dự kiến đạt hơn 27.500 tấn. Trong đó rau đậu các loại chiếm diện tích lớn nhất (1.327ha); cây ngô lấy hạt (hơn 317,6ha); khoai lang (135ha); cây lạc (43ha); đậu...

Sớm tháo gỡ khó khăn các dự án điện

Dự án khó khăn Được khởi công xây dựng từ tháng 11/2022, Dự án Thủy điện Nậm Núa 2, xã Pa Thơm (huyện Điện Biên) có tổng mức đầu tư 281 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Đầu tư Tài nguyên và Năng lượng Điện Biên làm chủ đầu tư. Nhà...

Tin nổi bật

Tin mới nhất