Powered by Techcity

Sự chuyển động và gợi mở chính sách

 Phát huy sức mạnh mềm của văn hóa

Từ tháng 9-2016, khi Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển các ngành CNVH Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cho đến thời điểm hiện nay, chúng ta có thể thấy rất rõ, sự ra đời của chiến lược chính là nỗ lực của Việt Nam trong công cuộc đổi mới nhằm tháo gỡ nút thắt, thay đổi nhận thức để hình thành nên một khung chính sách có khả năng tạo ra sự đổi thay và hội nhập của các ngành CNVH.

Chiến lược đã đặt ra mục tiêu xây dựng 3 trung tâm CNVH là: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. 3 năm sau, vào ngày 30-10-2019, Hà Nội trở thành thành phố thiết kế sáng tạo đầu tiên của Việt Nam tham gia vào Mạng lưới thành phố sáng tạo toàn cầu (UCCN) của UNESCO. Thành công của Hà Nội không chỉ khẳng định khả năng hiện thực hóa mục tiêu đặt ra của chiến lược mà còn truyền cảm hứng và quyết tâm để các thành phố khác tăng cường khả năng kết nối quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của những sản phẩm, dịch vụ CNVH trên thị trường theo hướng đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững.





Thời trang được xác định là một trong những lĩnh vực thuộc Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đang có những bước tiến nổi bật.  Ảnh: VIỆT TRUNG

Việc Chính phủ ban hành Đề án “Phát triển mạng lưới thành phố sáng tạo trong hệ thống thành phố sáng tạo của UNESCO” vào đầu năm 2023 đã tạo điều kiện cho các thành phố của Việt Nam có được sự chuẩn bị tốt cho các lựa chọn phát triển CNVH khi gia nhập UCCN. Đây cũng chính là đề án có khả năng hỗ trợ hiệu quả, để đầu tháng 11 năm nay, chúng ta trở thành quốc gia duy nhất tại khu vực Đông Nam Á có 2 thành phố gia nhập mạng lưới. Đó là Đà Lạt, thành phố sáng tạo âm nhạc cùng Hội An, thành phố thủ công và nghệ thuật dân gian. Sự xuất hiện của 3 thành phố sáng tạo trên bản đồ các thành phố sáng tạo toàn cầu là một căn cứ vững vàng để Việt Nam có thể xác định mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo là trở thành trung tâm CNVH thu hút và hội tụ sự sáng tạo tại khu vực Đông Nam Á.

Bước sang thế kỷ 21, quá trình tăng tốc của toàn cầu hóa văn hóa trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một mặt góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch của các trung tâm CNVH trên toàn thế giới, mặt khác còn làm gia tăng cạnh tranh về tính đa dạng của các biểu đạt văn hóa thể hiện trong các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ văn hóa trên. Trong bối cảnh đó, Công ước 2005 bảo vệ phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa của UNESCO được thông qua và Việt Nam-với tư cách là thành viên có trách nhiệm của UNESCO, đã thể hiện sự đóng góp tích cực bằng hành động thông qua việc ban hành chiến lược. Quá trình triển khai chiến lược đã khẳng định, các chính sách được xây dựng thể hiện rõ khả năng bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, từng bước quảng bá hình ảnh, bản sắc và gia tăng sức hấp dẫn, thuyết phục của sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam.

Mặc dù bảo vệ và thúc đẩy văn hóa là một việc vô cùng quan trọng nhưng bản thân các sản phẩm và dịch vụ văn hóa còn đóng góp xuyên suốt vào nhiều mục tiêu phát triển bền vững-bao gồm cả những mục tiêu về thành phố sáng tạo, công việc ổn định và tăng trưởng kinh tế, giảm bất bình đẳng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy bình đẳng giới, đổi mới, hòa bình và hòa nhập xã hội. Chính vì thế, vai trò của các ngành CNVH tại Việt Nam thông qua việc triển khai chiến lược đang dần dần được khẳng định vừa góp phần trực tiếp mang lại lợi ích kinh tế-xã hội và vừa góp phần vào hiệu quả của các can thiệp phát triển.

Giai đoạn 2018-2022, bình quân 5 năm tốc độ tăng trưởng về số lượng cơ sở kinh tế hoạt động trong các ngành CNVH đạt 7,21%/năm; năm 2022, trên 70.000 cơ sở đang hoạt động có liên quan đến ngành CNVH và bình quân lực lượng lao động thu hút khoảng 1,7 triệu đến 2,3 triệu người, tăng 7,44%/năm. Giá trị sản xuất của các ngành CNVH Việt Nam giai đoạn 2018-2022 đóng góp ước đạt 1,059 triệu tỷ đồng (44 tỷ USD).

So sánh số liệu thống kê sau 7 năm của chúng ta với tình hình chung trên thế giới, có thể thấy, Việt Nam đang là quốc gia “tầm trung” về phát triển CNVH và dư địa phát triển vẫn còn nhiều. Vì, các sản phẩm, dịch vụ của ngành CNVH đã có tỷ lệ giá trị gia tăng cao hơn so với chi phí sản xuất, góp phần tiết kiệm tài nguyên, phát huy và kết hợp được các yếu tố tự nhiên, văn hóa, bản sắc dân tộc, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Giấc mơ trung tâm công nghiệp văn hóa Đông Nam Á

Chiến lược phát triển các ngành CNVH Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đặt mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu doanh thu của các ngành CNVH đóng góp 7% GDP, để văn hóa không chỉ là ngành “tiêu tiền” mà thực sự là ngành “kiếm ra tiền”. Tuy nhiên, sau gần 7 năm thực hiện chiến lược, CNVH vẫn chưa được điều chỉnh bằng văn bản quy phạm pháp luật, thiếu chính sách pháp luật tạo hành lang pháp lý để phát triển lĩnh vực mới, đầy tiềm năng này, trong đó các chính sách về huy động nguồn lực đóng vai trò then chốt.

Thực tế phát triển của các ngành CNVH đang đòi hỏi chúng ta cần xác định tập trung khắc phục bất cập, tháo gỡ điểm nghẽn trong thực thi thể chế, xây dựng, hoàn thiện chính sách có khả năng tạo cơ chế để thúc đẩy phát triển những sản phẩm, dịch vụ văn hóa gắn với các yêu cầu phát triển bền vững trong giai đoạn mới.

Về mục tiêu, cần xác định: Đến năm 2030, Việt Nam trở thành trung tâm CNVH năng động của khu vực Đông Nam Á.

Về các giải pháp, chính sách: Cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tối ưu hóa nguồn lực cho phát triển các ngành CNVH. Để tối ưu hóa nguồn lực nội sinh từ văn hóa, cần rà soát sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các chính sách pháp luật nhằm tạo động lực cho sáng tạo văn hóa, nghệ thuật, xuất khẩu văn hóa, phát huy cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa và các chính sách thúc đẩy về kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong kinh tế, thị trường văn hóa. Hoàn thiện thể chế, chính sách để huy động nguồn lực cho phát triển văn hóa tập trung vào sử dụng có hiệu quả nguồn lực Nhà nước, huy động nguồn lực xã hội và tối ưu hóa nguồn lực nội sinh từ văn hóa. Hoàn thiện hệ thống chính sách, điều chỉnh xây dựng Chiến lược phát triển các ngành CNVH Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đặt trọng tâm nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập của thị trường văn hóa, hình thành cấu trúc ngành có trọng tâm, trọng điểm, có tầm nhìn. 

Xây dựng quỹ CNVH và xây dựng cơ sở dữ liệu các ngành CNVH, hoàn thiện các chính sách văn hóa đối ngoại có khả năng phát huy tính chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về văn hóa nhằm tạo sự lan tỏa mạnh mẽ của giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Những thách thức mà Việt Nam đang đối mặt luôn hàm chứa những gợi mở về cơ hội để lựa chọn con đường phát triển phù hợp trong tương lai. Có nghĩa là, đã đến lúc Việt Nam cần vượt ra khỏi các giới hạn của cách tiếp cận thiếu tính toán toàn diện về CNVH để hướng tới sự phát triển bền vững.




 Chiến lược phát triển các ngành CNVH Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8-9-2016 (Chiến lược 1755), xác định các ngành CNVH Việt Nam bao gồm các lĩnh vực: Quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh. 

Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam chào đón du khách từ khắp nơi trên thế giới với chính sách cởi mở, sản phẩm, dịch vụ đặc sắc, hấp...

Đại diện Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: P.QLXTDL Phát biểu tại buổi họp báo, ông Nguyễn Quý Phương, Trưởng phòng Quản lý Xúc tiến du lịch - Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết: Việt Nam có vị trí địa...

Cùng tác giả

Quân đội càng tinh gọn, càng phải mạnh

LỜI TÒA SOẠN Xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh là một trong những nội dung trọng tâm, cấp thiết của công tác quân sự, quốc phòng trong nhiệm kỳ này, nhằm tạo tiền đề vững chắc phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Việc sắp xếp, điều chỉnh tổ chức lực lượng trong toàn quân được triển khai mạnh mẽ, bảo đảm chặt chẽ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm,...

Đồng USD tăng cao hơn

Tỷ giá USD hôm nay 25/12/2024 Tại thời điểm khảo sát lúc 5h ngày 25/12, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước hiện là 24.308 đồng/USD, giảm 7 đồng với phiên giao dịch trước đó. Giá bán USD ở các ngân hàng thương mại giữ nguyên tại mốc 25.523 đồng/USD. Chỉ số USD Index (DXY) là 108,14 tăng 0,07 điểm so với ngày hôm qua. Cụ thể, tại ngân hàng Vietcombank, tỷ giá USD niêm yết là 25.193...

Niềm hạnh phúc làm cha mẹ sau 11 năm mong mỏi của vợ chồng người lính biên phòng

Niềm hạnh phúc làm cha mẹ sau 11 năm mong mỏi của vợ chồng người lính biên phòngHơn một thập kỷ tìm con của người lính biên phòng Vàng A Chua và cô gái H’Mông Lý Thị Xía nay đã được hồi đáp bằng hạnh phúc đón hai thiên thần nhỏ đáng yêu. Căn nhà nhỏ quạnh hiu ngày nào giờ đã ngập tràn tiếng cười trẻ thơ, chấm dứt những cảm xúc tuyệt vọng nhất trên hành trình tìm...

Vàng trong nước có tiếp tục “lao dốc”?

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu vực miền Bắc –...

VPUB – Ngành Y tế tổng kết năm 2024 và đề ra nhiệm vụ trọng tâm cho năm 2025

VPUB - Ngành Y tế tổng kết năm 2024 và đề ra nhiệm vụ trọng tâm cho năm 2025 Dienbien.gov.vn - Sáng 24/12, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác y tế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, giải pháp cho năm 2025. Hội nghị có sự tham dự và chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long. Tại điểm cầu Điện Biên, đồng chí Phạm Đức Toàn, Ủy viên...

Cùng chuyên mục

Chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được bình chọn...

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chính thức công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024, trong đó có chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.Năm 2024, tỉnh Điện Biên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thành công nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch chào mừng kỷ niệm...

Lễ bế mạc Năm Du lịch Quốc gia – Điện Biên 2024

Điện Biên TV - Tối 22/12, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức: Lễ bế mạc Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Hồ Đức Phớc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Hồ An Phong, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du...

Tổng kết Năm Du lịch quốc gia – Điện Biên 2024

Điện Biên TV - Chiều 22/12, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức: Hội nghị tổng kết Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Dự hội nghị có đồng chí Hồ Đức Phớc, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Hồ An Phong, Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch. Dự Hội nghị về phía tỉnh Điện Biên...

Đại hội thành lập Hội Văn hóa dân tộc Thái

Điện Biên TV - Chiều 12/12, Hội Văn hóa dân tộc Thái đã tổ chức Đại hội thành lập Hội Văn hóa dân tộc Thái tỉnh Điện Biên lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024-2029. Đại hội thành lập Hội Văn hóa dân tộc Thái tỉnh Điện Biên lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024-2029. Hội Văn hóa dân tộc Thái tỉnh Điện Biên được thành lập theo Quyết định số 1788 của UBND tỉnh. Hội hiện có hơn 100 thành viên, tham...

Khánh thành công trình nhà sàn đồng bào Điện Biên tại thành phố Thủ Đức

Điện Biên TV - Sáng 22/12, tại công viên đường Võ Nguyên Giáp, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Thủ Đức và huyện Điện Biên Đông đã phối hợp tổ chức lễ khánh thành công trình nhà sàn đồng bào Điện Biên do huyện Điện Biên Đông trao tặng. Dự chương trình có đồng chí Lò Thị Minh Phượng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Công trình...

Tổng duyệt Lễ bế mạc Năm du lịch quốc gia – Điện Biên 2024

Điện Biên TV - Tối 21/12, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, UBND tỉnh Điện Biên phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tổng duyệt Lễ bế mạc Năm du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Dự buổi tổng duyệt có đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ...

Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tham quan di tích lịch sử

Điện Biên TV - Chiều 12/12, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do đồng chí Ngô Văn Tuấn, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Tổng Kiểm toán nhà nước, Uỷ viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm trưởng đoàn đã đến thăm quan một số di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Điện...

Về cực Tây ăn Tết cổ truyền của dân tộc Hà Nhì

Khụ Sự Chà là Tết cổ truyền mang đặc trưng văn hóa của dân tộc Hà Nhì ở cực Tây Tổ quốc thuộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Tết cổ truyền Khụ Sự Chà mang nhiều nét đặc trưng văn hóa của dân tộc Hà Nhì ở cực Tây Tổ quốc. Ảnh: Văn Thành Chương Trong cộng đồng 19 dân tộc tại Điện Biên, dân tộc Hà Nhì có đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú và còn được gìn giữ khá nguyên...

Giao lưu văn nghệ “Điện Biên – Bản hùng ca thế kỷ”

Điện Biên TV - Tối 27/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Điện Biên tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ “Điện Biên - Bản hùng ca thế kỷ”. Chương trình giao lưu văn nghệ “Điện Biên - Bản hùng ca thế kỷ”. Dự chương trình văn nghệ có đồng chí Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí...

Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt

Cụ thể, 6 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt này gồm: 1- Di tích kiến trúc nghệ thuật Quần thể di tích đình, đền, chùa Tiên Lục (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang). 2- Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Đình Bảng (thành phố Từ Sơn,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất