Powered by Techcity

Sớm hình thành sàn giao dịch việc làm, bất động sản quốc gia

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Cần có cơ chế khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch bất động sản, quyền sử dụng đất mang tính chất dân sự, không có mục đích kinh doanh thực hiện trên sàn giao dịch – Ảnh: VGP/MK

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ hết sức quan tâm đến công tác quản lý, phát triển các thị trường việc làm, bất động sản, đất đai lành mạnh, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích cho doanh nghiệp, người dân.

Hiện nay, căn cứ chính trị, pháp lý đối với các thị trường việc làm, bất động sản, đất đai, khoa học công nghệ ở Việt Nam rất rõ ràng. Việc hình thành, vận hành mô hình trung tâm môi giới giao dịch, sàn giao dịch đã từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp nhưng cũng bộc lộ không ít bất cập, hạn chế.

Vì vậy, các bộ, ngành cần nghiên cứu, phân tích toàn diện, sâu sắc thực tiễn hoạt động của các thị trường việc làm, bất động sản, đất đai, khoa học công nghệ; kinh nghiệm quốc tế, trong đó có vai trò quản lý, điều chỉnh của Nhà nước.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã trao đổi về kinh nghiệm quốc tế và đưa ra những đề xuất liên quan đến hoàn thiện hành lang pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với hoạt động của sàn giao dịch, các loại hàng hoá được giao dịch trên sàn, hệ thống cơ sở dữ liệu giao dịch tập trung…

Trung tâm môi giới nước ngoài cũng có thể tham gia sàn giao dịch việc làm

Báo cáo Phó Thủ tướng, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh cho biết, hiện cả nước có 82 Trung tâm dịch vụ việc làm công lập, khoảng 500 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm tư nhân để kết nối cung cầu thị trường lao động. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa quy định thống nhất tên gọi, nội hàm hoạt động giao dịch việc làm thông qua sàn giao dịch trực tiếp và trực tuyến. Cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin còn thiếu thốn, lạc hậu. Hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên dịch vụ việc làm chưa được quan tâm, đầu tư đầy đủ.

Cơ sở dữ liệu việc làm còn tản mát, thiếu đồng bộ, chưa có cơ chế phối hợp, chia sẻ, kết nối thông tin giữa các trung tâm, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ việc làm. Công tác kiểm tra, giám sát tính minh bạch, chất lượng và hiệu quả trong hoạt động giao dịch việc làm còn nhiều hạn chế.

Lãnh đạo các Bộ LĐTB&XH, Xây dựng, TN&MT cho rằng việc thiết lập sàn giao dịch quốc gia về việc làm, bất động sản, quyền sử dụng đất có đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, cơ sở khoa học và thực tiễn – Ảnh: VGP/MK

Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho rằng cơ sở pháp lý, khoa học, thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế cho thấy sự cần thiết hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến quốc gia kết nối với các sàn giao dịch trực tuyến hiện có.

Bộ LĐTB&XH kiến nghị cần xây dựng, ban hành quy định về chuẩn hoá trong thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu việc làm trên toàn quốc làm cơ sở tổ chức các hoạt động của sàn giao dịch việc làm và chia sẻ, kết nối thông tin dịch vụ việc làm công lập và tư nhân; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tổ chức hoạt động giao dịch việc làm, nhất là trên không gian mạng.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, trong thời gian tới, thị trường lao động cần có sàn giao dịch việc làm quốc gia để thực hiện trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với nguồn nhân lực lao động và người sử dụng cho cả khu vực công lập và tư nhân; kết nối thông tin việc làm tại những khu vực mà doanh nghiệp chưa bao phủ; khuyến khích sàn giao dịch việc làm của doanh nghiệp.

Bộ LĐTB&XH cần phối hợp với các bộ, ngành để chuẩn hoá dữ liệu, kết nối các trung tâm, sàn giao dịch việc làm công lập, tư nhân để các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, người lao động cả nước có thể tiếp cận đầy đủ, thuận lợi.

“Chúng ta phải thúc đẩy hơn nữa mô hình sàn giao dịch việc làm trực tuyến, có các giải pháp để những trung tâm môi giới lao động nước ngoài cũng có thể tham gia, từ đó bảo đảm quyền, lợi ích cho lao động xuất khẩu”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ hết sức quan tâm đến công tác quản lý, phát triển các thị trường việc làm, bất động sản, đất đai lành mạnh, công khai, minh bạch – Ảnh: VGP/MK

Chuẩn hoá doanh nghiệp, hàng hoá giao dịch trên sàn

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết tính đến hết năm 2020, cả nước có trên 1.600 sàn giao dịch bất động sản đã góp phần hạn chế các giao dịch phi chính thức, chống thất thu thuế, cung cấp thông tin về thị trường bất động sản cho cơ quan quản lý Nhà nước.

Tuy nhiên, luật hiện hành quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản khi bán, cho thuê, cho thuê mua bất động sản không bắt buộc phải thông qua sàn giao dịch bất động sản đã gây ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, quản lý Nhà nước và người dân. Các quy định về điều kiện thành lập sàn giao dịch bất động sản còn nhiều bất cập dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước, tạo kẽ hở cho các sàn giao dịch bất động sản lách luật để hoạt động kinh doanh.

Bộ Xây dựng đề xuất tiếp tục hoàn thiện và duy trì hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản theo hướng bổ sung thêm các loại hình bất động sản phải giao dịch qua sàn để bảo đảm quyền và lợi ích của người dân; chống thất thu thuế; tạo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, minh bạch; hình thành công cụ quản lý thông tin của Nhà nước để đưa ra các chính sách nhằm điều tiết kịp thời thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, ổn định.

Đối với hoạt động giao dịch quyền sử dụng đất, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cho biết thị trường quyền sử dụng đất đã hình thành nhưng hoạt động thiếu ổn định, thiếu minh bạch, chưa bền vững, chưa có sự liên thông với thị trường sản xuất khác. Hệ thống thông tin về thị trường quyền sử dụng đất chưa đầy đủ dẫn đến việc tiếp cận nguồn lực đất đai của nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn; chưa có cơ chế, chính sách để thu thập đầy đủ các dữ liệu, thông tin giá đất giao dịch thực tế trên thị trường để phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về giá đất.

“Việc thành lập mô hình về sàn giao dịch bất động sản, trong đó có giao dịch về quyền sử dụng đất, là cần thiết và cấp bách, đồng thời tiến tới đồng bộ hoá quản trị quốc gia”, Thứ trưởng Lê Minh Ngân nói.

Lãnh đạo Bộ TN&MT kiến nghị thành lập sàn giao dịch bất động sản bao gồm giao dịch quyền sử dụng đất bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất giữa đất đai và tài sản gắn liền với đất; phù hợp với Bộ luật Dân sự, Luật Công chứng, Luật Kinh doanh bất động sản.

Việc vận hành sàn giao dịch bất động sản bao gồm giao dịch quyền sử dụng đất bảo đảm thị trường này hoạt động công khai, minh bạch, lành mạnh và bền vững; làm cơ sở để xác định giá đất theo thị trường và xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất; hạn chế tình trạng đầu cơ, tạo bong bóng trên thị trường đất đai, phòng chống tham nhũng và rửa tiền…

Kết luận nội dung này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu quan điểm cần hình thành sàn giao dịch quốc gia về bất động sản và quyền sử dụng đất, áp dụng cho cả tài sản công và khu vực tư nhân; cũng như tạo điều kiện cho các sàn giao dịch tư nhân phát triển lành mạnh.

Các bộ, ngành cần nghiên cứu, xây dựng, ban hành văn bản pháp lý quy định vị trí, mối quan hệ giữa sàn giao dịch bất động sản công lập và tư nhân; quy chuẩn, tiêu chuẩn của doanh nghiệp, hàng hoá tham gia giao dịch trên sàn; cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành và trách nhiệm của các sàn giao dịch đối với doanh nghiệp, hàng hoá giao dịch trên sàn; cơ chế kết nối thông tin, dữ liệu giữa các sàn giao dịch…

Phó Thủ tướng cũng lưu ý, “các tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch bất động sản, quyền sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh hay thu lợi nhuận thì không bắt buộc thực hiện trên sàn giao dịch nhưng cần có chính sách khuyến khích để góp phần công khai, minh bạch giá bất động sản cũng như thu thập dữ liệu về thị trường đất đai”.

Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Kazakhstan

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev và nhấn mạnh, chuyến thăm là dấu mốc quan trọng, thể hiện quan hệ truyền thống và mong muốn chung của hai nước là thúc đẩy quan hệ...

Cùng tác giả

Hội đàm giữa Hội LHPN tỉnh Điện Biên với Hội LHPN 3 tỉnh Bắc Lào

Điện Biên TV - Sáng 12/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Điện Biên đã Hội đàm và ký kết Biên bản ghi nhớ với Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay và Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Dự Hội đàm có đồng chí Giàng Thị Hoa, Uỷ viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Hội LHPN tỉnh Điện Biên và Hội LHPN 3 tỉnh Bắc...

Hỗ trợ nông dân trồng na sầu riêng theo chuỗi giá trị ở một xã của Điện Biên

Dự án trồng na sầu riêng được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần đầu tư Rau quả Việt Nam triển khai cho 59 hộ nông dân tại xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng (Điện Biên).  Tổng kinh phí đầu tư cho dự án trên 2,5 tỷ đồng. Huyện Mường Ảng đã chỉ đạo xã Mường Đăng tổ chức lựa chọn 59 hộ nông dân cùng quỹ đất 20ha để triển khai dự...

Vì sao Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hút hàng vạn khách?

Những ngày qua, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trở thành một trong những điểm đến hút khách bậc nhất tại Hà Nội. Chỉ tính riêng ngày 10/11, điểm đến này đón lượng khách cao kỷ lục lên tới 40.000 người. Những ngày trước đó, bảo tàng cũng đón từ 20.000 đến 30.000 lượt khách. Hàng vạn người đổ về bảo tàng và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt (Ảnh: Nguyễn Hải). Nằm tại địa chỉ mới trên Đại...

Thách thức xây dựng bản du lịch Tù Lu Tìa Ló

Bài 1: Lợi thế giữa núi rừng Triển khai xây dựng mô hình du lịch cộng đồng Tù Lu Tìa Ló, huyện Điện Biên Đông huy động cả hệ thống chính trị chung tay với người dân hai bản. Sau hơn một năm nỗ lực, bước đầu định hình một bản du...

Hội thảo chuyên đề về thực trạng và giải pháp ngăn chặn quảng cáo, tin nhắn rác

Điện Biên TV - Sáng 13/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo chuyên đề về thực trạng và giải pháp ngăn chặn quảng cáo, tin nhắn rác, cuộc gọi rác để lừa đảo. Hội thảo được tổ chức trực tuyến đến 63 tỉnh, thành trong cả nước. Đại biểu dự tại điểm cầu Điện Biên. Tại chương trình hội thảo, các đại biểu được chia sẻ các chuyên đề: Thực trạng và nguyên nhân phát sinh tin...

Cùng chuyên mục

Hội thảo chuyên đề về thực trạng và giải pháp ngăn chặn quảng cáo, tin nhắn rác

Điện Biên TV - Sáng 13/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo chuyên đề về thực trạng và giải pháp ngăn chặn quảng cáo, tin nhắn rác, cuộc gọi rác để lừa đảo. Hội thảo được tổ chức trực tuyến đến 63 tỉnh, thành trong cả nước. Đại biểu dự tại điểm cầu Điện Biên. Tại chương trình hội thảo, các đại biểu được chia sẻ các chuyên đề: Thực trạng và nguyên nhân phát sinh tin...

Giải pháp nào để Điện Biên thu hút đầu tư?

https://www.youtube.com/watch?v=GcJZtZj3BjU Điện Biên TV - Với nhiều tiềm năng, lợi thế sẵn có về tài nguyên, tỉnh Điện Biên đang triển khai nhiều giải pháp để thu hút đầu tư tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh cũng xác định mục tiêu đến năm 2025 đưa địa phương phát triển nhanh và bền vững. Cần những giải pháp nào để thực hiện được mục tiêu này? Nội dung được đề cập trong hội nghị, hội thảo...

Điện Biên có 1 dự án vào chung kết cuộc thi thanh niên khởi nghiệp

Kết thúc vòng bán kết, cả nước có 32 dự án vào vòng chung kết cuộc thi. Dự án “Bảo tồn và phát triển, xây dựng thương hiệu vùng trà shan tuyết cổ thụ Tủa Chùa” của tác giả Nguyễn Mỹ Linh, tỉnh Điện Biên đã vào vòng chung kết. Dự...

Tập huấn vận hành hệ sinh thái kết nối doanh nghiệp

Điện Biên TV - Sáng 11/11, Sở Công thương phối hợp với Công ty Cổ phần tập đoàn công nghệ số A+ tổ chức “Hội nghị tập huấn triển khai vận hành Hệ sinh thái kết nối doanh nghiệp tỉnh Điện Biên” nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tiếp cận với nền tảng số mới. Tham dự lớp tập huấn có gần 20 doanh nghiệp, HTX hiện đang hoạt động, kinh doanh, sản xuất...

Giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm an toàn

Trong thời gian 1 ngày, 10 đội thi đến từ hội nông dân các huyện, thị xã, thành phố trải qua 2 phần: Phần thi trưng bày và phần thi thuyết trình. Đối với phần thi trưng bày sản phẩm, mỗi đội phải có từ 15 sản phẩm trở lên trưng...

Hội thi trưng bày, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp

Điện Biên TV - Sáng 11/11, tại Nhà thiếu nhi tỉnh, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội thi trưng bày, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm an toàn năm 2024. Dự khai mạc có đồng chí Lò Thị Minh Phượng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ. Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia hội thi. Hội thi...

Ban Kinh tế – Ngân sách, HĐND tỉnh làm việc với Sở Công thương

Điện Biên TV - Chiều 10/11, đoàn công tác của Ban kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh do đồng chí Lỳ Thị Phương Diện, Trưởng Ban làm trưởng Đoàn đã giám sát chuyên đề về vệc triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật trong đầu tư các dự án phát triển nguồn điện trên địa bàn tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2022-2024” tại Sở Công thương. Tham gia cùng đoàn có đồng chí Lò Văn...

Tháo gỡ vướng mắc để phát triển kinh tế

Tại xã Mường Toong, huyện Mường Nhé, việc rà soát các hộ thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất sản xuất còn gặp khó khăn do nhiều hộ gia đình không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc cho, tặng không có văn bản làm căn cứ pháp lý....

Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất vụ đông

Một trong những lĩnh vực thành công nhất trên địa bàn tỉnh Điện Biên thời gian qua là việc liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ nông sản. Các doanh nghiệp cam kết thu mua sản phẩm với giá ổn định, đồng thời cung cấp...

Thanh An đưa khoai lang thành cây đặc sản

Tuy có giá trị kinh tế nhưng nhiều năm qua, cây khoai được trồng theo kinh nghiệm, diện tích manh mún, nhỏ lẻ nên thu nhập mang lại từ cây khoai Thanh An chưa cao. Mong muốn phát triển cây khoai lang theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo sản phẩm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất