Powered by Techcity

Sớm gỡ vướng trong thực hiện, giải ngân chương trình mục tiêu quốc gia

Đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra mô hình trồng cây gai xanh từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất thuộc các chương trình MTQG trên địa bàn xã Lao Xả Phình, huyện Tủa Chùa.

Thực hiện các chương trình MTQG, năm 2024 toàn tỉnh đã hoàn thành phân bổ chi tiết gần 2.006 tỷ đồng đạt 95,2% kế hoạch; trong đó, vốn đầu tư đã phân bổ 92,4%, vốn sự nghiệp đã phân bổ chi tiết 100%.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện các địa phương gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt đối với nguồn vốn sự nghiệp Chương trình Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Điển hình, tại huyện Điện Biên năm 2023, nguồn vốn sự nghiệp Chương trình Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chỉ giải ngân được 18%. Từ đầu năm 2024 đến nay, nguồn vốn sự nghiệp của cả 3 chương trình đều chưa thực hiện giải ngân.

Lãnh đạo huyện Điện Biên kiến nghị sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án hỗ trợ sản xuất thuộc các chương trình MTQG, tại hội nghị Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh tổ chức ngày 21/3 vừa qua.

Ông Bùi Hải Bình, Chủ tịch UBND huyện Điện Biên cho biết: Hiện nay việc mua con giống hỗ trợ sản xuất theo quy định của Luật Chăn nuôi, theo quy trình sản xuất gặp nhiều vướng mắc và không thể thực hiện. Bên cạnh đó, Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 18/5/2023 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021 – 2025, hiện nay một số sở, ngành chưa có các hướng dẫn cụ thể. Đối với nguồn vốn Chương trình Giảm nghèo bền vững, huyện đang gặp vướng mắc liên quan đến Văn bản số 1516/TCGDNN-KHTC ngày 31/7/2023 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho rằng trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên không phải là cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nên huyện đang dừng lại, không phân bổ nguồn vốn thực hiện.

Lãnh đạo huyện Tủa Chùa kiểm tra việc hỗ trợ máy móc sản xuất nông nghiệp tại xã Sín Chải từ nguồn vốn chương trình giảm nghèo bền vững. (Ảnh CTV)

Huyện Tủa Chùa cũng gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện, giải ngân đối với các chương trình MTQG. Ông Nguyễn Minh Tuân, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Đối với nguồn vốn đầu tư, trong 3 tháng đầu năm nay, Chương trình Phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giải ngân đạt 4,5%; Chương trình Giảm nghèo bền vững giải ngân 4,6%; đối với nguồn vốn sự nghiệp của 2 chương trình này đến nay đều chưa thực hiện. Riêng đối với Chương trình Xây dựng NTM, cả nguồn vốn đầu tư và vốn sự nghiệp đều chưa giải ngân.

Trong quá trình thực hiện không có các đơn vị, doanh nghiệp tạo chuỗi liên kết mà chủ yếu là hỗ trợ cộng đồng, dẫn đến khó triển khai các nội dung. Dự án hỗ trợ sản xuất, huyện gặp vướng mắc trong việc xác định tiêu chuẩn con giống. Bên cạnh đó, định mức kinh tế kĩ thuật áp dụng chung cho các chương trình MTQG chưa có nên quá trình triển khai thực hiện gặp khó. Chương trình Xây dựng NTM, cơ chế yêu cầu khắt khe về đất đai, quản lý. Do vậy, một số đơn vị được đề xuất hỗ trợ đã có đơn xin thôi không tham gia hỗ trợ.

Những quy định trong Luật Đấu thầu mới ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án và giải ngân vốn đầu tư các chương trình MTQG.

Không riêng huyện Điện Biên hay Tủa Chùa, hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh đều vướng mắc trong quá trình thực hiện các chương trình MTQG, nhất là đối với nguồn vốn sự nghiệp. Do đó, trong 3 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh mới thực hiện giải ngân đạt 3,91% kế hoạch; trong đó vốn đầu tư phát triển giải ngân đạt 6,3% và vốn sự nghiệp giải ngân được 660 triệu đồng, đạt 0,08% kế hoạch.

Năm 2024, tỉnh Điện Biên quyết tâm phấn đấu thực hiện giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn, đặc biệt là nguồn vốn năm 2022 và 2023 kéo dài sang năm 2024. Tại hội nghị triển khai thực hiện các chương trình MTQG năm 2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lò Văn Tiến đề nghị các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc; rà soát lại các đối tượng thụ hưởng, tránh chồng chéo giữa các chính sách dẫn đến không giải ngân được. Các ngành chức năng khẩn trương tham mưu UBND tỉnh cụ thể hóa Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội về cơ chế đặc thù thực hiện các chương trình MTQG. Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh ban hành định mức kinh tế kỹ thuật các dự án hỗ trợ sản xuất.

Hiện nay, vốn hỗ trợ dân tộc thiểu số ít người thuộc Chương trình phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chưa giải ngân. Trong ảnh: Một góc bản Púng Bon – bản người dân tộc Cống (xã Pa Thơm, huyện Điện Biên).

Tỉnh cũng đề nghị các bộ, ngành Trung ương hướng dẫn triển khai quy định tại Khoản 2, Điều 3 Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 “Đối với mua sắm cây trồng, vật nuôi và những hàng hóa dịch vụ do người dân trực tiếp sản xuất”. Hiện nay tổ chức đấu thầu, mua các sản phẩm như giống cây, con giống trên địa bàn tỉnh để thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất gặp rất nhiều khó khăn bởi trên địa bàn chưa có cơ sở đáp ứng được con giống trâu, bò đảm bảo theo quy định. Trong khi mua tại một số cơ sở ngoài tỉnh để đáp ứng được quy định của Luật Chăn nuôi thì giá con giống cao và khó thích nghi môi trường sống.

Nguồn

Cùng chủ đề

Hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế cho người dân

Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, từ đầu năm đến nay, người dân xã Leng Su Sìn (huyện Mường Nhé) đã được hỗ trợ các loại cây giống để phát triển sản xuất lâm nghiệp. Từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia Phát...

Để cán bộ thực sự là “công bộc của dân”

Đến trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã Tả Phìn (huyện Tủa Chùa), chúng tôi rất thiện cảm với hình ảnh CBCC, nhất là ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả luôn vui vẻ và tận tình giải thích cho người dân về những vấn đề họ thắc mắc,...

Nâng cao ý thức, phòng tránh tai nạn điện

Vụ tai nạn điện đáng tiếc xảy ra vào khoảng 12 giờ, ngày 15/7, tại xã Ẳng Nưa (huyện Mường Ảng) khiến anh V.Đ.D (thị trấn Mường Ảng) tử vong như một hồi chuông cảnh báo về việc chấp hành an toàn điện trong nhân dân. Dù vị trí câu cá...

Gỡ “điểm nghẽn” trong thu hút đầu tư

Xác định môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, thông thoáng là yếu tố cốt lõi tạo niềm tin đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành tăng cường tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu...

Kịp thời chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân

Tham gia buổi tuần tra bảo vệ rừng với người dân bản Đoàn Kết, xã Chung Chải (huyện Mường Nhé), chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện về lợi ích cũng như việc sử dụng tiền DVMTR của bà con dân bản. Hiện nay, cộng đồng bản Đoàn Kết nhận khoán...

Cùng tác giả

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc bản Lọng Luông 1, 2

Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao được tổ chức với sự tham gia của đông đảo nhân dân. Tham dự ngày hội có đồng chí Hà Quang Trung, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Điện Biên Phủ; Lò Hải...

Hơn 30 thí sinh tham dự Hội thi hướng dẫn viên du lịch giỏi năm 2024

Điện Biên TV - Sáng 10/11, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam phối hợp với Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức Khai mạc Hội thi hướng dẫn viên du lịch giỏi năm 2024, nhân sự kiện Năm Du lịch Quốc gia Điện Biên 2024. Các thí sinh tham dự Hội thi. Tham gia hội thi có...

30 thí sinh thi hướng dẫn viên du lịch giỏi

Những thí sinh tham gia hội thi là những hướng dẫn viên du lịch, đã và đang hành nghề hướng dẫn du lịch tại khu du lịch, điểm du lịch của các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc. Do đó, các thí sinh đều có thực tế hoạt...

Điển hình tiêu biểu đồng bào dân tộc thiểu số

Tiên phong phát triển kinh tế Dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, chúng tôi gặp lại lão nông triệu phú Ngải Cù Lỷ (dân tộc Hoa), bản Đề Bua, xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ. Vẫn rắn rỏi như cây lim và nụ cười đôn hậu của 5...

Trao 32 giải thưởng tại Cuộc thi ảnh quảng bá văn hoá dân tộc thiểu số

Điện Biên TV - Tối 9/11, tại Sân hành lễ Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi ảnh quảng bá văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Điện Biên năm 2024. Ban tổ chức trao giải cho các tác giả có tác phẩm đạt giải tại cuộc thi. Sau hơn 5 tháng phát động, cuộc thi...

Cùng chuyên mục

Tháo gỡ vướng mắc để phát triển kinh tế

Tại xã Mường Toong, huyện Mường Nhé, việc rà soát các hộ thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất sản xuất còn gặp khó khăn do nhiều hộ gia đình không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc cho, tặng không có văn bản làm căn cứ pháp lý....

Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất vụ đông

Một trong những lĩnh vực thành công nhất trên địa bàn tỉnh Điện Biên thời gian qua là việc liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ nông sản. Các doanh nghiệp cam kết thu mua sản phẩm với giá ổn định, đồng thời cung cấp...

Thanh An đưa khoai lang thành cây đặc sản

Tuy có giá trị kinh tế nhưng nhiều năm qua, cây khoai được trồng theo kinh nghiệm, diện tích manh mún, nhỏ lẻ nên thu nhập mang lại từ cây khoai Thanh An chưa cao. Mong muốn phát triển cây khoai lang theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo sản phẩm...

Ngừng cung cấp điện đối với các cơ sở chế biến dong riềng chưa đủ điều kiện

TP. Điện Biên Phủ Điện Biên TV - Ngày 5/11, UBND thành phố Điện Biên Phủ tổ chức cuộc họp bàn giải pháp quản lý hoạt động chế biến tinh bột dong riềng trên địa bàn. Lãnh đạo thành phố Điện Biên Phủ kết luận cuộc họp. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 12 cơ sở chế biến dong riềng tại các xã Nà Tấu, Nà Nhạn và Mường Phăng, tuy nhiên các cơ sở chưa chấp hành nghiêm các...

Bất nhất giá công bố và giá thị trường

Lãnh đạo Sở Xây dựng thăm dây chuyền sản xuất cát nghiền của Công ty Cổ phần Năng lượng số 6 - Nậm Nhé 2A, tại điểm mỏ Tây Trang 7, xã Na Ư (huyện Điện Biên). Giá thị trường gấp ba giá công bố Để có góc nhìn khách quan hơn về giá...

Chủ động chống hạn cho cây trồng vụ đông

Vụ đông năm nay, gia đình bà Quàng Thị Muôn, bản Chiềng An, xã Thanh An (huyện Điện Biên) trồng gần 500m2 khoai lang. Thiếu nước tưới, diện tích khoai lang của gia đình chậm phát triển và có dấu hiệu khô héo thân, không bén rễ. Trước nguy cơ diện...

Rối ren thị trường cát xây dựng

Bài 1: Người xây nhà gặp khó vì giá cát tăng cao Những công trình thi công dang dở, gặp lúc giá cát xây dựng tăng phi mã, đã đẩy người dân và cả doanh nghiệp vào thế… khóc dở mếu dở, tiến thoái lưỡng nan. “Méo mặt” vì xây nhà Thời gian qua,...

Điện Biên: Nhiều chỉ số giá tiêu dùng tăng

Điện Biên TV - Từ ngày 1/7, Chính phủ đã điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/ tháng lên 2,34 triệu đồng/ tháng. Theo ghi nhận sau gần 5 tháng điều chỉnh lương cơ sở nhiều chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn tỉnh cũng đã tăng theo lương. Ảnh minh họa. Theo số liệu thống kê của Sở Tài chính, 9 tháng qua trong số 11 nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng chính, có...

Giá trâu, bò tiếp tục giảm

Điện Biên TV - Thời gian qua, giá trâu, bò hơi tiếp tục giảm, chưa có dấu hiệu khởi sắc, trong khi chi phí thức ăn chăn nuôi tăng, đầu ra sản phẩm không ổn định... khiến người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn. Toàn tỉnh có tổng đàn trâu, bò khoảng 250 nghìn con, hiện một con bò tùy trọng lượng có giá bán từ 15 đến 20 triệu đồng giảm khoảng 2-3 triệu đồng...

Điện Biên: Nhiều dự án trọng điểm chậm tiến độ so với kế hoạch

Điện Biên TV - Trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên hiện đang tập trung triển khai 25 dự án trọng điểm của tỉnh. Đánh giá chung cho thấy tiến độ thi công các dự án trọng điểm đã có nhiều chuyển biến, song nhìn chung vẫn chậm so với kế hoạch đề ra. Hầu hết các dự án đều chậm so với kế hoạch đề ra. Trong số 25 dự án trọng điểm của tỉnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất