Powered by Techcity

Sớm gỡ khó giao đất giao rừng để quản lý rừng hiệu quả

Người dân xã Nà Hỳ phối hợp cùng kiểm lâm địa bàn đi tuần tra diện tích rừng được giao quản lý.

Nậm Pồ hiện là huyện có diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng lớn nhất tỉnh với hơn 63.651ha tại 15 xã. Theo kế hoạch, đến 30/11/2023, huyện Nậm Pồ sẽ hoàn thành việc giao đất, giao rừng và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp chưa có rừng. Tuy nhiên, tiến độ hiện nay đang chậm so với kế hoạch. Cụ thể, tính đến ngày 12/9/2023, toàn huyện mới có 2/15 xã đã hoàn thành và được phê duyệt phương án giao đất, giao rừng và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp chưa có rừng, gồm Nậm Khăn và Chà Tở, với diện tích khoảng 6.400ha. Duyệt trích đo bản đồ mảnh trích đo địa chính có 7 xã đã hoàn thành, gồm: Nậm Khăn, Chà Cang, Chà Tở, Nậm Tin, Pa Tần, Nà Khoa, Na Cô Sa. 8 xã còn lại hiện đang hoàn thiện hồ sơ, dự kiến đến tháng 10/2023 huyện sẽ hoàn thiện hồ sơ kèm theo mảnh trích đo trình Sở TN&MT kiểm tra, phê duyệt.

Ông Bùi Văn Luyện, Chủ tịch UBND huyện Nậm Pồ cho biết: Để công tác giao đất, giao rừng, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp chưa có rừng của địa phương đạt chỉ tiêu kế hoạch, phấn đấu hoàn thành việc giao giấy chứng nhận cho 100% hộ trên địa bàn toàn huyện trong tháng 1/2024, huyện đã đề nghị các xã và thành viên Ban Chỉ đạo, tổ giúp việc tiếp tục tuyên truyền vận động người dân phối hợp trong công tác đo đạc ngoài thực địa và cung cấp thông tin để làm sổ. Đối với các xã đã khoanh vẽ xong, cần tổ chức họp công khai kết quả đo đạc và xin ý kiến vào phương án giao đất lâm nghiệp chưa có rừng, thông qua HĐND cấp xã và lấy ý kiến các phòng, ban liên quan.

Kiểm lâm và người dân xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé kiểm tra thực địa giao đất giao rừng.

Triển khai Kế hoạch 2783, UBND tỉnh đặt ra mục tiêu phấn đấu trong giai đoạn (2019 – 2023), sẽ thực hiện rà soát diện tích đất lâm nghiệp có rừng, đất lâm nghiệp chưa có rừng và chưa thực hiện giao đất giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng diện tích trên 366.000ha; trong đó đất lâm nghiệp có rừng là gần 32.000ha, đất lâm nghiệp chưa có rừng là hơn 334.000ha.

Tuy nhiên, tính đến ngày 15/9/2023, các huyện, thị xã, thành phố mới tiến hành rà soát, đo đạc, lập hồ sơ địa chính, đối với đất lâm nghiệp có rừng đã thực hiện được gần 80.000ha, đạt 93% kế hoạch; đối với đất lâm nghiệp chưa có rừng đã thực hiện trên 200.000ha, đạt 74%  kế hoạch. Trong đó có 8 đơn vị cấp huyện đã thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp có rừng với diện tích đạt gần 35.000ha, đạt tỷ lệ 40% và 4 đơn vị cấp huyện thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp chưa có rừng với diện tích gần 15.000ha, đạt 6% so với khối lượng theo kế hoạch. Những số liệu trên cho thấy, yêu cầu về tiến độ thực hiện Kế hoạch 2783 đang chậm so với mục tiêu đề ra.

Tại hội nghị đánh giá tình hình, tiến độ, kết quả tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2019 – 2023 trên địa bàn tỉnh, diễn ra vào ngày 16/9 mới đây, nhiều nguyên nhân khiến Kế hoạch 2783 chậm tiến độ đã được các đại biểu chỉ ra, như: Người dân còn tâm lý lo sợ khi giao đất để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp; trong năm có nhiều đợt mưa kéo dài ảnh hưởng đến công tác rà soát, đo đạc tại thực địa; nguồn lực của một số đơn vị tư vấn tại một số huyện, thị xã, thành phố còn hạn chế dẫn đến tiến độ thực hiện đo đạc chậm; trên địa bàn huyện Mường Nhé, Nậm Pồ có một số diện tích thuộc quy hoạch đất lâm nghiệp trùng với quy hoạch Đề án 79…

Trên thực tế, tại các địa bàn vùng cao vùng xa của tỉnh, việc quản lý sử dụng đất lâm nghiệp còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ; ở không ít khu vực dân cư nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, vẫn còn xảy ra tranh chấp hoặc lấn chiếm đất lâm nghiệp để mở rộng diện tích gieo trồng các loại cây lương thực ngắn ngày; nhiều diện tích đất có rừng, nhưng chưa được đưa vào quy hoạch 3 loại rừng nên chưa có cơ sở và căn cứ để thực hiện. Vì vậy, người dân vẫn chưa đồng thuận với chủ trương chung. Khi mà người dân không đồng thuận, không hợp tác thực hiện rà soát, kiểm đếm diện tích đất lâm nghiệp với lực lượng chức năng, thì lẽ đương nhiên là kế hoạch triển khai chậm tiến độ, hoặc vẫn còn giậm chân tại chỗ.

Cũng tại hội nghị đánh giá tình hình, tiến độ, kết quả tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2019 – 2023 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lò Văn Tiến, Trưởng Ban Chỉ đạo giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tỉnh đã nêu ra những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới nhằm đẩy nhanh tiến độ giao đất giao rừng. Cụ thể, sẽ tập trung theo hướng nơi nào còn vướng mắc, còn tranh chấp, chưa xác định được chủ rừng, sẽ khoanh lại, để tập trung thực hiện những chỗ dễ trước. Nơi nào khó thực hiện sau; tiến hành xác định rõ nội dung, mốc thời gian, tiến độ triển khai, phân công cụ thể trách nhiệm tổ chức thực hiện… để làm căn cứ kiểm tra, giám sát; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xác định đây là hoạt động của cấp ủy, chính quyền, không được phó mặc cho đơn vị tư vấn; các địa phương chủ động trao đổi, phối hợp với các Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo tỉnh để được hướng dẫn, hỗ trợ và kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện…

Mục tiêu quan trọng nhất mà Kế hoạch 2783 mà UBND tỉnh đặt ra, đó là khi hoàn thành việc giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, sẽ không chỉ góp phần tạo sinh kế bền vững cho người dân, cho cộng đồng, mà còn xác lập đích danh quyền quản lý đối với diện tích đất lâm nghiệp đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn xã hội đối với công tác quản lý bảo vệ rừng. Để hướng tới mục tiêu đề ra, giải pháp mà tỉnh đang nỗ lực, quyết liệt chỉ đạo các ngành, các địa phương trong tỉnh tập trung thực hiện, đó là triển khai theo hình thức cuốn chiếu; triển khai thực hiện ở xã nào sẽ hoàn thành dứt điểm xã đó, đồng thời có công văn chỉ đạo các sở, ngành chức năng của tỉnh, tăng cường phối hợp để kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ cấp ủy, chính quyền các địa phương trong tỉnh thực hiện rà soát, hoàn chỉnh việc giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp đảm bảo đúng theo tiến độ đề ra.

Nguồn

Cùng chủ đề

Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc Quốc hội làm việc với UBND tỉnh

Từ khi thực hiện Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, đến hết năm 2023 tỉnh Điện Biên đã thực hiện giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lâm nghiệp với tổng diện tích 501.239,96ha. Riêng giai đoạn 2019-2023, tỉnh Điện Biên đã...

Bất cập trong giao đất, giao rừng

Bài 1: “Nút thắt” từ quy hoạch Để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ  rừng và tạo cơ sở pháp lý để tiến tới hoàn thiện việc giao đất, giao rừng, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp, giai đoạn 2006 - 2020 tỉnh thực hiện nhiệm vụ quy hoạch 3 loại...

Giám sát việc giao đất, giao rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Tuần Giáo

Theo kế hoạch, huyện Tuần Giáo phải giao 15.463ha (gồm 8.621ha có rừng và 6.842ha chưa có rừng). Đến nay, diện tích đất lâm nghiệp có rừng đã giao hơn 1.438ha cho 208 chủ rừng là cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân (đạt 16,7% kế hoạch); đất lâm nghiệp...

HĐND tỉnh giám sát việc giao đất, giao rừng tại huyện Tủa Chùa

Đến nay huyện Tủa Chùa đã rà soát, đo đạc tại thực địa hơn 3.402/3.009ha đất lâm nghiệp có rừng; diện tích đã giao, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp có rừng được hơn 2.956/3.009ha (đạt 98,2%); trong đó, giao cho 89 chủ rừng là cộng đồng và 433 chủ rừng là...

Điều chỉnh kế hoạch giao đất, giao rừng và cấp GCNQSDĐ đất lâm nghiệp

Đến nay, tổng diện tích đã thực hiện rà soát, đo đạc, lập hồ sơ địa chính là 295.835,57ha, trong đó: Đất lâm nghiệp có rừng là 79.618,28ha (đạt 82%); đất lâm nghiệp chưa có rừng 216.217,29ha (đạt 129,4%). 8/10 huyện, thị xã, thành phố đã thực hiện cấp GCNQSDĐ...

Cùng tác giả

Thuyết trình phương án phục dựng Dự án Bảo tồn Trung tâm Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

Điện Biên TV - Chiều 21/2, tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh, Liên doanh Công ty TNHH một thành viên Bảo tồn di sản văn hóa - Công ty Cổ phần Kiến trúc đô thị Việt Nam đã tổ chức thuyết trình Dự án: Bảo tồn Trung tâm Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Trực tiếp nghe thuyết trình có đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng Mùa A...

Khai mạc Giải pickleball tranh cúp Viettel năm 2025

Sáng ngày 20/2, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Viettel Điện Biên tổ chức Giải Pickleball các câu lạc bộ tỉnh Điện Biên tranh cúp Viettel năm 2025. Lễ khai mạc Giải Pickleball các Câu lạc bộ tỉnh Điện Biên tranh cúp Viettel năm 2025. Tham gia Giải pickleball các Câu lạc bộ tỉnh Điện Biên tranh cúp Viettel năm 2025 có trên 400 vận động viên đại diện cho 55 đoàn đến từ các đơn vị sở,...

Lấy ý kiến tham gia vào dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ thành phố

Điện Biên TV - Sáng 19/2, Thành ủy Điện Biên Phủ tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia của các đồng chí nguyên lãnh đạo chủ chốt, Ủy viên BTV Thành ủy qua các thời kỳ vào Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Điện Biên Phủ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đồng chí, Hà Quang Trung, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy...

VPUB – Kỳ họp thứ mười tám, HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026

Dienbien.gov.vn – Sáng 20/2, dưới sự điều hành của các đồng chí: Lò Văn Phương, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Giàng Thị Hoa, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, HĐND tỉnh khóa XV đã tổ chức Kỳ họp thứ mười tám để xem xét, thông qua các đề án, nghị quyết liên quan việc thành lập, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn trực thuộc. Dự kỳ họp có các...

Đẩy mạnh tuyên truyền các hoạt động Lễ hội Hoa Ban năm 2025

Điện Biên TV - Sáng 19/2, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức Họp báo tuyên truyền Lễ hội Hoa Ban năm 2025 và Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VIII; giao ban báo chí tháng 1,2 và định hướng tuyên truyền tháng 3. Dự buổi họp báo có đồng chí Vừ...

Cùng chuyên mục

Nguy cơ cháy rừng trên địa bàn tỉnh Điện Biên ở cấp V – cấp cực kỳ nguy hiểm

Điện Biên TV - Liên tục nhiều tuần qua, trên địa bàn tỉnh Điện Biên không có mưa, kèm theo nắng nóng kéo dài; hình thái thời tiết cực đoan này làm nguy cơ cháy rừng tăng cao. Theo Thông báo mới nhất của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, từ ngày 17/2 đến 23/2, nguy cơ cháy rừng trên địa bàn tỉnh dự báo ở cấp V - cấp cực kỳ nguy hiểm. Ảnh minh họa. Hiện đang là cao điểm...

Dân thành phố khắc khoải chờ điện

https://www.youtube.com/watch?v=5F55JJVkjG0 Điện Biên TV - Không phải chỉ vài tháng mà đã gần 3 năm qua, mấy chục gia đình ở khu tái định cư số 1 thuộc Dự án Hạ tầng kỹ thuật khung (dọc trục đường 60m, phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ) phải tự mua dây nối điện từ cột tổ dân phố khác về nhà để sử dụng, mặc dù trụ điện ngay cửa nhà nhưng không có điện! Người dân nơi đây mong...

Ký kết chương trình chuyển giao công nghệ sản xuất gạch không nung

Điện Biên TV - Chiều 13/2, Sở Xây dựng phối hợp với Tỉnh đoàn Điện Biên tổ chức Lễ ký kết Chương trình chuyển giao công nghệ và hỗ trợ sản xuất gạch không nung phục vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2025. Các đơn vị tiến hành ký kết và chuyển giao công nghệ sản xuất gạch không nung để triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho...

Điện Biên đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp

https://www.youtube.com/watch?v=SfmS-ULmlSU Điện Biên TV - Sau hơn 10 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Điện Biên đã tạo dựng được những tiền đề cơ bản để phát triển bền vững theo chuỗi giá trị. Thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, mỗi địa phương trong tỉnh đã tập trung vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế địa bàn, nhu cầu thị trường và...

Kiểm tra mô hình canh tác lúa thông minh, giảm phát thải nhà kính

Điện Biên TV - Sáng 11/2, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND huyện Điện Biên tổ chức thăm đồng, kiểm tra mô hình canh tác lúa thông minh, giảm phát thải nhà kính trên lúa Đông Xuân niên vụ 2024 - 2025. Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Điện Biên kiểm tra mô hình canh tác lúa thông minh, giảm phát thải nhà kính tại đội Chăn Nuôi...

Điện Biên: 54 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP

Điện Biên TV - Sau hơn 3 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đến nay, tỉnh Điện Biên đã có 54 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 2 sản phẩm được chứng nhận 4 sao và 52 sản phẩm được chứng nhận 3 sao. Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP đánh giá, xếp hạng sản phẩm. Để phát triển các sản phẩm OCOP, tỉnh Điện...

Khởi công xây dựng Siêu thị Hoa Ba tại Tuần Giáo

Điện Biên TV - Ngày 7/2, Công ty TNHH Giáo dục và Thương mại Dịch vụ Hoa Ba đã tổ chức lễ khởi công Siêu thị Hoa Ba Tuần Giáo tại thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo. Các đại biểu động thổ khởi công Siêu thị Hoa Ba Tuần Giáo. Siêu thị Hoa Ba Tuần Giáo được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích trên 4.000 m², thiết kế nhà kinh doanh 3 tầng, mỗi tầng có diện...

Vietjet Air tiếp tục duy trì đường bay Điện Biên – TP. Hồ Chí Minh

Điện Biên TV - Sau buổi làm việc giữa lãnh đạo tỉnh Điện Biên và đại diện Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet sáng ngày 5/2, hai bên đã thống nhất tiếp tục duy trì các chuyến bay từ Điện Biên đi TP Hồ Chí Minh và ngược lại. Sau khi Cảng Hàng không Điện Biên được nâng cấp, Vietjet Air đã triển khai các chuyến bay từ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đến Điện Biên với...

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Tết trồng cây

Điện Biên TV - Sáng 4/2, tại Trung tâm Khuyến nông - Giống cây trồng, vật nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Dự buổi lễ có các đồng chí: Lò Văn Phương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Đồng chí Lò Văn Phương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy,...

Ngày mùng 4 Tết trên cánh đồng Mường Thanh

Điện Biên TV - Sáng sớm ngày mùng 4 tết Ất Tỵ, trong làn sương mờ buổi sớm, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Điện Biên đã tranh thủ xống đồng để tỉa dặm, đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt; mang theo ước vọng về một vụ lúa bội thu. Nông dân huyện Điện Biên tỉa dặm cho lúa. Do thời điểm xuống giống xảy ra rét đậm, dẫn đến cây lúa chậm phát triển, nên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất