Powered by Techcity

Quyết sách từ nghị trường kịp thời tháo gỡ nhiều vướng mắc thực tiễn

Chia sẻ bên hành lang nghị trường, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao hiệu quả, chất lượng của Kỳ họp này và cho rằng các quyết sách được Quốc hội thông qua đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân và cử tri cả nước, giúp các ngành và địa phương, các doanh nghiệp… giải toả bế tắc, khó khăn.

Lá phiếu tín nhiệm thực chất

Theo đại biểu Hồ Thị Minh (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị), Kỳ họp thứ 6 diễn ra rất sôi nổi. Chẳng hạn, sáng ngày 23/11, khi thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có tới gần 100 đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu và bấm nút tranh luận. Điều này cho thấy, các đại biểu rất trách nhiệm, rất quan tâm đến nhiều vấn đề mà dự thảo luật này đưa ra.

Đại biểu cũng cho rằng, dù luật là thông qua hoặc cho ý kiến lần đầu thì các đại biểu rất trách nhiệm và thảo luận trên tinh thần đóng góp, xây dựng với mong muốn dự luật được hoàn thiện, có độ “chín” để khi được các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn.


Đại biểu Hồ Thị Minh (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị). 

Đối với hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, nữ đại biểu Quốc hội Đoàn Quảng Trị đánh giá, các tư lệnh ngành đã trả lời rất thẳng thắn, không vòng vo, không né tránh. Đặc biệt, Chính phủ đã thẳng thắn, đứng trước Quốc hội thừa nhận một số lĩnh vực điều hành còn chậm.

Chia sẻ ấn tượng với việc lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh, đại biểu nhìn nhận, công việc này được tiến hành thận trọng, khách quan. Chất lượng hiệu quả hoạt động của ngành, việc điều hành công việc của ngành đều tác động đến lá phiếu rất lớn. Qua các phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp trước đó cũng để lại “dư âm” trong lá phiếu tại Kỳ họp này. 

“Tôi cho rằng đó là những lá phiếu rất thực chất. Kết quả phiếu tín nhiệm sẽ giúp các tư lệnh ngành nhìn nhận lại mình, nhìn nhận lại tổng thể ngành mình và hy vọng rằng nửa nhiệm kỳ còn lại sẽ điều hành hiệu quả hơn, mang lại hiệu quả hơn” – đại biểu trao đổi.

Gỡ vưỡng mắc, thúc đẩy 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Chia sẻ bên hàng lang Quốc hội, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) cho biết, cử tri và nhân dân hướng về kỳ họp của Quốc hội và đặt niềm tin, kỳ vọng vào những việc rất quan trọng của quốc gia, dân tộc. 

Theo đại biểu, đây là kỳ họp rất thành công, cẩn trọng, trách nhiệm. Trong đó, Quốc hội đã thông qua có nhiều bộ luật quan trọng như Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở… Tuy nhiên, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng chưa được thông qua do có nhiều vấn đề, nhiều ý kiến cần thêm thời gian để tiếp thu, chỉnh lý một cách cẩn trọng, tránh ban hành luật rồi còn bỏ sót những lỗ hổng xung đột, chồng lấn và có thể khó thực hiện như trước đây. Dù vậy, cơ quan soạn thảo cùng cơ quan thẩm tra đã rất tích cực trong việc hoàn thiện các dự luật này. Ví dụ, với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có trên 12 triệu lượt ý kiến của cử tri, nhân dân đóng góp thì các cơ quan đã phân loại, phân nhóm và tiếp thu nhiều nội dung đưa vào trong luật. Còn những vấn đề chưa thể tiếp thu cũng đã được giải trình trước Quốc hội rất thuyết phục và hợp lý.


Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị).

Một trong những điểm nhấn nổi bật trong Kỳ họp này được đại biểu Hà Sỹ Đồng quan tâm là Quốc hội tiến hành giám sát tối cao việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.  

Đại biểu nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên Quốc hội giám sát giữa kỳ, đồng thời với 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025, có phạm vi rộng, cùng với những yêu cầu đổi mới, Đoàn giám sát đã giải quyết nhiều nhiệm vụ, khối lượng công việc lớn với cách tiếp cận và cách làm mới phù hợp. Qua thảo luận, các đại biểu đã “mổ xẻ”, phân tích kịp thời những khó khăn, vướng mắc. Trong đó, đáng lo ngại là việc phân bổ vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm. Từ đó, đề xuất nhiều giải pháp để thúc đẩy nhanh các chương trình.

Cũng theo đại biểu, Quốc hội đã dành nhiều thời gian đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; đánh giá giữa kỳ Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025. Trong đó, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024, đưa ra những nhóm nhiệm vụ, giải pháp căn cơ như: cải cách thể chế; phân cấp, phân quyền; tháo gỡ những khó khăn trong huy động nguồn lực…

Giải toả những bế tắc, khó khăn


Đại biểu Nguyễn Chu Hồi (Đoàn ĐBQH Hải Phòng).  

Theo đại biểu Nguyễn Chu Hồi (Đoàn ĐBQH Hải Phòng), Kỳ họp diễn tiến trong bầu không khí sôi động, tập trung, dân chủ, thẳng thắn, xây dựng và trách nhiệm cao. Số lượng đại biểu đóng góp ý kiến, thảo luận bằng văn bản trước và trong kỳ họp, trong thảo luận ở tổ và trên nghị trường rất nhiều, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của các ĐBQH, trong khi các dạng thức góp ý kiến đều được Quốc hội xem có giá trị như nhau. 

Các phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các trưởng ngành, các ý kiến giải trình cho từng vấn đề được thảo luận trên nghị trường đều rất sát thực, ngắn gọn, rõ ràng và có gợi mở giải pháp cụ thể. Chủ tịch Quốc hội và các Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành đều giữ vững nguyên tắc cơ bản dựa vào chức năng của Quốc hội và nhiệm vụ kỳ họp, có những ý kiến gợi mở để tạo ra sự tương tác tốt nhất giữa các bên hỏi-đáp. Và quan trọng các bên đều nhận thức đúng rằng chất vấn và trả lời chất vấn không phải để kết luận là ai sai đúng, mà là để các bên chia sẻ, phản ánh, tiếp nhận thông tin, trên cơ sở đó nhận diện ra những vấn đề và cách thức giải quyết chúng.

Theo đại biểu, các luật và nghị quyết lần này đưa ra Quốc hội thảo luận và thông qua đều là những vấn đề thực tế nóng bỏng, được nhân dân và cử tri cả nước quan tâm. Chính phủ cũng xác định đó là những vấn đề kinh tế – xã hội bức xúc cần được giải quyết cả trong ngắn và dài hạn, đặc biệt những nút thắt, điểm nghẽn về cơ chế, chính sách, các thủ tục hành chính rườm rà,… đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Tất cả đều cần được xem xét và ủng hộ theo thẩm quyền để tháo gỡ sớm nhất. 

Chính vì vậy, đại biểu Nguyễn Chu Hồi cho rằng, nhiều Luật, nghị quyết quan trọng được thông qua lần này đáp ứng ngay nguyện vọng của nhân dân và cử tri cả nước, giúp các ngành và địa phương, các doanh nghiệp,… giải toả bế tắc, khó khăn. Đồng nghĩa với việc tăng lòng tin đối với các quyết sách của Quốc hội và thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng và Nhà nước ta. Tạo đà giải quyết các nhu cầu dài hạn của nền kinh tế và nhu cầu chính đáng của toàn xã hội, tạo động lực tăng trưởng và góp phần bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn cho cơ sở, gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng và bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước.

Sáng tạo, đột phá để đưa các quyết sách vào cuộc sống

“Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đáp ứng được yêu cầu, niềm tin của cử tri dành cho Quốc hội. Điều này thể hiện qua việc Quốc hội đã hoàn thành rất nhiều công việc, thông qua nhiều luật và quyết định quan trọng” – Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Bùi Hoài Sơn.


Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục Bùi Hoài Sơn.

Đại biểu cũng chia sẻ những ấn tượng với nhiều điểm mới, cách làm sáng tạo, linh hoạt tại Kỳ họp này. Đó là, việc chia Kỳ họp thành 2 đợt và dành khoảng giữa giúp cho các cơ quan của Quốc hội có thể chuẩn bị tốt hơn các dự thảo luật. 

Cùng với đó, trong hoạt động chất vấn, thay vì chất vấn từng Bộ trưởng, từng vấn đề, tại Kỳ họp này Quốc hội tiến hành chất vấn theo nhóm lĩnh vực. Các đại biểu đều đánh giá rất cao cách thức làm việc này và các Bộ trưởng rõ ràng đã có thể có sự chủ động nhất định, thể hiện trách nhiệm của mình trong những chất vấn, câu hỏi của các vị đại biểu Quốc hội.

Thêm nữa, theo đại biểu, có thể thấy được sự thận trọng đối với những vấn đề mới. “Việc dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chưa thông qua trong tại Kỳ họp này có thể khiến cho một số những người có sự thất vọng nhất định nhưng rõ ràng sự thận trọng này là vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay” – đại biểu ví dụ. 

Tại Kỳ họp này, Quốc hội đã ban hành nhiều quyết sách, đặc biệt là những quyết sách liên quan đến vấn đề kinh tế để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, lấy lại đà tăng trưởng cho năm 2024. Nhấn mạnh điều này, đại biểu chia sẻ, chúng ta trải qua năm 2023 với rất nhiều khó khăn, một số chỉ tiêu chưa đạt được. Đó không chỉ là những thách thức rất lớn cho năm 2023 mà có thể trong năm 2024. Chính vì thế, các đại biểu Quốc hội đã thể hiện tâm tuyết, quan tâm thảo luận và thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế – xã hội năm 2024.

“Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng vì quá trình chúng ta thảo luận rất kỹ lưỡng như vậy, thể hiện trách nhiệm như vậy nên những kinh nghiệm của năm 2023 và những đóng góp các vị đại biểu sẽ giúp chúng ta hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế  – xã hội trong năm 2024” – đại biểu bày tỏ. 

Để đưa những quyết sách vừa được Quốc hội thông qua vào cuộc sống, đại biểu nhấn mạnh cần có những nỗ lực, những giải pháp sáng tạo, đột phá. Trong đó, khâu quan trọng là công tác cán bộ, trách nhiệm của cán bộ. Chỉ rõ hiện nay tình trạng cán bộ né tránh, trông chờ, ỷ lại vẫn diễn ra, đại biểu nhấn mạnh “phải thay đổi, bắt quá trình chậm chạp này phải chuyển động cùng với mong đợi từ phía cử tri”. 

“Đây sẽ là một yếu tố then chốt để luật vào trong cuộc sống, tạo ra được những đột phá trong thời gian sắp tới” – đại biểu nói./.

Nguồn

Cùng chủ đề

Phát huy tinh thần đổi mới, dân chủ, trí tuệ và trách nhiệm cao

Tiếp nối kết quả những kỳ họp trước, phát huy tinh thần nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm, có tính xây dựng cao, các đại biểu Quốc hội đã thể hiện cao nhất sự “Tận tâm-Tận lực-Tích cực-Tâm huyết-Trách nhiệm” trong phiên chất vấn và làm rõ vấn đề mà...

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần quy định rõ hơn về KHCN và chuyển đổi số

Theo đại biểu Tạ Thị Yên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, năng lực cạnh tranh quốc gia chính là năng lực cạnh tranh của các đô thị lớn, nơi tập trung tiềm lực kinh tế, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao. Thủ đô Hà...

Nhất trí áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung từ năm 2024

Đại biểu Tạ Thị Yên và đại biểu Thượng tọa Thích Đức Thiện đồng tình với nội dung tờ trình của Chính phủ khi cho rằng, thuế tối thiểu toàn cầu không phải là điều ước quốc tế, và cũng không phải là cam kết quốc tế nên không bắt...

Đề nghị giữ nguyên tên gọi Tòa án Nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện

Đại biểu Lò Thị Luyến, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên phân tích, lý do đổi tên Toà án Nhân dân cấp tỉnh, Toà án Nhân dân cấp huyện thành Toà án Nhân dân phúc thẩm và Toà án Nhân dân sơ thẩm nêu trong Tờ...

Cần thiết ban hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Đại biểu thông tin, hiện nay lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp đang được quy định tại Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng năm 2008, Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003, Nghị định số 63/2020/NĐ-CP và các văn bản...

Cùng tác giả

VPUB – Ngành Ngân hàng triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

VPUB - Ngành Ngân hàng triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 Dienbien.gov.vn - Chiều 20/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Hội nghị triển khai các giải pháp tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chủ trì Hội nghị. Hội nghị được kết nối đến điểm cầu của 26...

Tổ chức 02 lớp tập huấn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới về văn hoá cơ sở, xây dựng quy...

Trong 04 ngày, từ ngày 16-17/9 và 19-20/9 tại Trung tâm tổ chức sự kiện Him Lam, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức 02 lớp tập huấn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới về văn hoá cơ sở, xây dựng quy ước và công tác gia đình, năm 2024. Đồng chí Đoàn Văn Chì Phó giám đốc Sở phát biểu khai mạc tại Hội nghị tập huấn Theo đó, lớp thứ nhất được...

Duy trì, phát triển thể thao truyền thống

Nhằm duy trì, phát triển các môn thể thao truyền thống trên địa bàn, các cấp, ngành, địa phương luôn lồng ghép vào các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao được tổ chức vào các dịp lễ, tết, liên hoan, ngày hội, giao lưu… Thông qua đó, đã góp phần giới thiệu, bảo tồn các môn thể thao dân tộc, góp phần thúc đẩy phong trào thể dục thể thao quần chúng, từng bước nâng cao đời...

Điện Biên Đông phổ biến quán triệt các văn bản mới của Đảng

Nội dung được phổ biến, quán triệt gồm: Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; Kết luận số 83 ngày 21/6/2024 của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương,...

Festival thu Hà Nội rút gọn quy mô nhưng vẫn hấp dẫn

Nhiều nội dung thay đổi Festival thu Hà Nội lần thứ 2 - năm 2024 có chủ đề “Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử” là một trong những hoạt động, sự kiện tiêu biểu của thành phố hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -...

Cùng chuyên mục

VPUB – Ngành Ngân hàng triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

VPUB - Ngành Ngân hàng triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 Dienbien.gov.vn - Chiều 20/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Hội nghị triển khai các giải pháp tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chủ trì Hội nghị. Hội nghị được kết nối đến điểm cầu của 26...

Tổ chức 02 lớp tập huấn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới về văn hoá cơ sở, xây dựng quy...

Trong 04 ngày, từ ngày 16-17/9 và 19-20/9 tại Trung tâm tổ chức sự kiện Him Lam, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức 02 lớp tập huấn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới về văn hoá cơ sở, xây dựng quy ước và công tác gia đình, năm 2024. Đồng chí Đoàn Văn Chì Phó giám đốc Sở phát biểu khai mạc tại Hội nghị tập huấn Theo đó, lớp thứ nhất được...

Duy trì, phát triển thể thao truyền thống

Nhằm duy trì, phát triển các môn thể thao truyền thống trên địa bàn, các cấp, ngành, địa phương luôn lồng ghép vào các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao được tổ chức vào các dịp lễ, tết, liên hoan, ngày hội, giao lưu… Thông qua đó, đã góp phần giới thiệu, bảo tồn các môn thể thao dân tộc, góp phần thúc đẩy phong trào thể dục thể thao quần chúng, từng bước nâng cao đời...

Điện Biên Đông phổ biến quán triệt các văn bản mới của Đảng

Nội dung được phổ biến, quán triệt gồm: Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; Kết luận số 83 ngày 21/6/2024 của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương,...

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ kiểm tra, đánh giá chất lượng hướng dẫn viên năm 2024

Nhằm kiểm tra, đánh giá toàn diện về kiến thức, phương pháp, kỹ năng nghiệp vụ của hướng dẫn viên để nâng cao năng lực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới. Trong 2 ngày, ngày 17 và ngày 18/9, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã tiến hành tổ chức Kiểm tra, đánh giá chất lượng hướng dẫn viên năm 2024.Tham dự buổi kiểm tra có: Đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp -...

Giải vô địch Karate quốc gia lần thứ XXXIII năm 2024 sẽ diễn ra tại Điện Biên

Theo đó, Giải vô địch Karate quốc gia lần thứ XXXIII năm 2024 dự kiến diễn ra từ ngày 13 - 22/10/2024 tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh Điện Biên.Giải vô địch Karate quốc gia lần thứ XXXIII năm 2024 với sự tham gia thi đấu khoảng hơn 500 vận động viên đến từ các đội tuyển Karate của các tỉnh, thành, ngành trên toàn quốc. Các hoạt động trong khuôn khổ Giải: Chương trình dâng hương Đền thờ...

Lễ hội Khinh khí cầu, một trong những sự kiện hiện thực hoá chủ đề Năm Du lịch quốc gia – Điện Biên 2024...

Ngày 16 tháng 8 năm 2024, Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã ban hành Kế hoạch số 3634/KH-UBND tổ chức Lễ Chào cờ đặc biệt “Tự hào Việt Nam - Điện Biên Phủ” và Lễ hội Khinh khí cầu năm 2024 “Bay lên Việt Nam! Tự hào 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây là sự kiện lần đầu tiên tổ chức tại tỉnh với nhiều hoạt động hấp dẫn, điểm nhấn đặc biệt.Theo đó, Lễ...

Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng tích cực

Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng trong tháng 8 Chỉ số PMI tháng 8 của ngành sản xuất đạt 52,4 điểm, mặc dù giảm so với mức 54,7 điểm trong tháng 7 nhưng vẫn cho thấy mức cải thiện mạnh mẽ của các điều kiện kinh doanh vào thời điểm giữa quý III, trong đó có những điểm nhấn tích cực là sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng...

Hang động Khó Chua La: Di sản thiên nhiên kỳ thú ở Điện Biên

  VOV.vn Nguồn: https://vov.vn/van-hoa/di-san/hang-dong-kho-chua-la-di-san-thien-nhien-ky-thu-o-dien-bien-post1122513.vov

Tỉnh Điện Biên tham gia Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024

Ngày 20/9, Khai mạc Festival Thu Hà Nội năm 2024 có chủ đề “Thu Hà Nội – Mùa thu lịch sử” do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lich tổ chức tại sân khấu khu vực đền bà Kiệu phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và một số điểm đến du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội.Tham gian Festival Thu Hà Nội có trên 100 gian hàng được chia thành các...

Tin nổi bật

Tin mới nhất