Powered by Techcity

Quân y trong Chiến dịch Điện Biên Phủ: Muôn vàn khó khăn, vất vả

VOV.VN – Các chiến sĩ quân y đã phải làm việc liên tục trong điều kiện hết sức khó khăn, vất vả, thiếu máy móc, thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc men.

Trong bất kỳ một chiến dịch quân sự nào, lực lượng quân y luôn là lực lượng vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong chiến dịch lớn như Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trong thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi anh chị em cán bộ, nhân viên quân y, dân công, hộ lý, cấp dưỡng phục vụ thương binh vào ngày 18/4/1954 đã viết: “… Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử quy mô to lớn hơn các chiến dịch trước. Do đó, công tác thương binh cũng đòi hỏi một sự cố gắng mới về tổ chức cũng như về tinh thần phục vụ… Từ nay đến lúc tiêu diệt hoàn toàn quân địch ở Điện Biên Phủ, chúng ta còn phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ. Các đồng chí cần tiếp tục nâng cao tinh thần dũng cảm, khắc phục mọi khó khăn gian khổ hoàn thành nhiệm vụ, phục vụ cứu chữa anh em thương binh cho chu đáo”.

Trước khi trận đánh bắt đầu, ta đã bố trí được hơn 650 giường bệnh tại tất cả các vị trí. Trong đợt chiến dịch đầu tiên (bắt đầu từ ngày 13/3/1954), nhờ sự chủ động trong đối phó với địch, quân đội ta đã giảm thiểu được số lượng thương vong và có thể nhanh chóng cấp cứu, chữa trị cho các chiến sĩ bị thương nặng, từ đó họ đã được xuất viện trở lại đơn vị chiến đấu.

Tuy nhiên, đến đợt tấn công thứ hai, khi tình hình chiến sự trở nên ngày càng ác liệt, số lượng thương binh đã gia tăng đáng kể và có những thời điểm không thể kiểm soát được tình hình.

“..Nhiều khi đông thương binh phải làm việc liên tục hàng chục ngày đêm không ngủ, không tắm giặt, đến giờ thay nhau ăn cơm, thức ăn cả tuần hầu hết là thịt hộp…”- đó là hồi ức của một y tá trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Các chiến sĩ quân y đã phải làm việc liên tục trong điều kiện hết sức khó khăn, vất vả, thiếu máy móc, thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc men. Có những lúc quá đông thương binh đến độ hết băng, bông, thuốc giảm đau.

Không chỉ chăm sóc, cấp cứu cho thương binh mà lực lượng quân y còn đảm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ khác.

“Nhiệm vụ của cứu thương không chỉ là thay bông băng hay phát thuốc mà làm tất cả mọi việc. Từ cho thương binh đi vệ sinh, giặt giũ quần áo đến ăn uống với phương châm coi thương binh như người thân của mình. Nếu có ai qua đời, y tá làm luôn cả việc khâm liệm, đêm đến còn phải đốt đuốc đi coi xác đồng đội vì sợ lũ beo, sóc quấy phá. Khi đó chúng tôi làm việc với tất cả lòng nhiệt tình và hăng hái của tuổi trẻ”, y tá Đội điều trị 6 Phùng Thị Tâm bày tỏ.

Sau tất cả, với sự nỗ lực của toàn quân, toàn dân Việt Nam, chiều 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến – Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries.

Sau chiến dịch, có một công việc mà quân y phải đảm nhiệm nhưng không lường trước được. Đó là giải quyết chăm sóc các thương, bệnh binh địch. Các chiến sĩ quân y đã ở lại tiếp tục cứu chữa gần 1.500 thương bệnh binh của quân  đội Pháp. Đây là một trong những chính sách khoan hồng của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Số tù binh Pháp bị thương nằm trong các hầm hào đã được các chiến sĩ quân y chăm sóc, cứu chữa cho đến khi cấp trên có chủ trương trao trả tù binh cho quân đội Pháp.

Bà Nguyễn Thị Được – Y tá Đội điều trị 4 chia sẻ: “Sau chiến dịch, tôi được giao phụ trách 80 thương binh Pháp để điều trị trước khi trao trả tù binh. Khi bị trêu chọc, tôi đã nói với họ: các anh là kẻ thất bại, còn tôi là đại diện cho bên chiến thắng. Vì lòng nhân ái nên chúng tôi cứu chữa các anh, các anh phải tuân thủ các quy định ở đây. Tôi chăm sóc tận tình nên họ rất quý mến. Ngày sinh nhật Bác Hồ, đi tới đâu cũng thấy lính Pháp nói “Hồ Chí Minh muôn năm” làm tôi cảm động lắm. Hôm trao trả tù binh, đơn vị tôi ra tiễn, trước khi lên máy bay họ đều đến chào và nói lời cảm ơn tôi”.

Lực lượng quân y vừa xông pha nơi trận địa đầy bom đạn và sự chết chóc để cứu chữa, chăm sóc, điều trị cho thương, bệnh binh vừa làm công tác tư tưởng, an ủi, động viên tinh thần cho bộ đội.

Mặc dù không trực tiếp cầm súng chiến đấu ngoài mặt trận nhưng lực lượng quân y đã góp phần to lớn vào chiến công vang dội của Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Cùng chủ đề

Top điểm check-in mùa hoa dã quỳ tuyệt đẹp ở Điện Biên

Từ trung tuần tháng 11, khi thời tiết bắt đầu se lạnh, hoa dã quỳ nở rộ nhuộm vàng trên khắp các triền đồi và dọc các cung đường tại Điện Biên. Hoa dã quỳ nở rộ khắp núi rừng Điện Biên là cảm hứng cho các bạn trẻ đến check-in. Ảnh: Quang Đạt Trong những ngày này, Điện Biên đang vào mùa hoa dã quỳ. Từ cuối tháng 10, hoa bắt đầu khoe sắc vàng rực rỡ, nhuộm vàng cả những cung đường...

Tự hào, lắng đọng Điện Biên Phủ – núi vọng sông rền

Tối 23-4, tại Hà Nội, đã diễn ra chương trình giao lưu - nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Núi vọng, sông rền” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Chương trình do Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam chỉ đạo Trung tâm Phát thanh - Truyền hình quân đội thực hiện.

Trồng 1.000 cây hoa ban tại nhiều di tích gắn với Điện Biên Phủ

Trong khuôn khổ dự án “Phủ xanh tương lai”, 1.000 cây hoa ban được trồng tại các di tích lịch sử: Đồi A1, Đồi Him Lam và Hầm Đờ Cát.   Đây là sự kiện do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Công ty Vietravel tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ban tổ chức cho biết, hoa ban được chọn trồng trong dự án đặc biệt này vì cây hoa ban...

Theo máy bay vận tải hiện đại lớn nhất của Không quân Việt Nam lên Điện Biên Phủ

CASA C-295 - một trong những máy bay vận tải lớn nhất của Không quân Việt Nam những ngày này liên tục thực hiện những chuyến bay chuyển quân, thiết bị tới Điện Biên Phủ.

Nhân chứng kể chuyện chặt cây, lấp hố bom rồi xóa dấu vết trên đường đưa pháo vào Điện Biên Phủ

TPO - Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, để nhanh chóng thông đường sau những trận "mưa bom", lực lượng thanh niên xung phong đã sáng tạo ra cách chặt, buộc những thân cây nhỏ với nhau thành bó để lấp đầy các hố bom. Cách làm này nhanh chóng, hiệu quả hơn việc đổ đất đá xuống hố bom. Và đặc biệt, cách làm này dễ xóa dấu vết, đảm bảo sự bí mật cho việc chuyển lương,...

Cùng tác giả

Đồi A1 – từ nơi máu nhuộm từng tấc đất đến điểm tham quan thu hút vạn người

70 năm trước, khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn quyết định thì Đồi A1 là nơi diễn ra những trận những trận đánh ác liệt nhất. Ngày nay, di tích này đã trở thành điểm tham quan thu hút vạn người.

Cận cảnh dàn đại pháo phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày 22.4, tại khuôn viên Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên) đã xuất hiện dàn đại pháo sẵn sàng phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Theo quan sát của phóng viên, có tất cả 15 khẩu pháo 105mm được tập kết tại đây. Ảnh: Văn Thành Chương Những chiến sĩ của Lữ đoàn pháo binh 45 thuộc Binh chủng pháo binh vẫn tiếp tục chỉnh trang tỉ mỉ từng chi...

Hàng nghìn người hăng say luyện tập với khí thế hào hùng của Điện Biên năm xưa

Hơn 2 tuần nay dưới cái nắng nóng trên dưới 40 độ, hàng nghìn học sinh, sinh viên, công chức, viên chức và người dân Điện Biên vẫn miệt mài tập luyện với khí thế hào hùng của Điện Biên năm xưa. Tất cả đều sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Những người cao tuổi trong khối diễu hành cựu chiến binh hăng say luyện tập. Ảnh: Thu Hằng Tập luyện với tinh thần...

Trồng 1.000 cây hoa ban tại nhiều di tích gắn với Điện Biên Phủ

Trong khuôn khổ dự án “Phủ xanh tương lai”, 1.000 cây hoa ban được trồng tại các di tích lịch sử: Đồi A1, Đồi Him Lam và Hầm Đờ Cát.   Đây là sự kiện do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Công ty Vietravel tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ban tổ chức cho biết, hoa ban được chọn trồng trong dự án đặc biệt này vì cây hoa ban...

Trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho hai đảng viên là Chiến sĩ Điện Biên

Ngày 21/4, Đảng bộ thị trấn Mường Ảng tổ chức Lễ trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng sớm cho hai đảng viên là Chiến sĩ Điện Biên năm xưa, hiện đang sinh hoạt tại Đảng bộ thị trấn Mường Ảng. Đến dự có đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Phạm Khắc Quân, Ủy viên...

Cùng chuyên mục

Đến bảo tàng để “sống cùng lịch sử”

Trong những ngày đầu mở cửa, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đón hàng chục nghìn lượt khách tham quan. Những ngày qua, thông tin và hình ảnh về Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam mới khánh thành tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) là chủ đề được quan tâm, yêu thích trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội. Thiết chế bảo tàng có quy mô lớn bậc nhất hiện nay...

Đảng ủy Quân sự tỉnh ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2025

Điện Biên TV - Ngày 25/11, Đảng uỷ Quân sự tỉnh tổ chức Hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025. Đồng chủ trì hội nghị về phía tỉnh Điện Biên có đồng chí Lò Văn Phương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh. Đồng chí Lò Văn Phương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu chỉ đạo...

Chương trình văn nghệ tri ân “Điện Biên Phủ

Ông Nguyễn Phước Lộc – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM (thứ 6 từ trái qua) và ông Mùa A Sơn – Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy Điện Biên (thứ 4 từ phải qua) trao tặng quà hỗ trợ các gia đình chính sách trong đêm văn nghệ giao lưu tại Điện Biên Tối 27-11, trong không khí thiêng liêng, xúc động và tự hào trên mảnh đất Điện Biên...

Thực hiện tốt công tác quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024

Điện Biên TV - Chiều 25/11, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quốc phòng, quân sự địa phương năm 2024. Đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đồng chí Lò Văn Phương, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân khu 2 cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể...

UBND tỉnh cho ý kiến vào các tờ trình, nghị quyết quan trọng

Điện Biên TV - Ngày 25/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Phạm Đức Toàn, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh tổ chức phiên họp tháng 11 (lần 2) năm 2024. Dự họp có đồng chí Giàng Thị Hoa, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Ủy viên Ban...

Thường trực HĐND tỉnh họp phiên tháng 11

Sau khi nghiên cứu, xem xét, đại biểu dự họp cơ bản bản nhất chí với nội dung dự thảo Báo cáo và Kết luận kết quả giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới giai...

Vàng chuẩn bị đón sóng lớn?

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu...

Giao ban Thường trực HĐND hai cấp huyện Điện Biên

Đánh giá về kết quả hoạt động của HĐND các cấp 6 tháng cuối năm cho thấy: Các xã cơ bản được tổ chức thực hiện đảm bảo theo kế hoạch đề ra và có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, chất lượng, đảm bảo theo quy...

Sản xuất công nghiệp tiếp đà đi lên, tạo lực đẩy tăng tốc về đích

Đơn hàng tăng, công nghiệp chủ lực phục hồi mạnh Theo Bộ Công Thương, sản xuất công nghiệp tăng trên diện rộng khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), cụ thể 10 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,5%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,6% (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,5%), đóng góp 8,3 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Để thúc đẩy...

Xe container đấu đầu xe tải trên QL6, 2 người bị thương

Thông tin ban đầu, vào khoảng 13h ngày 27/11, tại km324 quốc lộ 6, thuộc địa phận xã Bon Phặng, huyện Thuận Châu (Sơn La) xảy ra vụ tai nạn giao thông liên hoàn. Vào thời điểm trên, ô tô BKS: 26R-012.7X kéo theo rơ-moóc 26F-010.1X do ông Nguyễn Văn H. (43 tuổi) trú tại huyện Mai Sơn (Sơn La) điều khiển theo hướng Điện Biên-Sơn La đã va chạm ô tô BKS: 29C-660.3X đi chiều ngược lại do ông Nguyễn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất