Powered by Techcity

Nhiều khó khăn trong phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Sau khi ghi danh, các di sản văn hóa được các nhà quản lý khai thác, quảng bá, phát triển du lịch, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội cho cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, việc phát huy giá trị các di sản này vẫn còn nhiều hạn chế, cần sớm được khắc phục kịp thời.

Nghệ thuật Ca trù ở Hà Nội có nhiều khởi sắc sau khi được UNESCO ghi danh.

Sau hơn 11 năm được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại, đến nay, di sản Ca trù ngày càng được phát huy tốt hơn. Các điểm biểu diễn thường xuyên và có khán giả vẫn hoạt động tốt như: Câu lạc bộ (CLB) ca trù Hà Nội diễn tại đình Kim Ngân, CLB ca trù UNESCO Hà Nội tại Bích Câu đạo quán, CLB ca trù thuộc Trung tâm phát triển nghệ thuật âm nhạc thuộc Hội Âm nhạc Việt Nam tại Phố cổ và chợ Đồng Xuân…

Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Hà Nội là địa phương có số lượng nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân (NNND) và Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể nhiều nhất cả nước, trong đó có nghệ thuật trình diễn Ca trù.

Qua 3 lần phong tặng năm 2015, 2019, 2022, Hà Nội có 32 nghệ nhân Ca trù được phong tặng danh hiệu NNND, NNƯT. Hoạt động truyền dạy của các CLB Ca trù trên địa bàn Hà Nội vẫn diễn ra định kỳ hằng tháng tại nhà văn hóa địa phương, di tích lịch sử văn hóa hoặc tại nhà của một trong số các thành viên của CLB. Việc duy trì định kỳ sinh hoạt hằng tháng của CLB tạo điều kiện cho các hội viên tham gia tập luyện và gắn kết với nhau hơn.

Hằng năm, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội hỗ trợ mở các lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn Ca trù cho các CLB. Điều đáng mừng là có cả học sinh, sinh viên yêu thích Ca trù theo học các nghệ nhân và tiếp thu kiến thức khá nhanh. Tuy nhiên, Ca trù là bộ môn nghệ thuật rất đặc trưng, rất khó học, khó hát và khó theo dài lâu. Vì vậy, thế hệ kế cận thường xuyên không ổn định, đối diện với nguy cơ bị thiếu hụt, nếu không có các biện pháp bảo vệ thường xuyên, liên tục. Một số CLB hoạt động không thực sự hiệu quả, quy mô cũng hạn chế như CLB Ca trù Cầu Đơ, CLB Ca trù Yên Nghĩa (quận Hà Đông), Trung tâm UNESCO Ca trù (quận Ba Đình). Nhóm Ca trù của nghệ nhân, NSƯT Phó Thị Kim Đức hiện nay vẫn chỉ truyền dạy và sinh hoạt mang tính chất phạm vi nội bộ gia đình…

Cũng theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, mặc dù di sản Ca trù đã có những khởi sắc hơn so với giai đoạn trước nhưng số người có khả năng học hát Ca trù chưa nhiều, lại không có môi trường biểu diễn hay thực hành di sản nhiều nên ít người theo nghề. Trong khi đó, số nghệ nhân hát Ca trù còn ít, hầu hết tuổi cao, một số đã mất nên việc truyền dạy gặp khó khăn. Thời gian truyền dạy phải kéo dài 3-5 năm, thậm chí 7-10 năm nhưng nhiều người chỉ học cấp tốc 1 tuần, 1 vài tháng nên chưa đủ kiến thức sâu, rộng về nghệ thuật Ca trù.

Các trường đào tạo về nghệ thuật, âm nhạc hiện không dạy bộ môn này. Một số thể cách khó, kép đàn, trống chầu có nguy cơ mai một vì thường không có điều kiện tập luyện, tổ chức truyền dạy, do một số nghệ nhân lớn tuổi nay đã già yếu, qua đời hoặc truyền dạy không tỉ mỉ, dẫn đến sai lệch…

Thực tế, những khó khăn trong phát huy giá trị di sản Ca trù của Hà Nội không phải là cá biệt. Việc phát huy di sản Đờn ca Tài tử Nam Bộ ở TP Hồ Chí Minh, hát Xoan ở Phú Thọ, nghệ thuật Bài Chòi ở Bình Định… cũng tương tự. Thực tế, nhiều vấn đề về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể sau khi được ghi danh cũng đã được cơ quan quản lý văn hóa nhận diện.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương cũng chỉ ra rằng, thời gian qua, nhận thức của xã hội, cộng đồng và các cấp chính quyền về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể còn hạn chế và không đồng đều. Các giá trị, đặc trưng, đặc điểm, tính chất, nguyên tắc thực hành, hiện trạng thực hành và bảo vệ di sản, các nguy cơ tác động, dẫn tới thực hành sai lệch, mai một và thất truyền di sản chưa được nắm bắt kịp thời. Kinh phí cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể còn hạn chế, chưa được đầu tư đúng mức. Công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực tham gia vào hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể còn hạn chế, chưa có cơ chế, chính sách hợp lý nên chưa thu hút được sự hỗ trợ, hợp tác, tài trợ của các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

Cũng theo Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương, việc gia tăng về số lượng di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh vào các Danh sách của UNESCO và Danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể đang đặt ra những yêu cầu mới trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản. Các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể có tính chuyên môn đặc thù, cần có lộ trình tiếp cận vấn đề, chiến lược lâu dài, hướng tới quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể sau ghi danh một cách bền vững.

Nguồn

Cùng chủ đề

Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách cho các ngành công nghiệp văn hóa (bài cuối)

Phóng viên (PV): Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành CNVH Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu đề xuất xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển...

Cấp bách bảo tồn và phát huy giá trị di sản tư liệu

Tại dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đang được soạn thảo, lần đầu tiên, di sản tư liệu được quy định cụ thể về đối tượng và phạm vi điều chỉnh. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là hoạt động cần thiết, nhưng cũng cần cân nhắc...

Cùng tác giả

VPUB – Hội nghị Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh lần thứ 09, nhiệm kỳ 2021 – 2026

Dienbien.gov.vn - Sáng ngày 7/1, đồng chí Vừ A Bằng - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự Hội nghị Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh lần thứ 09, nhiệm kỳ 2021 - 2026.Thừa ủy quyền, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vừ A Bằng đã trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 1 tập thể vì đã có thành tích trong công tác từ năm 2019 đến năm...

VPUB – Hội nghị triển khai công tác Tư pháp năm 2025

Dienbien.gov.vn – Sáng 7/1, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị triển khai công tác tư pháp 2025. Đồng chí Lò Văn Tiến, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lò Văn Tiến phát biểu chỉ đạo hội nghị Năm 2024, Sở Tư pháp Điện Biên đạt nhiều kết quả nổi bật, trong đó, đối với công tác xây dựng, kiểm tra, và rà soát văn bản...

VPUB – Khối thi đua Văn hoá – Xã hội tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024

Dienbien.gov.vn - Chiều ngày 6/1, Khối thi đua Văn hóa - Xã hội (8 cơ quan: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, Sở Khoa học và Công nghệ và Bảo hiểm xã hội tỉnh) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng...

VPUB – Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024

VPUB – Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024 Dienbien.gov.vn – Chiều 6/1, Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Lò Văn Tiến, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị. Tham dự hội nghị có đồng chí Huỳnh Kim Nhựt,...

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp năm 2024 ước tăng 8,4% so với năm trước, là mức tăng cao nhất kể từ năm...

(MPI) – Theo Báo cáo số 04/BC-TCTK ngày 06/01/2025 của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất chuẩn bị hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cuối năm nên sản xuất công nghiệp quý IV/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2024, chỉ số sản xuất ngành...

Cùng chuyên mục

Đặc sắc lướt ván phản lực tại Mường Lay

Điện Biên TV - Lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam với quy mô lớn nhất Đông Nam Á, Giải thi đấu lướt ván phản lực lần thứ I, năm 2025 tại thị xã Mường Lay diễn ra trong những ngày đầu năm mới đã thu hút rất đông du khách đón xem và trải nghiệm bộ môn thể thao mới mẻ, độc đáo này. Các VĐV tham gia thi đấu lướt ván phản lực lần thứ I,...

Sôi nổi các hoạt động Lễ hội Đua thuyền Đuôi én

Điện Biên TV - Những ngày đầu năm mới, thị xã Mường Lay ngập tràn trong không khí náo nức, vui tươi của mùa Lễ hội Đua thuyền Đuôi én lần thứ X và Giải vô địch các Câu lạc bộ (CLB) Dù lượn Quốc Gia lần thứ V năm 2025. Ngày hội không chỉ là món ăn tinh thần đặc trưng không thể thiếu của đồng bào các dân tộc thị xã Mường Lay mà còn là điểm...

Thành phố Điện Biên Phủ gấp rút chuẩn bị cho Lễ hội Hoa Anh Đào

Điện Biên TV - Theo kế hoạch, Lễ hội Hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ năm 2025 với chủ đề “Bản Mường vào Xuân - Anh đào khoe sắc” sẽ diễn ra trong ngày 11 và 12/1/2025 tại Đảo hoa, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ. Lễ hội Hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ năm 2025 sẽ diễn ra trong ngày 11 và 12/1/2025 tại Đảo hoa, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ. Theo đó,...

Chào xuân mới 2025 – Điện Biên rực rỡ muôn sắc màu

Điện Biên TV - Tối 31/12, tại Sân hành lễ Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật “Chào xuân mới 2025 - Điện Biên rực rỡ muôn sắc màu”. Dự chương trình có đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh. Đại biểu và đông đảo Nhân dân tham dự chương trình nghệ thuật chào năm mới 2025. Chương trình gồm...

Giao lưu văn hóa dân tộc Mông huyện Điện Biên lần thứ V, năm 2024

Điện Biên TV - Sáng 29/12, tại xã Na Ư, UBND huyện Điện Biên tổ chức Giao lưu văn hóa dân tộc Mông huyện Điện Biên lần thứ V, năm 2024. Các đại biểu tham dự chương trình giao lưu. Đến dự có đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Giàng Thị Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Mùa A Vảng, Uỷ viên dự...

Công bố quyết định phê duyệt danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể

Điện Biên TV - Sáng 26/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị công bố quyết định phê duyệt danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2024. Thừa ủy quyền Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Minh Phú trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân. Năm 2024 trên...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng Trung đoàn 82, Quân khu 2

Điện Biên TV - Tối 21/12, Trung đoàn 82 tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân 22/12. Với chủ đề “Tuổi trẻ Trung đoàn 82 - Tự hào truyền thống - Vững bước tương lai”, Liên hoan nghệ thuật quần chúng có sự tham gia của 5 đội thi đến từ các đơn vị thuộc...

Ngày 11, 12/01/2025 diễn ra Lễ hội Hoa Anh đào – Điện Biên Phủ năm 2025

Điện Biên TV - Sáng 25/12, UBND thành phố Điện Biên Phủ đã tổ chức họp, thống nhất nội dung, kế hoạch tổ chức Lễ hội Hoa Anh đào năm 2025. Dự cuộc họp có đại diện một số sở, ngành tỉnh và các phòng, ban, xã phường trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ. Lãnh đạo TP. Điện Biên Phủ thống nhất các nội dung tại cuộc họp. Theo kế hoạch dự kiến, Lễ hội Hoa Anh đào –...

Lễ hội Hoa Ban 2025 – Nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn

UBND tỉnh Điện Biên vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội Hoa Ban 2025 và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VIII.Theo đó, các hoạt động trọng tâm được tổ chức từ ngày 13/3 - 16/3/2025 tại thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên; khai mạc Lễ hội vào lúc 19h30 ngày 14/3/2025 tại Quảng trường 7-5. Trong khuôn khổ Lễ hội và Ngày hội diễn...

Điểm lại các hoạt văn hóa, thể thao, du lịch kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Năm 2024, tỉnh Điện Biên cùng với các bộ, ngành Trung ương đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm và các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Các hoạt động đã thu hút sự quan tâm, hướng ứng rất lớn của Nhân dân cả nước hướng về Điện Biên, trở thành nguồn cổ vũ động viên mạnh mẽ đối với Nhân dân các dân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất