Powered by Techcity

Nhận diện âm mưu kích động “bất tuân dân sự” trên không gian mạng

Thủ đoạn chống phá dưới chiêu bài “bất tuân dân sự” là nguồn gốc thai nghén các cuộc “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”, bạo loạn lật đổ chính quyền… tạo ra những hệ quả vô cùng nghiêm trọng, khôn lường, tác động đến sự ổn định và tình hình an ninh, trật tự của đất nước.

“Bất tuân dân sự” – một phong trào không mới

“Bất tuân dân sự” (thực chất là chống đối chính phủ dân sự) được nêu ra lần đầu tiên trong tập tiểu luận nhan đề “Dân sự bất hợp tác” của Henry David Thoreau – một phạm nhân phải ngồi tù ở bang Massachusetts (Mỹ) vì tội không đóng thuế. Thế nên, nội dung chủ đạo trong tập tiểu luận là quan điểm cực đoan, vô chính phủ và được khoác ngôn từ hoa mỹ là “bất tuân dân sự”. Mặc dù ở thời điểm mới xuất hiện, tiểu luận “Dân sự bất hợp tác” không gây được sự ảnh hưởng nào,

song sang thế kỷ XX, tư tưởng về một cuộc “cách mạng hòa bình” của Henry David Thoreau được một số kẻ lợi dụng phát triển thành phương pháp đấu tranh. Theo thời gian, “bất tuân dân sự” đã bị các thế lực biến tướng, lợi dụng vào các mục đích khác nhau, đặc biệt là để chống phá các nước XHCN, các quốc gia, vùng lãnh thổ không phù hợp với lợi ích của họ. Theo giải thích của từ điển mở Wikipedia thì: “Bất tuân dân sự là các hoạt động, công khai từ chối tuân theo một số luật lệ nhất định, yêu cầu và lệnh của chính phủ, hoặc của một quyền lực quốc tế chiếm đóng… Bất tuân dân sự đôi khi được định nghĩa như là phản kháng bất bạo động”.

Cũng theo từ điển này, những vụ bất tuân dân sự lớn, sớm nhất được thực hành bởi người Ai Cập chống lại sự chiếm đóng của Anh trong cuộc cách mạng Ai Cập năm 1919. Nó đã được sử dụng trong nhiều phong trào phản kháng bất bạo động tại nhiều quốc gia, như chiến dịch của Gandhi để giành độc lập từ đế quốc Anh ở Ấn Độ; cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc của Mandela ở Nam Phi. Phương thức hoạt động này được áp dụng trong cuộc “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” ở Đông Âu và Liên Xô vào những năm cuối thế kỷ XX, làn sóng “Mùa xuân Ả Rập” ở các nước Trung Đông và Bắc Phi đầu những năm 2010, phong trào biểu tình nhằm lật đổ chính phủ ở Venezuela (từ năm 2017 đến nay); phong trào chống sửa đổi dự luật dẫn độ tại Hồng Kông (Trung Quốc) năm 2019…

Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về “bất tuân dân sự” nhưng thực chất đó là các hoạt động vi phạm cố ý đối với một số đạo luật nhằm cản trở quá trình thực thi chính sách, luật pháp của nhà nước; là hình thức gây áp lực buộc nhà nước phải thay đổi chính sách, luật pháp, thậm chí lật đổ chính quyền. Vì thế, bản chất đây là hành vi vi phạm pháp luật nếu chiểu theo pháp luật của bất kỳ quốc gia nào.

Điều này khác hẳn với nguyên tắc phổ biến mà hầu hết các nhà nước pháp quyền trên thế giới đều thực hiện, đó là thiểu số phục tùng đa số, lợi ích riêng phải nằm trong lợi ích chung, lợi ích cá nhân, nhóm người phải phục tùng lợi ích cộng đồng, xã hội, dân tộc. Vì vậy, “bất tuân dân sự” về cơ bản thể hiện tư tưởng cực đoan, vô chính phủ, hầu như không được nhà nước pháp quyền nào chấp nhận (ngoại trừ những thế lực muốn lợi dụng nó để chống lại nhà nước pháp quyền).

Phong trào này không có gì mới mẻ bởi nó đã xuất hiện từ giữa thế kỷ XIX. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các quốc gia phương Tây ráo riết thực thi chiến lược “diễn biến hòa bình” với tư tưởng chủ đạo là chuyển cuộc đấu tranh vào bên trong các nước XHCN. Từ đó, “bất tuân dân sự” dần trở thành một phương thức, thủ đoạn nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình”.

Hiện nay thủ đoạn nói trên đã được đẩy lên cấp độ mới trắng trợn, ráo riết hơn rất nhiều để chống phá những quốc gia vẫn lựa chọn đi theo con đường XHCN hoặc các quốc gia có chế độ “nghịch mắt” với phương Tây. Hậu quả của “bất tuân dân sự” để lại luôn rất nặng nề, kéo dài, gây bất ổn, chia rẽ sâu sắc trong lòng xã hội, giữa người dân trong một quốc gia, vùng lãnh thổ. Thực tế, các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, kéo dài tại một số quốc gia đã minh chứng rõ điều này.

Thủ đoạn kích động “bất tuân dân sự” trên không gian mạng

Lợi dụng không gian mạng, các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam. Hoạt động của các tổ chức chống phá có mục tiêu tôn chỉ được tổ chức khá chặt chẽ, bài bản. Mục tiêu xuyên suốt của chúng là tuyên truyền chống phá, lôi kéo kêu gọi tụ tập, biểu tình, bạo loạn, gây rối trật tự công cộng, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” phá hoại sự ổn định phát triển đất nước.

Những năm qua, các thế lực phản động, thù địch đã triệt để lợi dụng không gian mạng để tiến hành nhiều hoạt động lợi dụng danh nghĩa dân chủ, phát động cái gọi là “bất tuân dân sự” để chống đối chính quyền như lợi dụng việc Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng, thảo luận dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước, các đối tượng xấu đã kích động, lôi kéo người dân tham gia tuần hành, biểu tình, chống người thi hành công vụ, đập phá tài sản các trụ sở chính quyền, gây thiệt hại lớn về tài sản, kinh tế, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Vụ đình công phản đối Điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 diễn ra tại một số tỉnh, thành phố; vụ lợi dụng phản đối trạm BOT Cai Lậy ở tỉnh Tiền Giang năm 2017. Một số vụ việc mang bóng dáng “bất tuân dân sự” như: Bất tuân cưỡng chế của một số đối tượng khi giải phóng mặt bằng ở Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Nội, Đắk Nông, Gia Lai…; bất tuân quy định về thành lập hội (nhóm), đòi lập các tổ chức xã hội dân sự (thực chất là phản động trá hình) như “Hội anh em dân chủ”, “Hội phụ nữ nhân quyền Việt Nam”, “Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam”, “Hội văn đoàn độc lập Việt Nam”, “Hội nhà báo độc lập Việt Nam”, “Mạng lưới Blogger Việt Nam”…

Đặc biệt, hiện nay các đối tượng đẩy mạnh các hành vi “bất tuân dân sự” vào các lực lượng như Cảnh sát đang làm nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ tại các trụ sở tiếp công dân, sau đó quay video tung lên mạng xã hội nhằm xuyên tạc và tuyên truyền kích động người dân thực hiện các hành vi chống đối tương tự.

Qua thực tiễn tình hình có thể nhận thấy âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị trên không gian mạng cơ bản vẫn tập trung vào một số nội dung, như: Xuyên tạc phá hoại nền tảng tư tưởng, xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; gây mâu thuẫn nội bộ, công kích, bôi nhọ và hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, thông qua truyền thông mạng xã hội để kêu gọi, kích động biểu tình, gây mất an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Hoạt động kích động “Bất tuân dân sự” trên không gian mạng được tổ chức ngày càng chặt chẽ, các tổ chức phản động lưu vong như Việt Tân, Voice công khai giật dây. Chúng lợi dụng các vấn đề dân sinh xã hội còn có hạn chế, khuyết điểm khiến người dân bức xúc để kích động chống phá, làm suy giảm niềm tin, tích tụ thêm mâu thuẫn của người dân đối với chính quyền, với Đảng, Nhà nước. Chúng lợi dụng thông qua đó để tập hợp, xây dựng, phát triển lực lượng, hợp thức hóa, công khai hóa việc chống đối chính quyền. Đồng thời, gắn kết chặt chẽ giữa “bất tuân dân sự” với “xã hội dân sự”, sử dụng các tổ chức “xã hội dân sự” để chỉ đạo, điều hành “bất tuân dân sự”.

Thủ đoạn chủ yếu là tiếp tục sử dụng các chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền, triệt để lợi dụng các vấn đề nhạy cảm về dân tộc, tôn giáo, các sự kiện, vụ việc, những sơ hở, bất cập của ta trong quá trình triển khai các quyết sách phát triển kinh tế-xã hội, đối ngoại… để đẩy mạnh tuyên truyền chống phá; lôi kéo, kích động nhân dân tụ tập, tuần hành, biểu tình, tạo dựng phong trào phản kháng trong quần chúng; phát triển lực lượng cốt cán, xây dựng “ngọn cờ”; tiến hành tập dượt các kịch bản đấu tranh chuẩn bị cho mục tiêu cao hơn…

Nhìn vào thực tế những gì đã diễn ra ở các nước Đông Âu, Liên Xô (cũ), Trung Đông, Bắc Phi… có thể thấy rất rõ “bất tuân dân sự” luôn có xu hướng leo thang thành bạo lực, bạo động, gây ra bất ổn xã hội, thậm chí khủng hoảng nghiêm trọng. Các hành vi của cái gọi là “bất tuân dân sự” nhằm chống đối, không phục tùng những điều luật, quy định đã được ban hành, thi hành và thừa nhận trên thực tế tại các quốc gia, vùng lãnh thổ chính là coi thường kỷ cương pháp luật, đi ngược hoàn toàn với các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền trong một xã hội văn minh.

Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nhận thức rất rõ vai trò quan trọng, thiết yếu của các quyền tự do, dân chủ của người dân với ý nghĩa là một quyền thiết thân của con người, là động lực phát triển của đất nước. Tuy nhiên, không một quốc gia nào trên thế giới lại dung thứ các hành vi lợi dụng dân chủ, cổ xúy cho các hành vi vi phạm pháp luật, gây tổn hại đến trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước và của người dân.

Nguồn

Cùng chủ đề

Du lịch Điện Biên chuyển mình

Nằm ở vị trí địa đầu Tây Bắc của Tổ quốc, là nơi ghi dấu Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng của dân tộc, tỉnh Điện Biên có một quần thể di tích Chiến trường Điện Biên Phủ với 45 di tích thành phần, với các di tích nổi...

Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng từ văn hóa bản địa

Dễ nhận thấy, sự trùng lặp, na ná nhau về sản phẩm du lịch giữa các vùng miền, địa phương trong cả nước là hiện trạng đã tồn tại dai dẳng trong suốt nhiều năm qua, nhưng đến nay chưa có nhiều sự thay đổi đột phá. Thí dụ, rất nhiều...

Điểm đến văn hóa tại thành phố Buôn Ma Thuột

Đối mặt với nhiều thách thức do ảnh hưởng dịch Covid-19 kéo dài, đường sách cà-phê Buôn Ma Thuột đang được nỗ lực làm mới để thật sự trở thành điểm nhấn văn hóa du lịch đặc sắc của thành phố. Đề án Đường sách cà-phê Buôn Ma Thuột được phê...

Điểm đến vệ tinh, giải pháp giảm quá tải du khách

Dù chỉ xảy ra cục bộ, nhưng thời gian qua, nhiều điểm đến tại Việt Nam đã bị gọi tên trong danh sách quá tải khách du lịch, tiêu biểu như: Sa Pa (Lào Cai), Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình, Sầm Sơn (Thanh Hóa), Hội An (Quảng Nam), Đà...

Cùng tác giả

Triển khai Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5, năm 2025

Điện Biên TV - Sáng 6/2, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Họp báo: Triển khai Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5, năm 2025. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy...

Gặp mặt Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Điện Biên TV - Sáng 3/2, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức gặp mặt Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025. Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Trần Quốc Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lò Mai Trinh, Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường...

Khởi công xây dựng Siêu thị Hoa Ba tại Tuần Giáo

Điện Biên TV - Ngày 7/2, Công ty TNHH Giáo dục và Thương mại Dịch vụ Hoa Ba đã tổ chức lễ khởi công Siêu thị Hoa Ba Tuần Giáo tại thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo. Các đại biểu động thổ khởi công Siêu thị Hoa Ba Tuần Giáo. Siêu thị Hoa Ba Tuần Giáo được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích trên 4.000 m², thiết kế nhà kinh doanh 3 tầng, mỗi tầng có diện...

VPUB – Họp BCĐ các dự án thuộc Đề án kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

VPUB - Họp BCĐ các dự án thuộc Đề án kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Dienbien.gov.vn - Tiếp tục chương trình hội nghị, sáng 7/2, đồng chí Trần Quốc Cường - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng BCĐ tiếp tục nghe Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo tiến độ và tình hình triển khai thực hiện các dự án thuộc Đề án Tổng thể các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên...

VPUB – Phấn đấu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn trong năm 2025

Dienbien.gov.vn - Sáng 7/2, các đồng chí: Trần Quốc Cường - Bí thư Tỉnh ủy; Mùa A Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lò Văn Phương - Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì Họp Ban Chỉ đạo về phát triển nhà ở xã hội và thực hiện các chính sách về nhà ở xã hội cho các đối tượng chính sách trên địa...

Cùng chuyên mục

Triển khai Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5, năm 2025

Điện Biên TV - Sáng 6/2, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Họp báo: Triển khai Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5, năm 2025. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy...

Gặp mặt Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Điện Biên TV - Sáng 3/2, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức gặp mặt Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025. Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Trần Quốc Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lò Mai Trinh, Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường...

VPUB – Họp BCĐ các dự án thuộc Đề án kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

VPUB - Họp BCĐ các dự án thuộc Đề án kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Dienbien.gov.vn - Tiếp tục chương trình hội nghị, sáng 7/2, đồng chí Trần Quốc Cường - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng BCĐ tiếp tục nghe Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo tiến độ và tình hình triển khai thực hiện các dự án thuộc Đề án Tổng thể các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên...

VPUB – Phấn đấu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn trong năm 2025

Dienbien.gov.vn - Sáng 7/2, các đồng chí: Trần Quốc Cường - Bí thư Tỉnh ủy; Mùa A Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lò Văn Phương - Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì Họp Ban Chỉ đạo về phát triển nhà ở xã hội và thực hiện các chính sách về nhà ở xã hội cho các đối tượng chính sách trên địa...

Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường thăm, chúc Tết Đài Phát thanh và Truyền hình Điện Biên trong đêm giao thừa

Điện Biên TV - Trong không khí tưng bừng phấn khởi chào đón Xuân mới, ngay sau khi kết thúc Chương trình nghệ thuật và Lễ hội bắn pháo hoa Chào đón năm mới, ngay trong đêm giao thừa, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên, đã đến thăm và chúc Tết tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên Đài Phát thanh và Truyền...

Bí thư Tỉnh uỷ Trần Quốc Cường thăm, chúc Tết các đơn vị trực Tết

Điện Biên TV - Nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 28/1, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Trần Quốc Cường đã đến thăm, chúc Tết một số đơn vị thực hiện nhiệm vụ trực Tết trên địa bàn tỉnh. Tham gia cùng đoàn có lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh, thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên. Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Công an xã...

Thư chúc mừng năm mới của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên

https://www.youtube.com/watch?v=dPH9qgHYDVU Điện Biên TV - Nhân dịp đón năm mới Xuân Ất Tỵ 2025, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên đọc thư chúc mừng năm mới đồng bào, đồng chí và chiến sỹ các LLVT tỉnh Điện Biên. Đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy. Thân ái gửi đồng bào các dân tộc,...

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tặng quà Tết hộ nghèo, gia đình chính sách huyện Tủa Chùa

Điện Biên TV - Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025, ngày 22/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn cùng đoàn công tác và các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã tới thăm, tặng quà Tết cho hộ nghèo, gia đình chính sách, công nhân, lao động trên địa bàn huyện Tủa Chùa. Tham gia cùng đoàn, về phía lãnh đạo tỉnh có các đồng chí: Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh...

VPUB – Vietjet Air tiếp tục duy trì chặng bay Điện Biên – Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại

Dienbien.gov.vn – Sáng nay 5/2, tại Hà Nội, đoàn công tác của tỉnh Điện Biên do đồng chí Trần Quốc Cường – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet Air) về phương án hợp tác, giải pháp nhằm tiếp tục duy trì hoạt động các chuyến bay Thành phố Hồ Chí Minh – Điện Biên và ngược lại trong...

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, chúc Tết Bộ đội Biên phòng

Điện Biên TV - Chiều 22/1, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã đến thăm, chúc Tết tại Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Chương trình được truyền trực tiếp tại 53 điểm cầu các tỉnh, thành phố trong cả nước. Đồng chí Lò Văn Phương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dự và chủ trì tại điểm cầu Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Điện Biên. Tại buổi gặp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất