Powered by Techcity

Người Thái Chà Nưa gìn giữ nghề đan lát truyền thống

Ông Thùng Văn Ðôi đan chiếc mũ thủ công của dân tộc Thái.

Là huyện miền núi, biên giới với 8 dân tộc sinh sống. Ðồng bào dân tộc Thái ở huyện Nậm Pồ có cả ngành Thái đen và Thái trắng, chiếm 18,50% trong tổng số 8 dân tộc anh em đang sinh sống trên địa bàn huyện, tập trung chủ yếu ở 5 xã: Chà Nưa, Chà Cang, Chà Tở, Nậm Khăn và Nà Hỳ. Từ trung tâm huyện, theo đường ra Km45, chúng tôi vòng về xã Chà Nưa, người dân các bản ở dọc theo hai bên đường và bên kia suối đẹp tựa bức tranh hữu tình với những ngôi nhà sàn vững chãi, đường bê tông khang trang đến từng bản. Phía trước trụ sở UBND xã là dòng chữ màu trắng to: “Chung tay xây dựng bản mường”. Dường như một cuộc sống mới “no cơm, ấm áo” đang hiện hữu trong từng ngôi nhà ở Chà Nưa. Trong ngôi nhà sàn tuy nhỏ nhưng khá kiên cố của gia đình ông Tao Văn Pín – một trong những nghệ nhân đan lát giỏi tại bản Nà Ín, xã Chà Nưa. ông Pín và vợ đang miệt mài đan cái mâm cơm và cóong khẩu của dân tộc Thái để kịp gửi cho khách. Là một thợ đan giỏi nên ông Pín có nhiều vật dụng được đan lát thủ công, từ cái mâm cơm, cái ếp mà các chị, các mẹ hay đeo bên hông khi đi làm nương, làm ruộng, chiếc đó bắt cá, rổ, rá, sọt đựng nông sản trên nương… Tất cả những đồ dùng này là do tự tay ông Pín làm để phục vụ gia đình và bán ra các vùng lân cận tạo thêm thu nhập cho gia đình. Năm nay ông Pín đã 78 tuổi, thế nhưng đôi bàn tay thô ráp của ông thoăn thoắt với những sợi nan mỏng để hoàn thiện cái mâm cơm đang đan dở. Ông Pín tâm sự: “Từ bé tôi đã được bố, mẹ dạy cho cách đan những vật dụng trong gia đình, nhìn bố mẹ làm tôi học dần. Ðến lúc trưởng thành, hầu hết các vật dụng từ đơn giản đến phức tạp thì tôi đều biết đan, giờ thông thương thuận lợi, mạng xã hội phát triển, tôi không chỉ đan phục vụ gia đình mà tôi còn đan bán và đan theo yêu cầu của khách đặt trên facebook của các con”.

Theo ông Thùng Văn Ðôi, ở bản Nà Ín, xã Chà Nưa, nguyên liệu dùng để đan lát của người Thái thường được khai thác ở các đồi núi quanh địa bàn cư trú, bao gồm các loại cây như: Tre, mây, giang, sặt, dây rừng… Những nguyên liệu này được lựa chọn bằng kinh nghiệm thực tế của người thợ đan lát. Ðể có sản phẩm đan lát đẹp, bền thì việc chọn nguyên liệu rất quan trọng, tuy sẵn có nhưng phải biết lấy những cây không già quá, không non quá, không cụt ngọn. Khi mang về nhà cũng không để lâu quá vì cây khô, mọt sẽ khó chẻ nan và cũng không giữ được độ dẻo thích hợp, khi uốn nan dễ bị gẫy. Ðồng thời, những cây mây, tre phải thẳng đều và dài thì mới cho ra sợi nan suôn mượt, để khi đan không phải nối nhiều đoạn. Sau khi đã chọn được cây tre, giang, mây… đủ tiêu chuẩn, người đan sẽ bắt tay vào việc vót nan. Công đoạn vót nan cũng mang yếu tố quyết định để sản phẩm đẹp, do đó đòi hỏi người đan phải có kinh nghiệm. Chẻ nan mỏng hay dày là tùy thuộc vào sản phẩm sẽ được đan. Chẻ nan xong thì phải chuốt sao cho nan có độ mềm, nhẵn và đều, để khi đan các nan khít vào nhau. Nan chuốt xong mang đi ngâm suối 2 hôm để đảm bảo không bị mối mọt. Nghề đan lát đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ trong từng công đoạn, từ khâu chuẩn bị các nan đan cho đến khâu cuối cùng thành sản phẩm. Kỹ thuật đan của người Thái cũng rất đa dạng, bà con thường chọn kiểu đan tùy theo sản phẩm định đan, chẳng hạn đan rổ, rá, giần, sàng, bu để nuôi nhốt gia cầm thì đan long mốt, long đôi, đan ô vuông, lồng ngang dọc. Còn đối với các vật dụng như mâm ăn cơm, cóong khẩu, giỏ đựng kim chỉ của chị em phụ nữ thì lại thường là đan bắt chéo, đan hình quả trám để tạo hình hoa văn cho sản phẩm thêm thẩm mỹ. Sau khi đan xong các vật dụng, bà con thường gác lên bếp hun khói khoảng 1 tháng để giữ cho đồ dùng bền và bóng đẹp hơn.

Ông Thùng Văn Ánh, Chủ tịch UBND xã Chà Nưa cho biết: “Lịch sử sinh sống ngàn đời của dân tộc Thái đã hình thành nên nền văn hóa cổ truyền đặc trưng. Xã Chà Nưa có 6 bản, trong đó, 5 bản người dân tộc Thái. Người Thái ở đây vẫn giữ được nguyên nghề đan lát. Hầu hết lớp người cao tuổi tại xã Chà Nưa ai cũng biết đan lát các sản phẩm thủ công. Nghề đan lát không chỉ giúp đồng bào Thái ở đây giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, mà còn giúp bà con có thêm thu nhập cải thiện đời sống. Thời gian tới xã tiếp tục tuyên truyền tới bà con về tầm quan trọng của việc bảo tồn nghề truyền thống của dân tộc để người dân tích cực tham gia bảo tồn, lưu giữ những sản phẩm truyền thống độc đáo. Ðồng thời, quan tâm hơn nữa đến việc truyền nghề, dạy nghề cho những người trong độ tuổi lao động, thanh, thiếu niên để nghề đan lát không bị mai một”.  Hiện nay, đời sống của đồng bào các dân tộc nói chung đã có nhiều thay đổi. Với sự xuất hiện của những vật dụng bằng nhựa, bền, rẻ được bán nhiều trên thị trường, nhất là việc tìm cây giang, cây mây không còn dễ dàng như trước mà phải đi rất xa thì việc đan lát để dùng không còn được nhiều người lựa chọn. Người đan giỏi chủ yếu là lớp người cao tuổi thì cũng không còn nhiều, lớp trẻ ngày nay hầu như không thích thú với việc đan lát. Do vậy, để giữ được nghề đan lát của người Thái nói riêng và giá trị văn hóa của các dân tộc trên địa bàn huyện nói chung, huyện Nậm Pồ đã xác định việc khôi phục và bảo tồn giá trị văn hóa các dân tộc gắn với phát triển kinh tế – xã hội là nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2021 – 2025 này.

Nguồn

Cùng chủ đề

Điện Biên trên đường phát triển

Nhiều thành tựu Những năm gần đây, Điện Biên đã có những đổi thay toàn diện. Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh luôn ở mức cao, giai đoạn 2021 - 2023 bình quân ước đạt 9,33%/năm. 6 tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng trưởng ước đạt 8,75%, xếp thứ...

Giải ngân gói 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội vẫn chậm

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, năm 2023, dư nợ tín dụng bất động sản đạt 2 triệu 890 nghìn tỷ đồng, chiếm 23% tổng dư nợ của nền kinh tế. Đặc biệt, tín dụng đã chảy vào các phân khúc đang...

Mặt bằng lãi suất có tiếp tục giảm?

Doanh nghiệp và người dân kỳ vọng, lãi suất cho vay tiếp tục giảm để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Tư vấn lãi suất cho khách hàng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á. Ảnh: Đỗ Tâm Nhiều ngân hàng...

Đánh thức kho di sản đồ sộ

Từng được ví như những kho tàng vô giá nhưng bí ẩn, gần như nằm bên lề đời sống, những năm gần đây, lưu trữ quốc gia đang dần tích cực “nhập cuộc” vào đời sống xã hội đương đại, khi các khối tài liệu lưu trữ - di sản...

Cấp bách bảo tồn và phát huy giá trị di sản tư liệu

Tại dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đang được soạn thảo, lần đầu tiên, di sản tư liệu được quy định cụ thể về đối tượng và phạm vi điều chỉnh. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là hoạt động cần thiết, nhưng cũng cần cân nhắc...

Cùng tác giả

Vàng lại vượt ngưỡng 2.700 USD

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu...

Sớm ban hành chế tài xử lý các đơn vị vi phạm trong việc đóng Bảo hiểm xã hội

Điện Biên TV - Chiều 20/11, đồng chí Trần Quốc Cường, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ đã chủ trì cuộc họp nghe Ban cán sự Đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bảo hiểm xã hội tỉnh báo cáo tình hình thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh. Bí thư Tỉnh uỷ Trần Quốc Cường phát biểu kết luận cuộc họp. Tại cuộc họp, đồng...

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Nậm Pồ

Điện Biên TV - Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026, sáng 21/11, Tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại huyện Nậm Pồ đã tiến hành tiếp xúc cử tri xã Vàng Đán. Cử tri xã Vàng Đán kiến nghị với Tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại huyện Nậm Pồ. Tại buổi tiếp xúc, đại biểu HĐND tỉnh thông tin tới cử tri xã Vàng...

16/16 nhóm chỉ tiêu kinh tế – xã hội đều đạt và vượt mục tiêu nghị quyết

Điện Biên TV - Sáng 21/11, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Lò Văn Phương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã chủ trì phiên họp thứ 3 của Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh...

VPUB – Khai mạc Ngày hội tư vấn việc làm, học nghề tỉnh Điện Biên năm 2024

Dienbien.gov.vn – Sáng 22/11, Sở lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội tư vấn việc làm, học nghề tỉnh Điện Biên năm 2024. Tham dự Ngày hội có đồng chí Vừ A Bằng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành tỉnh. Các đại biểu tham dự ngày hội Ngày hội thu hút sự tham gia của 20 đơn vị, doanh nghiệp đến từ các...

Cùng chuyên mục

Na Sang giữ nghề dệt vải truyền thống

Với gần 200 hộ đồng bào dân tộc Lào sinh sống, trước đây, người Lào Na Sang chỉ dệt trang phục cho bản thân hoặc gia đình sử dụng. Vài năm trở lại đây, nhận thấy nghề dệt không chỉ là bản sắc mà còn mang lại nguồn thu nhập ổn...

Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh

Nhằm giúp học sinh có sự hiểu biết về lịch sử của dân tộc, Trường THCS thị trấn (huyện Tủa Chùa) thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh. Bên cạnh việc lồng ghép giáo dục truyền thống yêu nước trong các tiết học...

Điện Biên vui hội kết đoàn

Rộn ràng ngày hội toàn dân Trung tuần tháng 11, không khí ở bản Lọng Luông 1, 2, xã Mường Phăng (TP. Điện Biên Phủ) rộn ràng, náo nhiệt hơn hẳn mọi năm, bởi năm nay, bản được chọn là nơi tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc...

Tinh hoa văn hóa ẩm thực 3 miền hội tụ

Điện Biên TV - Sáng 16/11, tại Quảng trường 7/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên đã tổ chức: Hội thi Đầu bếp vàng Tây Bắc năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Liên hoan Ẩm thực toàn quốc thuộc Chương trình Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Tham dự Lễ khai mạc có đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Ban tổ chức trao...

70 gian hàng tham gia Liên hoan ẩm thực toàn quốc tại Điện Biên

Liên hoan ẩm thực toàn quốc tại Điện Biên năm 2024 được sự hưởng ứng, tham dự nhiệt tình của các địa phương, khách sạn, nhà hàng đại diện của 3 miền Bắc - Trung - Nam. Liên hoan diễn ra từ ngày 14 - 17/11 với 70 gian hàng ẩm thực,...

Sôi nổi trổ tài đầu bếp vàng Tây Bắc

Tham gia hội thi có 10 đội, mỗi đội 3 thành viên. Các đội thi đến từ các tỉnh, thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Lai Châu, Lào Cai và Điện Biên. Nội dung thi gồm 2 phần: Chế biến các món ăn từ nguyên liệu có sẵn do Ban Tổ...

10 đội tham gia Hội thi Đầu bếp vàng Tây Bắc năm 2024

Điện Biên TV - Sáng 16/11, tại Quảng trường 7/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức Hội thi Đầu bếp vàng Tây Bắc năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Liên hoan Ẩm thực toàn quốc thuộc Chương trình Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Tham dự lễ khai mạc có đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Ban tổ chức trao...

60 gian hàng tham gia Liên hoan ẩm thực toàn quốc tại Điện Biên

Liên hoan ẩm thực toàn quốc tại Điện Biên năm 2024 được sự hưởng ứng, tham dự nhiệt tình của các địa phương, khách sạn, nhà hàng đại diện của 3 miền Bắc - Trung - Nam. Liên hoan diễn ra từ ngày 14 - 17/11 với 60 gian hàng ẩm...

Trưng bày ảnh sắc màu văn hóa các dân tộc Điện Biên

Đến với triển lãm, đại biểu, du khách và người dân được tham quan 128 bức ảnh thể hiện sắc màu văn hóa đa dạng của các dân tộc tỉnh Điện Biên. Triển lãm chia thành 3 phần. Phần I gồm những bức ảnh giới thiệu chung về cộng đồng các...

Liên hoan Ẩm thực toàn quốc tại Điện Biên đã sẵn sàng

Điện Biên TV - Liên hoan Ẩm thực toàn quốc là sự kiện nổi bật trong chuỗi hoạt động của Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên 2024. Sự kiện này tạo nên một không gian đặc sắc, nơi hội tụ tinh hoa ẩm thực từ ba miền Bắc, Trung, Nam. Hiện tại, các đơn vị và địa phương tham gia đang khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm ẩm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất