Powered by Techcity

Linh hoạt thực hiện tiêu chí nông thôn mới

Tuyến đường hoa vào xã NTM Ẳng Cang, huyện Mường Ảng.

Về xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng hôm nay, những con đường đất nhỏ hẹp trước kia đã được thay bằng đường bê tông phẳng lì nối dài giữa các bản; những nương lúa, nương ngô kém hiệu quả đã chuyển đổi trồng cà phê, cây ăn quả xanh mướt. Sự thay đổi đó bắt nguồn từ sức lan tỏa việc xây dựng NTM trên địa bàn xã.

Xã Ẳng Nưa được công nhận đạt chuẩn NTM năm 2016. Ðể tiếp tục duy trì xã đạt chuẩn NTM, cấp ủy, chính quyền xã đã xây dựng kế hoạch cụ thể từng năm. Theo phương châm “tiêu chí dễ triển khai làm trước”, từ thời điểm xã được công nhận đạt chuẩn NTM đến nay, tiêu chí về “đầu tư cơ sở hạ tầng” luôn được chú trọng đầu tư xây dựng và nâng cấp. Người dân đồng tình ủng hộ góp công góp của, hiến hàng nghìn mét vuông đất xây dựng đường giao thông. Nhờ đó, hệ thống đường từ huyện đến xã, đường nội bản và các tuyến đường vào khu sản xuất, nội đồng được quan tâm đầu tư; trên 71% kênh mương nội đồng được nâng cấp bê tông hóa. Hội Phụ nữ, Ðoàn thanh niên thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn, phát động nhân dân thực hiện các phong trào xây dựng bản làng xanh, sạch đẹp như: Chỉnh trang nhà cửa, vệ sinh đường làng, ngõ xóm; thắp sáng đường quê; thu gom, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt và chất thải chăn nuôi… Nhờ đó làm thay đổi diện mạo, đời sống khu vực nông thôn miền núi.

Các phong trào chỉnh trang nhà cửa, vệ sinh đường làng ngõ xóm từ xã NTM Ẳng Nưa đã lan tỏa đến các xã trên địa bàn huyện Mường Ảng. Tiêu biểu như xã Ẳng Cang đã học tập và phát huy hiệu quả phong trào “tuyến đường hoa”. Những năm qua, thực hiện chương trình xây dựng NTM, cùng với triển khai các chương trình dự án, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo của Nhà nước, xây dựng cơ sở hạ tầng, Ðảng ủy, chính quyền xã thường xuyên quan tâm tới việc xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư; tập trung nguồn lực xây dựng các thiết chế văn hóa (nhà văn hóa, sân thể thao…). Kêu gọi các nguồn lực xã hội hóa, trồng hoa tại tuyến đường từ huyện vào trung tâm xã và các tuyến đường nội bản; giao các hội, đoàn thể xã, bản tổ chức trồng, chăm sóc và bảo vệ. Ðến nay, xã Ẳng Cang có hàng nghìn mét “đường hoa”, góp phần đạt 9 tiêu chí theo bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh.

Ẳng Nưa, Ẳng Cang chỉ là hai trong số những xã đã linh hoạt thực hiện xây dựng NTM theo cách “dễ làm trước”. Một số xã lại tập trung thực hiện Ðề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; đẩy mạnh thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững. Hiện nay, một số xã có tiềm năng, lợi thế đang triển khai chương trình phát triển du lịch nông thôn, chuyển đổi số trong xây dựng NTM…

Chương trình xây dựng NTM có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc; cần sự tập trung thực hiện kiên trì, bền bỉ của cả hệ thống chính trị; sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự tham gia tích cực của các sở, ban ngành, đoàn thể. Những năm qua, toàn tỉnh đã ban hành 58 văn bản (6 nghị quyết, 15 quyết định, 11 kế hoạch, 26 văn bản hướng dẫn) về thực hiện Chương trình xây dựng NTM.

Trong giai đoạn tiếp theo UBND tỉnh đã xây dựng các giải pháp cụ thể gắn với tình hình thực tiễn tại địa phương về xây dựng NTM. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ và nhân dân nhận thức rõ vai trò chủ thể trong xây dựng NTM. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng thiết yếu, cơ bản ở nông thôn; chú trọng đầu tư cho các công trình cấp thôn, bản nhằm cải thiện trực tiếp điều kiện sinh hoạt và sản xuất của người dân, từng bước hoàn thiện các tiêu chí xã NTM. Thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP gắn với đẩy mạnh triển khai kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Ðồng thời, thực hiện quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ đảm bảo giải ngân 100%  kế hoạch vốn giao thực hiện Chương trình. Ða dạng hóa việc huy động các nguồn lực và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý; tăng cường lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn và có khó khăn đặc thù. Tăng cường bảo vệ môi trường nông thôn và cải tạo cảnh quan môi trường; trong đó tập trung phát triển các mô hình thôn, bản xanh – sạch – đẹp làm tiền đề phát triển du lịch cộng đồng. Ðồng thời, tỉnh đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ đối với các xã sau khi công nhận đạt chuẩn NTM từ xã khu vực II, III về khu vực I tiếp tục được hưởng chế độ chính sách của khu vực II, III một vài năm sau khi công nhận để đảm bảo công tác an sinh xã hội trên địa bàn nông thôn, đặc biệt đối với hộ dân tộc thiểu số, hộ mới thoát nghèo.

Nguồn

Cùng chủ đề

Điện Biên nâng tầm ngành hàng lúa gạo

Sản phẩm có chỉ dẫn địa lý Nằm trong vùng lòng chảo Điện Biên, cánh đồng Mường Thanh lớn nhất vùng Tây Bắc có chiều dài trên 20km, chiều rộng trung bình 6km, tổng diện tích sản xuất lúa nước 2 vụ hơn 4.000ha. Gạo Điện Biên được người dân cả...

Vốn tín dụng góp phần xây dựng nông thôn mới

Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tủa Chùa đã chủ động xây dựng kế hoạch, và thực hiện tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ quản lý vốn tín dụng chính sách xã hội cho 100% các cấp hội, đoàn thể nhận ủy thác, trong...

Cần sự phối hợp chặt chẽ

Hiện nay, trên địa bàn TP. Ðiện Biên Phủ đang có 24 dự án trọng điểm triển khai thực hiện, trong đó 8 dự án do UBND TP. Ðiện Biên Phủ làm chủ đầu tư và 16 dự án của tỉnh, thành phố phải thực hiện công tác GPMB. Theo...

Khó khăn xây dựng thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới

Ðầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện Tủa Chùa đề ra mục tiêu đến năm 2025 có 30% số thôn, bản đạt chuẩn NTM (tương đương 31/103 thôn, bản). Song đến nay toàn huyện chưa có thôn, bản được công nhận đạt chuẩn NTM. Qua rà soát các tiêu chí,...

Cùng tác giả

VPUB – Tổng kết công tác quốc phòng, quân sự địa phương năm 2024

Dienbien.gov.vn - Chiều 25/11, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quốc phòng - quân sự địa phương năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Đồng chí Lò Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đồng chí Lò Văn Phương - Chủ tịch HĐND tỉnh.Đại tá Nguyễn Ngọc Ngân, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 2 tặng danh hiệu “Cờ xuất sắc toàn diện”...

Mạnh Trường: “Ngoài đời, tôi kém xa vợ về ngoại hình”

Thoát khỏi hình tượng “soái ca” thường thấy, Mạnh Trường tái xuất màn ảnh nhỏ với diện mạo anh bộ đội cụ Hồ cứu dân giữa cơn bão lũ trong Không thời gian. Phim lên sóng giờ vàng VTV, NSƯT Nguyễn Danh Dũng làm đạo diễn.  Dịp này, nam diễn viên chia sẻ nhiều hơn về vai diễn, phản hồi trước bình luận của khán giả thời gian qua cho rằng, anh không hợp để làm “soái ca”, “nam chính ngôn tình” trên...

VPUB – Phiên họp UBND tháng 11 (lần 2) lấy kiến đại biểu vào các nội dung Tờ trình còn lại

VPUB - Phiên họp UBND tháng 11 (lần 2) lấy kiến đại biểu vào các nội dung Tờ trình còn lại Dienbien.gov.vn - Tiếp tục phiên họp UBND tháng 11 (lần 2), dưới sự chủ trì của các đồng chí Phạm Đức Toàn - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đại biểu tập trung thảo luận, cho ý kiến vào các nội dung Tờ trình còn lại. Page ContentPhó Chủ tịch Thường trực UBND...

Khai mạc Liên hoan Ẩm thực toàn quốc – Điện Biên 2024

Điện Biên TV - Tối 15/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan Ẩm thực toàn quốc - Điện Biên 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam; đồng chí Lò Văn Mừng, Ủy viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy;...

Đoàn Nghệ thuật tỉnh Điện Biên tham gia Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc, năm 2024

Trong khuôn khổ “Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc, năm 2024” đợt 1, do Cục nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức từ ngày 21- 30/11/2024 tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với sự tham gia của 13 đơn vị nghệ thuật Ca Múa Nhạc.Sáng ngày 25/11, tại Nhà hát Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc, Đoàn nghệ thuật tỉnh Điện Biên, biểu diễn chương trình nghệ thuật dự thi...

Cùng chuyên mục

Lời giải nào cho bài toán phát triển dong riềng bền vững?

“Nóng” cùng dong riềng Tháng 10 bắt đầu vào mùa thu hoạch dong riềng. Đây cũng là thời điểm những xã trọng điểm trồng dong riềng của TP. Điện Biên Phủ lại “nóng” lên bởi tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất. Với phương châm “không đánh đổi...

Thảo luận về dự án xây dựng cầu địa phương và quản lý tài sản đường bộ

Theo báo cáo của UBND tỉnh Điện Biên, trong giai đoạn 2016 - 2021, hợp phần cầu - Dự án đầu tư xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản địa phương (LRAMP) vay vốn WB đã triển khai và hoàn thành đưa vào khai sử dụng 72 công...

Diễn đàn thúc đẩy phát triển đại gia súc bền vững gắn với tiêu thụ

Điện Biên TV - Ngày 15/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề: “Các giải pháp phát triển chăn nuôi đại gia súc bền vững gắn với tiêu thụ sản phẩm”. Hiện nay, Điện Biên nằm trong top 10 tỉnh có số lượng đàn trâu và dê lớn nhất cả nước, nổi bật với chất lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, hình thức chăn nuôi vẫn còn...

Điện về sáng bản vùng cao

Ông Định Quang Bạo, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Điện Biên Đông cho biết: Triển khai thực hiện nghị quyết xóa bản trắng về điện lưới quốc gia, tính đến thời điểm hiện tại đã kéo điện, cung cấp điện lưới cho 24 bản trên địa bàn huyện....

Hội thảo hướng tới đô thị tích hợp và có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu

Điện Biên TV - Sáng 23/11, Cơ quan phát triển Pháp tại Việt Nam, Phái đoàn Liên minh châu âu tại Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Hội thảo hướng tới đô thị tích hợp và có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho các tỉnh thành phố khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam. Đại biểu tham dự hội thảo. Dự Hội thảo có Ngài Julien Guerrier,...

Truyền thông chi trả môi trường rừng trong trường học

Những ngày trung tuần tháng 11 vừa qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tổ chức trao 1.000 áo ấm tặng 1.000 học sinh tại 3 trường thuộc địa bàn 2 huyện: Mường Chà và Mường Ảng. Cụ thể, huyện Mường Chà có 861 học sinh ở 2 trường:...

Nhiều cây trồng vụ đông chậm tiến độ gieo trồng

Vụ đông năm nay, toàn tỉnh dự kiến gieo trồng gần 1.850ha cây trồng các loại, với tổng sản lượng dự kiến đạt hơn 27.500 tấn. Trong đó rau đậu các loại chiếm diện tích lớn nhất (1.327ha); cây ngô lấy hạt (hơn 317,6ha); khoai lang (135ha); cây lạc (43ha); đậu...

Sớm tháo gỡ khó khăn các dự án điện

Dự án khó khăn Được khởi công xây dựng từ tháng 11/2022, Dự án Thủy điện Nậm Núa 2, xã Pa Thơm (huyện Điện Biên) có tổng mức đầu tư 281 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Đầu tư Tài nguyên và Năng lượng Điện Biên làm chủ đầu tư. Nhà...

Nghịch lý giá trâu, bò… từ chuồng ra chợ

Theo ghi nhận của phóng viên, trước tháng 11/2021, giá bò hơi đang ở mức 110.000 - 120.000 đồng/kg nhưng từ cuối năm 2021, giá bò hơi đã giảm xuống 90.000 đồng rồi 80.000 đồng và đến thời điểm hiện tại chỉ còn 60.000 - 70.000 đồng/kg. Giá bò hơi hiện...

Giới thiệu biện pháp phòng vệ thương mại trong hội nhập quốc tế

Dự hội thảo có ông Trịnh Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cùng 100 đại biểu là đại diện lãnh đạo và chuyên viên các sở, ngành thành viên tiểu ban hội nhập quốc tế về kinh tế; phòng kinh tế, kinh tế - hạ tầng các huyện,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất