Powered by Techcity

Kinh tế Điện Biên sau 75 năm phát triển


Cánh đồng Mường Thanh vào vụ thu hoạch. Ảnh: Xuân Tư

Khi mới thành lập (10/10/1949), trong bối cảnh khó khăn về mọi mặt, nhận định khó khăn do hạn hán, sâu bệnh dẫn đến nguy cơ thiếu đói nghiêm trọng, ngày 4/11/1950 Ban Cán sự Đảng đã ban hành Chỉ thị số 07-CT/LC, về việc “Tăng gia sản xuất và chống nạn đói trước mắt”. Chỉ thị nêu rõ phải trồng thật nhiều ngô, sắn; áp dụng biện pháp đổi công, giúp nhau về giống… Chỉ thị được phổ biến sâu rộng; dưới sự lãnh đạo cụ thể của Ban Cán sự Đảng cùng kinh nghiệm sản xuất của người dân, diện tích trồng ngô, sắn, lúa các nơi đều tăng mạnh. Nhân dân Lai Châu đã vượt qua được nạn đói.

Lai Châu khi đó vốn được xem là nơi “rừng thiêng nước độc” ở tận cùng Tây Bắc, khó khăn, thiếu thốn mọi bề. Những năm đầu thành lập, cùng với nhiệm vụ tập hợp quần chúng nhân dân, xây dựng cơ sở cách mạng, củng cố lực lượng đấu tranh thì nhiệm vụ xuyên suốt được Ban Cán sự Đảng chú trọng là đẩy mạnh sản xuất lương thực, nêu cao khẩu hiệu “tất cả cho sản xuất”. Mục tiêu cốt yếu là không để xảy ra thiếu đói.  

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 1963 – 1970 (diễn ra từ 15 – 21/10/1963) đã xác định phải tạo được chuyển biến rõ rệt 1 trong 3 mặt chủ yếu là: “Tập trung phát triển nông nghiệp, không ngừng củng cố quan hệ sản xuất mới, cố gắng xây dựng một số cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp; trọng tâm là giải quyết một bước vững chắc về lương thực, phát triển mạnh chăn nuôi, cây công nghiệp…”.

Cũng trong năm 1963, một dấu mốc quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển mạnh mẽ ngành Nông nghiệp Điện Biên cho đến nay là công trình Đại thủy nông Nậm Rốm được khởi công xây dựng. Sau 2 năm thi công, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Ủy ban Hành chính khu, sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân (trong đó có hơn 2.000 thanh niên từ Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, Thanh Hóa, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh xung phong lên xây dựng), ngày 15/12/1965 công trình đầu mối và kênh tả Đại thủy nông Nậm Rốm đã cơ bản hoàn thành.

Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh nỗ lực thi đua lao động sản xuất. Ngày 13/5/1987, Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 03-NQ/TU về “Thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn” của Đảng, gồm: Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Đẩy mạnh sản xuất lương thực tại chỗ bằng cách tập trung thâm canh tăng vụ đối với lúa ruộng, luân canh cây ngô, đưa cây màu xuống ruộng, phát triển một số cây trồng vụ thu đông… đã mang lại kết quả đột phá. Năm 1989, sản xuất lương thực đạt 151 tấn, đánh dấu lần đầu tiên tỉnh ta đảm bảo nhu cầu lương thực trên địa bàn; hình thành các điểm sản xuất tập trung như: lúa nước ở khu vực lòng chảo Điện Biên; mía, đường tại Nông trường Điện Biên; cà phê ở Nông trường Mường Ảng. Đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm chè búp khô, hạt trẩu, cánh kiến đỏ, sa nhân; sản xuất được một số mặt hàng tiêu dùng chủ yếu như: vải, đường, đá lợp…

Cuối năm 2003, Quốc hội ban hành nghị quyết chia tách 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu. Đứng trước những thời cơ, thuận lợi song cũng nhiều khó khăn thách thức mới, Đảng bộ tỉnh Điện Biên đã lãnh đạo chính quyền và nhân dân các dân tộc đoàn kết, nỗ lực đạt nhiều thành tựu quan trọng. Kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định: GDP bình quân giai đoạn 2005 – 2010 đạt 11,6%/năm; GRDP giai đoạn 2010 – 2015 đạt 9,11%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 đạt 6,83%/năm và 6 tháng đầu năm 2024 đạt 8,75%.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra 3 khâu đột phá chiến lược: Huy động các nguồn lực đầu tư để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại. Xây dựng, ban hành đồng bộ cơ chế, chính sách Trung ương phân cấp cho địa phương phù hợp với điều kiện thực tiễn, bảo đảm tính khả thi nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; khai thác, sử dụng hiệu quả tiềm năng, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Đến nay, ngành Nông nghiệp Điện Biên được tái cơ cấu, ứng dụng khoa học công nghệ mang lại hiệu quả rõ rệt về sản lượng và chất lượng. Năm 2003, trước khi tách tỉnh, tổng sản lượng lương thực đạt 209,5 nghìn tấn, đến năm 2023 đạt trên 285 nghìn tấn. Toàn tỉnh đã xác nhận 19 chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn; 72 sản phẩm OCOP. Thu hút doanh nghiệp đầu tư vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung như: Chè (Tủa Chùa); cà phê (Mường Ảng); mắc ca (Tuần Giáo); cao su (Điện Biên, Mường Chà, Mường Nhé)… Một số doanh nghiệp đã đầu tư trồng cây ăn quả bằng công nghệ cao, sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá trị gia tăng, nuôi lợn chất lượng cao. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân, Điện Biên đã có 1 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 4 xã NTM nâng cao; 47 xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn, 179 thôn, bản đạt chuẩn NTM.

Với đặc thù của một tỉnh miền núi, công nghiệp Điện Biên chủ yếu phát triển khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, thủy điện. Toàn tỉnh hiện có 1 nhà máy xi măng công suất 360 nghìn tấn/năm; 20 nhà máy thủy điện đang vận hành khai thác với tổng công suất lắp máy 279,3MW. Có tiềm năng lớn về điện gió, điện sinh khối, hiện nay tỉnh Điện Biên đã thu hút những nhà đầu tư lớn quan tâm, khảo sát, đề xuất đầu tư. Hạ tầng thương mại, dịch vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển cả về quy mô và chất lượng.

Hơn 70 năm trước, mặc dù toàn đường đất đèo dốc hiểm trở, với phương tiện thô sơ song toàn dân đã vận chuyển 2.666 tấn gạo, 112 tấn rau xanh, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Suốt những thập kỷ sau đó, tỉnh đã tập trung nguồn lực từng bước xây dựng, củng cố hệ thống giao thông. Song bước “đột phá” về giao thông thực sự đến khi ngày 4/2/2012 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 44/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải giai đoạn 2011 – 2020 định hướng đến năm 2030. Nhờ đó, hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh đã phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Mạng lưới giao thông đường bộ hiện có gần 9.600km, với 6 tuyến quốc lộ. Nhiều tuyến tỉnh lộ được nâng cấp thành quốc lộ đã tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh. Đặc biệt dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên hoàn thành, đưa vào sử dụng đã tạo động lực mới thu hút khách du lịch, nhà đầu tư. Giao thông đường hàng không đóng góp quan trọng đối với tăng trưởng khách du lịch đến Điện Biên. 6 tháng đầu năm 2024 có 1,368 triệu lượt khách đến, gấp 2,19 lần so với cùng kỳ năm 2023; tổng doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 2.474,1 tỷ đồng, tăng 2,26 lần.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 219 dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng số vốn đăng ký 51.315 tỷ đồng. Trong đó 124 dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động; 95 dự án đang triển khai thực hiện với tổng số vốn đăng ký hơn 38.144 tỷ đồng.

Trước mắt còn không ít khó khăn, thử thách song với truyền thống, thành tựu, kinh nghiệm 75 năm qua, tin tưởng rằng Đảng bộ tỉnh sẽ tiếp tục lãnh đạo chính quyền và nhân dân Điện Biên gặt hái nhiều thành quả mới.



Nguồn: https://baodienbienphu.com.vn/tin-tuc/kinh-te/218731/kinh-te-dien-bien-sau-75-nam-phat-trien

Cùng chủ đề

Mỗi cá nhân nỗ lực trong nhiệm vụ của mình

Chi bộ Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Sam Mứn (huyện Điện Biên) có 21 đảng viên trong tổng số 26 cán bộ, giáo viên. Học tập và làm theo gương Bác, Chi bộ nhà trường đã triển khai đầy đủ các nội dung chỉ thị, nghị...

Những bông hoa đẹp trong vườn hoa dâng Bác

Trong 3 năm (2020 - 2023), trên địa bàn huyện Nậm Pồ có 6 tập thể, 11 cá nhân được UBND huyện tặng Giấy khen; 93 tập thể, 1.004 cá nhân được Thường trực Huyện ủy gửi thư khen về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong...

Cùng tác giả

VPUB – Tổng kết công tác quốc phòng, quân sự địa phương năm 2024

Dienbien.gov.vn - Chiều 25/11, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quốc phòng - quân sự địa phương năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Đồng chí Lò Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đồng chí Lò Văn Phương - Chủ tịch HĐND tỉnh.Đại tá Nguyễn Ngọc Ngân, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 2 tặng danh hiệu “Cờ xuất sắc toàn diện”...

Mạnh Trường: “Ngoài đời, tôi kém xa vợ về ngoại hình”

Thoát khỏi hình tượng “soái ca” thường thấy, Mạnh Trường tái xuất màn ảnh nhỏ với diện mạo anh bộ đội cụ Hồ cứu dân giữa cơn bão lũ trong Không thời gian. Phim lên sóng giờ vàng VTV, NSƯT Nguyễn Danh Dũng làm đạo diễn.  Dịp này, nam diễn viên chia sẻ nhiều hơn về vai diễn, phản hồi trước bình luận của khán giả thời gian qua cho rằng, anh không hợp để làm “soái ca”, “nam chính ngôn tình” trên...

VPUB – Phiên họp UBND tháng 11 (lần 2) lấy kiến đại biểu vào các nội dung Tờ trình còn lại

VPUB - Phiên họp UBND tháng 11 (lần 2) lấy kiến đại biểu vào các nội dung Tờ trình còn lại Dienbien.gov.vn - Tiếp tục phiên họp UBND tháng 11 (lần 2), dưới sự chủ trì của các đồng chí Phạm Đức Toàn - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đại biểu tập trung thảo luận, cho ý kiến vào các nội dung Tờ trình còn lại. Page ContentPhó Chủ tịch Thường trực UBND...

Khai mạc Liên hoan Ẩm thực toàn quốc – Điện Biên 2024

Điện Biên TV - Tối 15/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan Ẩm thực toàn quốc - Điện Biên 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam; đồng chí Lò Văn Mừng, Ủy viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy;...

Đoàn Nghệ thuật tỉnh Điện Biên tham gia Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc, năm 2024

Trong khuôn khổ “Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc, năm 2024” đợt 1, do Cục nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức từ ngày 21- 30/11/2024 tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với sự tham gia của 13 đơn vị nghệ thuật Ca Múa Nhạc.Sáng ngày 25/11, tại Nhà hát Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc, Đoàn nghệ thuật tỉnh Điện Biên, biểu diễn chương trình nghệ thuật dự thi...

Cùng chuyên mục

Lời giải nào cho bài toán phát triển dong riềng bền vững?

“Nóng” cùng dong riềng Tháng 10 bắt đầu vào mùa thu hoạch dong riềng. Đây cũng là thời điểm những xã trọng điểm trồng dong riềng của TP. Điện Biên Phủ lại “nóng” lên bởi tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất. Với phương châm “không đánh đổi...

Thảo luận về dự án xây dựng cầu địa phương và quản lý tài sản đường bộ

Theo báo cáo của UBND tỉnh Điện Biên, trong giai đoạn 2016 - 2021, hợp phần cầu - Dự án đầu tư xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản địa phương (LRAMP) vay vốn WB đã triển khai và hoàn thành đưa vào khai sử dụng 72 công...

Diễn đàn thúc đẩy phát triển đại gia súc bền vững gắn với tiêu thụ

Điện Biên TV - Ngày 15/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề: “Các giải pháp phát triển chăn nuôi đại gia súc bền vững gắn với tiêu thụ sản phẩm”. Hiện nay, Điện Biên nằm trong top 10 tỉnh có số lượng đàn trâu và dê lớn nhất cả nước, nổi bật với chất lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, hình thức chăn nuôi vẫn còn...

Điện về sáng bản vùng cao

Ông Định Quang Bạo, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Điện Biên Đông cho biết: Triển khai thực hiện nghị quyết xóa bản trắng về điện lưới quốc gia, tính đến thời điểm hiện tại đã kéo điện, cung cấp điện lưới cho 24 bản trên địa bàn huyện....

Hội thảo hướng tới đô thị tích hợp và có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu

Điện Biên TV - Sáng 23/11, Cơ quan phát triển Pháp tại Việt Nam, Phái đoàn Liên minh châu âu tại Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Hội thảo hướng tới đô thị tích hợp và có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho các tỉnh thành phố khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam. Đại biểu tham dự hội thảo. Dự Hội thảo có Ngài Julien Guerrier,...

Truyền thông chi trả môi trường rừng trong trường học

Những ngày trung tuần tháng 11 vừa qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tổ chức trao 1.000 áo ấm tặng 1.000 học sinh tại 3 trường thuộc địa bàn 2 huyện: Mường Chà và Mường Ảng. Cụ thể, huyện Mường Chà có 861 học sinh ở 2 trường:...

Nhiều cây trồng vụ đông chậm tiến độ gieo trồng

Vụ đông năm nay, toàn tỉnh dự kiến gieo trồng gần 1.850ha cây trồng các loại, với tổng sản lượng dự kiến đạt hơn 27.500 tấn. Trong đó rau đậu các loại chiếm diện tích lớn nhất (1.327ha); cây ngô lấy hạt (hơn 317,6ha); khoai lang (135ha); cây lạc (43ha); đậu...

Sớm tháo gỡ khó khăn các dự án điện

Dự án khó khăn Được khởi công xây dựng từ tháng 11/2022, Dự án Thủy điện Nậm Núa 2, xã Pa Thơm (huyện Điện Biên) có tổng mức đầu tư 281 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Đầu tư Tài nguyên và Năng lượng Điện Biên làm chủ đầu tư. Nhà...

Nghịch lý giá trâu, bò… từ chuồng ra chợ

Theo ghi nhận của phóng viên, trước tháng 11/2021, giá bò hơi đang ở mức 110.000 - 120.000 đồng/kg nhưng từ cuối năm 2021, giá bò hơi đã giảm xuống 90.000 đồng rồi 80.000 đồng và đến thời điểm hiện tại chỉ còn 60.000 - 70.000 đồng/kg. Giá bò hơi hiện...

Giới thiệu biện pháp phòng vệ thương mại trong hội nhập quốc tế

Dự hội thảo có ông Trịnh Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cùng 100 đại biểu là đại diện lãnh đạo và chuyên viên các sở, ngành thành viên tiểu ban hội nhập quốc tế về kinh tế; phòng kinh tế, kinh tế - hạ tầng các huyện,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất