Powered by Techcity

Khó khăn giao đất, giao rừng ở huyện Điện Biên


Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lò Văn Tiến cùng đoàn công tác kiểm tra diện tích trồng mắc ca và quy hoạch 3 loại rừng tại xã Phu Luông, huyện Điện Biên. Ảnh tư liệu

Qua rà soát, tổng diện tích đất lâm nghiệp cần giao trên địa bàn huyện Điện Biên là hơn 44.509ha, trong đó hơn 27.020ha đất có rừng và hơn 17.488ha đất chưa có rừng. Ban Chỉ đạo giao đất, giao rừng và cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp huyện đã xây dựng kế hoạch chi tiết, triển khai đến từng thôn, bản, hộ gia đình và cộng đồng dân cư. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc giao đất, giao rừng, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp.

 Tuy nhiên việc triển khai giao đất, giao rừng và cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp tại các xã vùng sâu, vùng xa, nhất là đối với đất lâm nghiệp chưa có rừng gặp nhiều khó khăn, tiến độ chậm.

Tại xã Na Ư, đến nay khối lượng rà soát chỉ đạt hơn 1.016ha, còn khoảng 3.902ha chưa rà soát. Đa số người dân không đồng ý phương án giao đất, giao rừng, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp và yêu cầu hủy kết quả rà soát, không ký hồ sơ liên quan.

Ông Nguyễn Duy Cường, Giám đốc Công ty TNHH Khảo sát và Xây dựng Duy Cường, cho biết: Tại một số thôn, bản việc triển khai không thành công. Mặc dù công ty đã phối hợp với UBND xã tuyên truyền nhiều lần, người dân vẫn không đồng ý rà soát vì lo ngại không thể canh tác trên đất rừng và vi phạm pháp luật nếu chặt phá. Với diện tích đã rà soát, sau khi công khai kết quả, nhiều người dân yêu cầu hủy kết quả và không đồng ý thực hiện.

Bên cạnh đó, một phần diện tích đã đo đạc nằm trong khu vực đề nghị đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng, là đất nương luân canh của các hộ dân. Nhiều người dân không hợp tác thực hiện đo đạc, quy chủ đất và không nhận đất rừng muốn giữ lại để làm nương.

Lực lượng chức năng kiểm tra công tác giao đất, giao rừng, cấp GCNQSDÐ lâm nghiệp tại xã Hẹ Muông. Ảnh tư liệu

Được tỉnh chọn làm xã điểm trong thực hiện giao đất, giao rừng và cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp, nhưng xã Phu Luông vẫn gặp nhiều vướng mắc chưa được giải quyết. Theo ông Lò Văn Siêng, Chủ tịch UBND xã Phu Luông, xã đã triển khai đo đạc thực địa tại các thôn, bản với diện tích dự kiến giao là 3.946ha (2.350,8ha đất có rừng và 1.829,44ha đất chưa có rừng). Hội đồng giao đất giao rừng cấp xã đã phối hợp với đơn vị tư vấn thông báo kết quả đo đạc và công bố bản đồ đất. Đồng thời hướng dẫn người dân đăng ký xin giao đất và cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, nhiều vướng mắc đã phát sinh.

Công tác rà soát tại các bản gặp khó khăn do tập quán canh tác nương luân canh của người dân, dẫn đến diện tích đất manh mún, không liền khu. Một số bản chưa thống nhất diện tích giao cho cộng đồng và cá nhân, phải tổ chức nhiều cuộc họp để triển khai. Người dân một số thôn, bản không rõ về vùng đất lâm nghiệp đã giao.

Ngoài ra, quy hoạch 3 loại rừng và các dự án khác còn sai sót, không khớp. Toàn xã Phu Luông có hàng trăm hecta đất mà người dân không đồng thuận và không ký hồ sơ, dù đã tuyên truyền nhiều lần. Còn nhiều diện tích đất tranh chấp chưa xác định được chủ sử dụng; hơn 60ha đất xâm canh và điều chỉnh địa giới hành chính chưa được giải quyết.

Không chỉ tại 2 xã trên, công tác giao đất, giao rừng, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp trên địa bàn huyện Điện Biên đang gặp nhiều khó khăn. Ðó là nhiều diện tích dự kiến giao manh mún, nhỏ lẻ, không liền vùng, liền khoảnh; một số thửa đất đang có tranh chấp. Một số nội dung vướng mắc phát sinh vượt thẩm quyền như: Diện tích nằm trong phạm vi điều chỉnh địa giới hành chính; diện tích rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng; một số chủ sử dụng có hộ khẩu tại địa phương khác. Ngoài ra, việc thu hồi các trường hợp đã được giao đất, giao rừng theo Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 trên địa bàn gặp vướng mắc. Tổng số gia đình, cá nhân đã được cấp giấy theo Nghị định số 163 phải thực hiện thu hồi là 7.910 trường hợp. Nhưng mới rà soát, kiểm tra đủ điều kiện thu hồi 2.145 trường hợp.

Nhiều diện tích đất ruộng, ao, vườn, nhà cửa… trên địa bàn xã Pa Thơm nằm trong quy hoạch đất lâm nghiệp, gây khó khăn trong công tác rà soát, giao đất, giao rừng. Trong ảnh: Một góc bản Púng Bon, xã Pa Thơm.

Cơ quan chuyên môn, chính quyền các đã tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu việc thực hiện giao đất, giao rừng và cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp để đảm bảo tính pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân về chính sách bảo vệ, phát triển rừng. Đối với diện tích đất nằm trong quy hoạch 3 loại rừng mà hiện trạng không có rừng (chưa đạt tiêu chí thành rừng) và người dân đang canh tác nương thì bà con vẫn được tiếp tục canh tác, sản xuất.

Dù đã được tuyên truyền nhiều cộng đồng bản, hộ gia đình vẫn không đồng thuận. Do đó trong tổng số hơn 44.509ha thì có đến 16.271ha người dân không đồng thuận đo đạc (chủ yếu đất chưa có rừng với hơn 11.423ha). Có xã, bản sau khi tuyên truyền người dân đã đồng thuận, nhưng khi đơn vị tư vấn vào đo đạc, quy chủ lại không phối hợp thực hiện. 

Tính đến tháng 10/2024, huyện Điện Biên thực hiện đo đạc được 28.237/44.509ha trong quy hoạch 3 loại rừng (đạt 63,44%); trong đó 22.171ha đất lâm nghiệp có rừng, hơn 6.065ha đất lâm nghiệp chưa có rừng. Hiện nay, qua rà soát, toàn huyện có hơn 169ha (tại xã Na Tông và Phu Luông) người dân không đồng thuận, không phối hợp ký hồ sơ mặc dù đã tuyên truyền nhiều lần; hơn 356ha (tại xã Thanh Chăn và Phu Luông) đang tranh chấp, chưa xác định được chủ sử dụng; 425,68ha (tại các xã Pom Lót, Núa Ngam, Na Tông và Phu Luông) xâm canh, điều chỉnh địa giới hành chính; 1.802ha nằm trong quy hoạch mắc ca (tại xã Mường Pồn và Na Tông); 40ha nằm trong quy hoạch các dự án khác (tại xã Thanh Chăn); 79,47ha hiện trạng các loại đất khác không phù hợp để giao đất lâm nghiệp…  



Nguồn: https://baodienbienphu.com.vn/tin-tuc/kinh-te/219875/kho-khan-giao-dat-giao-rung-o-huyen-dien-bien

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

VPUB – Tọa đàm kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày thành lập Hội Cựu...

Dienbien.gov.vn - Chiều ngày 30/11, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh tổ chức Tọa đàm kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam (6/12/1989 - 6/12/2024). Dự buổi tọa đàm có đồng chí Mùa A Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Giàng Thị Hoa - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh;...

TP. Điện Biên Phủ tập trung giải phóng mặt bằng

Chục ngày trước, gia đình cụ Đỗ Thị Tý và các con cháu thuộc bản Na Púng, phường Thanh Trường đã đồng ý nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng cho địa phương, chủ đầu tư thực hiện dự án đường Thanh Minh - Độc Lập. Các hộ gia...

Chỉ số USD Index thấp nhất trong hai tuần qua

Tỷ giá USD hôm nay 01/12/2024 Tỷ giá USD hôm nay 01/12/2024, đồng USD biến động trong phạm vi hẹp sau đợt bị bán mạnh do hầu hết nhà đầu tư Hoa Kỳ đang tận hưởng kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn. Cập nhật hồi 5h hôm nay 01/12, ghi nhận mức niêm yết của tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết vẫn ở mức 24.251 đồng/USD, giữ nguyên so với công bố từ phiên trước đó....

VPUB – Đại hội thành lập Hội người cao tuổi tỉnh Điện Biên nhiệm kỳ 2024 – 2029

Dienbien.gov.vn - Sáng 30/11, UBND tỉnh Điện Biên và Hội người cao tuổi tỉnh đã tổ chức Đại hội thành lập Hội người cao tuổi tỉnh Điện Biên nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tham dự có đồng chí Mùa A Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Giàng Thị Hoa - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Đức Toàn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng các đồng chí nguyên lãnh đạo HĐND, UBND, UBMTTQ...

Đoàn đại biểu tỉnh Điện Biên làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga

Điện Biên TV - Ngày 27/11, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga. Cùng đi có đồng chí Vừa A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương của tỉnh. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đặng Minh Khôi,...

Cùng chuyên mục

TP. Điện Biên Phủ tập trung giải phóng mặt bằng

Chục ngày trước, gia đình cụ Đỗ Thị Tý và các con cháu thuộc bản Na Púng, phường Thanh Trường đã đồng ý nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng cho địa phương, chủ đầu tư thực hiện dự án đường Thanh Minh - Độc Lập. Các hộ gia...

Xã Pom Lót, huyện Điện Biên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Điện Biên TV - Chiều 29/11, UBND huyện Điện Biên đã tổ chức Lễ công bố xã Pom Lót đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Dự buổi lễ có đồng chí Cao Thị Tuyết Lan, Uỷ viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Điện Biên. Lãnh đạo Sở NN&PTNT rao bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Pom Lót. Sau gần 2 năm thực hiện mục...

Tăng cường quản lý trật tự xây dựng đô thị

Liên tiếp phát hiện sai phạm Cuối tháng 10 vừa qua, lực lượng chức năng TP. Điện Biên Phủ đã phối hợp cùng UBND phường Thanh Bình, đại diện tổ dân phố 1 tiến hành kiểm tra hiện trạng, lập biên bản ngăn chặn vi phạm trật tự xây dựng đối với...

Lãng phí đầu tư chợ nông thôn

Chợ có… 5 hộ kinh doanh Chợ Mường Phăng, xã Mường Phăng (TP. Điện Biên Phủ) có diện tích 1.470m2, được xây dựng và bàn giao đưa vào quản lý, sử dụng từ ngày 13/10/2023, với tổng vốn đầu tư 2,99 tỷ đồng. Mục tiêu đưa chợ Mường Phăng trở thành trung...

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX

Mô hình trồng thanh long an toàn của thành viên HTX Nông nghiệp An Phú, phường Chiềng An, Thành phố. Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp An Phú, phường Chiềng An, thành lập năm 2019, từ 10 thành viên ban đầu, đến nay, HTX đã phát triển lên 18 thành viên và...

Điện Biên tham gia hội chợ Công Thương khu vực Đông Bắc

Hội chợ Công Thương khu vực Đông Bắc - Thái Nguyên có trên 200 gian hàng được chia thành 3 khu gồm: Triển lãm, giới thiệu, quảng bá sản phẩm, các thành tựu trong lĩnh vực phát triển công nghiệp, dịch vụ; nông nghiệp; sinh vật cảnh. Sản phẩm hàng hóa...

Điện Biên Đông đưa vào vận hành hệ thống điện sinh hoạt xã Chiềng Sơ

Đây là dự án cung cấp điện cho các bản: Háng Pa, Háng Tầu, Thẳm Chẩu, Keo Đứa, Nà Ly. Dự án có tổng mức đầu tư 18 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, được khởi công tháng 1/2024. Quá trình triển khai công trình...

Hỗ trợ người lầm lỗi hòa nhập cộng đồng

Sau khi chấp hành xong án phạt tù, trở về nhà, anh Cứ A Vềnh, bản Cà Là Pá (xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé) luôn thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của chính quyền địa phương. Anh Vềnh chịu khó lao động...

Kiểm soát chặt thị trường dịp cuối năm

Tại một số cửa hàng kinh doanh tạp hóa, siêu thị, trung tâm thương mại, các chợ trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ những ngày này, các loại hàng hóa được bày bán khá phong phú về chủng loại, mẫu mã. Người tiêu dùng đã có nhiều lựa chọn hơn...

Tạo thói quen phân loại rác tại nguồn

Phân loại rác tại nhà Từ nhiều năm qua, gia đình chị Nguyễn Thị Hiên, tổ dân phố 7, phường Tân Thanh (TP. Điện Biên Phủ) đã tự phân loại rác thải vô cơ, hữu cơ, rác tái chế... trong sinh hoạt gia đình trước khi đem ra nơi thu gom tập...

Tin nổi bật

Tin mới nhất