Powered by Techcity

Khai thác hiệu quả kinh tế rừng

Đoàn giám sát HĐND tỉnh kiểm tra mô hình trồng sâm của HTX 7/5 tại bản Thèn Pả, xã Sa Lông, huyện Mường Chà.

Do vậy, ngày 29/7/2021, Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Ðiện Biên giai đoạn 2021 – 2025. Nghị quyết hợp lòng dân; bên cạnh đó là sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm trọng điểm của các cấp, ngành liên quan nên sau gần 3 năm thực hiện, tại các địa phương, kinh tế rừng được “đánh thức” ngày càng hiệu quả.

Tuỳ điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, tiểu vùng khí hậu, các loại cây rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây dược liệu quý đã được trồng ngày càng nhiều. Từ năm 2021 đến nay, đã trồng mới được 83,5ha cây thảo quả, 165ha cây sa nhân; 206ha táo mèo; trồng và chăm sóc 2,3ha cây dược liệu dưới tán rừng (sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu) và 544ha cây quế.

Tại các huyện Tuần Giáo, Mường Ảng, Ðiện Biên… diện tích trồng rừng kinh tế, cây mắc ca, cao su đang phủ xanh và tăng lên theo năm. Các huyện Nậm Pồ, Mường Nhé… ngoài khoanh nuôi, tái sinh, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có là các mô hình trồng sa nhân, trồng quế… hứa hẹn thu nhập cao trong tương lai gần.

Phần lớn các huyện đang tập trung đẩy mạnh dự án trồng cây mắc ca. Ðã tổ chức trồng được 6.528ha, tăng 3.889ha so với năm 2020; trong đó, diện tích thực hiện của các doanh nghiệp, nhà đầu tư là 5.961ha. Trước mắt, việc mở rộng diện tích mắc ca còn một số vướng mắc đang được tập trung giải quyết. Nhưng về lâu dài, cây mắc ca sẽ là đòn bẩy giúp người dân vùng dự án xoá đói giảm nghèo bền vững. Không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, các dự án mắc ca còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương, tránh tình trạng người dân phải “tha hương” làm ăn như hiện nay.

Nằm ở đầu nguồn các con sông nên phần lớn diện tích rừng của tỉnh được chi trả dịch vụ môi trường rừng. Người dân hưởng lợi trực tiếp với khoản tiền hàng năm khá lớn nên càng quan tâm, chú trọng hơn công tác chăm sóc, bảo vệ rừng; tích cực trồng rừng kinh tế, rừng thay thế.

Biến tiềm năng thành lợi thế phát triển kinh tế, xem rừng như “lá phổi xanh” bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu… nhờ đó, diện tích có rừng toàn tỉnh đến nay ước đạt 419.765ha, tương đương tỷ lệ che phủ đạt 44%, tăng 1,34% so với năm 2020.

Bên cạnh những thành tích đạt được, ngành Nông nghiệp cũng bộc lộ nhiều hạn chế, như: tốc độ phát triển tương đối cao so với cả nước và khu vực, song thiếu bền vững. Giá trị sản xuất chưa cao, tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn dựa vào nông hộ, nhỏ lẻ, thiếu liên kết; chất lượng, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã chưa đạt kỳ vọng…

Muốn đi xa phải đi cùng nhau, do vậy, việc khai thác tiềm năng, thế mạnh từ rừng phải có định hướng của cấp uỷ Ðảng, chính quyền các cấp một cách rõ ràng, theo lộ trình cụ thể. Với người dân, dù có năng động, sáng tạo, nhiệt tình đến mấy thì việc khai thác, phát triển kinh tế rừng cũng thường mang tính bộc phát, manh mún, quy mô nhỏ. Rất cần thiết phải có sự bắt tay, liên kết của nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, các hợp tác xã để bao tiêu, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Vấn đề này đã được tỉnh chú trọng, đề cập, nhưng chính sách thu hút còn hạn chế, chưa rõ ràng nên có ít nhà khoa học, doanh nghiệp bắt tay làm ăn. Phần lớn các sản phẩm khai thác, tận thu từ rừng, cây dược liệu dưới tán rừng thời gian qua người dân vẫn tự lo đầu ra. Tự sản tự tiêu nên xảy ra tình trạng “được mùa mất giá”, gây mất lòng tin giữa người dân với các chính sách phát triển lâm nghiệp, kinh tế rừng của tỉnh.

Chính sách thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nói chung, kinh tế lâm nghiệp nói riêng cũng khác nhau. Không loại trừ có doanh nghiệp được lựa chọn tham gia đầu tư phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua năng lực tài chính, kinh nghiệm chuyên môn yếu kém, dẫn tới làm ăn không hiệu quả. Trong khi có doanh nghiệp địa phương rất tâm huyết, trách nhiệm lại không được lựa chọn, tạo điều kiện, đã vô tình đánh mất cơ hội thúc đẩy kinh tế nông, lâm nghiệp của tỉnh.

Nghị quyết 09-NQ/TU xác định, lĩnh vực nông, lâm nghiệp đến năm 2025 vẫn chiếm vai trò rất quan trọng trong cơ cấu GRDP của tỉnh. Do vậy, ngoài khuyến khích người dân yên tâm, gắn bó với rừng, với các dự án kinh tế: cao su, mắc ca, sa nhân, cây quế; các loại cây dược liệu; cây ăn quả… theo mô hình “tiểu điền” thì cần chú trọng phát triển kinh tế “đại điền”. Một trong những quyết sách để “làm ăn lớn” là phải tạo điều kiện thuận lớn bằng các cơ chế, chính sách để thu hút nhà khoa học, doanh nghiệp, hợp tác xã đến đầu tư làm ăn. Sản xuất, kinh doanh theo quy mô lớn, vấn đề đầu ra được giải quyết, giá cả theo cơ chế thị trường thì cả người dân và doanh nghiệp đều hưởng lợi, như thế sẽ giúp tỉnh tăng thu ngân sách và chủ động nguồn lực tái đầu tư cho phúc lợi xã hội.

Nguồn

Cùng chủ đề

Mường Pồn hiện thực hoá cam kết bảo vệ rừng

Bản Mường Pồn 2, xã Mường Pồn (huyện Điện Biên) được giao quản lý và bảo vệ hơn 900ha rừng. Hiện nay, hàng năm, bà con dân bản đều được nhận khoản tiền chi trả DVMTR. Khi được hưởng lợi từ rừng, mỗi cá nhân, gia đình đều ý thức...

Cùng tác giả

Vàng lại vượt ngưỡng 2.700 USD

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu...

Sớm ban hành chế tài xử lý các đơn vị vi phạm trong việc đóng Bảo hiểm xã hội

Điện Biên TV - Chiều 20/11, đồng chí Trần Quốc Cường, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ đã chủ trì cuộc họp nghe Ban cán sự Đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bảo hiểm xã hội tỉnh báo cáo tình hình thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh. Bí thư Tỉnh uỷ Trần Quốc Cường phát biểu kết luận cuộc họp. Tại cuộc họp, đồng...

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Nậm Pồ

Điện Biên TV - Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026, sáng 21/11, Tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại huyện Nậm Pồ đã tiến hành tiếp xúc cử tri xã Vàng Đán. Cử tri xã Vàng Đán kiến nghị với Tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại huyện Nậm Pồ. Tại buổi tiếp xúc, đại biểu HĐND tỉnh thông tin tới cử tri xã Vàng...

16/16 nhóm chỉ tiêu kinh tế – xã hội đều đạt và vượt mục tiêu nghị quyết

Điện Biên TV - Sáng 21/11, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Lò Văn Phương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã chủ trì phiên họp thứ 3 của Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh...

VPUB – Khai mạc Ngày hội tư vấn việc làm, học nghề tỉnh Điện Biên năm 2024

Dienbien.gov.vn – Sáng 22/11, Sở lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội tư vấn việc làm, học nghề tỉnh Điện Biên năm 2024. Tham dự Ngày hội có đồng chí Vừ A Bằng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành tỉnh. Các đại biểu tham dự ngày hội Ngày hội thu hút sự tham gia của 20 đơn vị, doanh nghiệp đến từ các...

Cùng chuyên mục

Truyền thông chi trả môi trường rừng trong trường học

Những ngày trung tuần tháng 11 vừa qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tổ chức trao 1.000 áo ấm tặng 1.000 học sinh tại 3 trường thuộc địa bàn 2 huyện: Mường Chà và Mường Ảng. Cụ thể, huyện Mường Chà có 861 học sinh ở 2 trường:...

Nhiều cây trồng vụ đông chậm tiến độ gieo trồng

Vụ đông năm nay, toàn tỉnh dự kiến gieo trồng gần 1.850ha cây trồng các loại, với tổng sản lượng dự kiến đạt hơn 27.500 tấn. Trong đó rau đậu các loại chiếm diện tích lớn nhất (1.327ha); cây ngô lấy hạt (hơn 317,6ha); khoai lang (135ha); cây lạc (43ha); đậu...

Sớm tháo gỡ khó khăn các dự án điện

Dự án khó khăn Được khởi công xây dựng từ tháng 11/2022, Dự án Thủy điện Nậm Núa 2, xã Pa Thơm (huyện Điện Biên) có tổng mức đầu tư 281 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Đầu tư Tài nguyên và Năng lượng Điện Biên làm chủ đầu tư. Nhà...

Nghịch lý giá trâu, bò… từ chuồng ra chợ

Theo ghi nhận của phóng viên, trước tháng 11/2021, giá bò hơi đang ở mức 110.000 - 120.000 đồng/kg nhưng từ cuối năm 2021, giá bò hơi đã giảm xuống 90.000 đồng rồi 80.000 đồng và đến thời điểm hiện tại chỉ còn 60.000 - 70.000 đồng/kg. Giá bò hơi hiện...

Giới thiệu biện pháp phòng vệ thương mại trong hội nhập quốc tế

Dự hội thảo có ông Trịnh Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cùng 100 đại biểu là đại diện lãnh đạo và chuyên viên các sở, ngành thành viên tiểu ban hội nhập quốc tế về kinh tế; phòng kinh tế, kinh tế - hạ tầng các huyện,...

Bế mạc Liên hoan Ẩm thực toàn quốc và Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên

Điện Biên TV - Tối 17/11, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Ẩm thực toàn quốc - Điện Biên và Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024. Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Bằng khen của UBND tỉnh  tặng cho 7 tập thể tham gia Hội...

Cá chết bất thường tại xã Mường Phăng, TP. Điện Biên Phủ

Điện Biên TV - Trong những ngày qua, ở khu vực bản Yên và bản Co Mận thuộc địa bàn xã Mường Phăng, thành phố Điện Biện Phủ, xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt tại một số ao nuôi thả cá của các hộ gia đình, gây thiệt hàng chục triệu đồng. Theo thống kê ban đầu, đến thời điểm này có gần 1 tạ cá chết bất thường. Theo phản ánh của ông Lò Văn Pâng ở Bản...

Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó

Hơn 10 năm nay, gia đình anh Trịnh Văn Khỏe, xã Mường Phăng (TP. Điện Biên Phủ) phát triển chăn nuôi trâu, bò theo hình thức vỗ béo với số lượng luôn duy trì khoảng 80 con/lứa. Đàn trâu, bò được nuôi nhốt hoàn toàn trong khu chuồng chăn nuôi xây...

Lúa sẽ xanh trên cánh đồng Mường Pồn

https://www.youtube.com/watch?v=vWnRXLpHIzg Điện Biên TV - Sau hơn 3 tháng kể từ khi xảy ra trận lũ quét ở Mường Pồn, trên cánh đồng bị vùi lấp bởi hàng ngàn khối đất đá, nông dân Mường Pồn đang bắt tay vào cải tạo ruộng đất để kịp cấy vụ lúa Đông Xuân. Cánh đồng bản Lĩnh, xã Mường Pồn đang rộn ràng trở lại. Những thửa ruộng cũ dần lấy lại được hình hài. Những bờ ruộng mới đang được người nông...

Giải ngân vốn đầu tư công tại Điện Biên chưa đạt mục tiêu

Báo cáo về tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công và khó khăn vướng mắc của các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương 10 tháng đầu năm nay thuộc Tổ công tác số 4 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy: Tổng kế hoạch đầu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất