Powered by Techcity

Khắc phục bất cập về sắp xếp đơn vị hành chính





Trụ sở xã Cẩm Huy (cũ) dôi dư sau khi sáp nhập vào thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Vừa qua, việc dự kiến đổi tên đơn vị hành chính khi tiến hành sắp xếp ở một số nơi đã gặp nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận xã hội cũng như từ phía người dân chịu ảnh hưởng, không ít người bị tác động về tâm lý, gây xáo trộn đến hoạt động sinh hoạt, sản xuất, tâm tư, tình cảm của cộng đồng dân cư, ảnh hưởng cả việc quản lý, phát huy hiệu quả của một số thiết chế văn hóa.

Ở địa bàn miền núi, vùng cao, việc sắp xếp gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp khi cần liên hệ công tác, giải quyết thủ tục hành chính với chính quyền cấp huyện, cấp xã, các cơ quan như: Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Bảo hiểm xã hội, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng, cơ quan thuế… Việc khám, chữa bệnh của người dân cũng gặp khó khăn do khoảng cách đến trạm y tế xa hơn đáng kể.

Nhiều doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ kinh doanh còn cho biết, họ bị ảnh hưởng đáng kể do phải điều chỉnh thông tin, đặc điểm nhận biết của doanh nghiệp, tổ chức, mối quan hệ đối tác, làm tăng chi phí đầu vào, nguyên liệu, giá thành sản phẩm do điều chỉnh giá đất, thuế, phí, lệ phí, nhất là tại những nơi trước là nông thôn nay đã trở thành đô thị. Họ cũng phải thay đổi, đăng ký lại các giao dịch bảo đảm tại các tổ chức tín dụng để tiếp tục sản xuất, kinh doanh…

Đại diện Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ) cho rằng, khó khăn, vướng mắc nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, như tính đa dạng về điều kiện tự nhiên, địa hình, dân cư, phong tục tập quán và sự khác biệt về tốc độ đô thị hóa, trình độ phát triển kinh tế-xã hội giữa các đơn vị hành chính. Bên cạnh đó, một số quy định, hướng dẫn còn thiếu, chưa cập nhật, chưa dự báo và bao quát đầy đủ các trường hợp phát sinh trong quá trình sắp xếp; chưa có hướng dẫn về yêu cầu, quy trình, cách thức bàn giao, xử lý tài liệu, hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đang lưu trữ đã gây lúng túng cho quá trình tổ chức thực hiện. Hệ thống chính sách, chế độ cũng chưa được xây dựng tương xứng, phù hợp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách trong diện sắp xếp để tạo cơ sở vận động họ chủ động thực hiện các chủ trương sắp xếp cán bộ của địa phương, đơn vị.

Việc bố trí, sắp xếp, giải quyết cán bộ, công chức, viên chức dôi dư chậm một phần còn do các văn bản pháp luật liên quan quy định chưa thật đầy đủ, chưa có cơ chế tài chính phù hợp để động viên, khuyến khích; mức hỗ trợ chưa thỏa đáng để ổn định đời sống, tạo việc làm mới.

Hơn nữa, sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, quy mô dân số và diện tích tự nhiên được tăng lên, phạm vi địa bàn quản lý được mở rộng, khối lượng công việc về thủ tục hành chính, nhu cầu sử dụng dịch vụ công tăng…, trong khi số cán bộ, công chức phải cắt giảm theo quy định, các khoản chi cho hoạt động thường xuyên giảm đã tác động không nhỏ đến hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý của đơn vị hành chính mới, nhất là tại các huyện, xã thuộc khu vực miền núi, nông thôn có diện tích lớn, địa hình chia cắt, dân cư sinh sống rải rác, giao thông đi lại khó khăn.

Tại một số kỳ họp Quốc hội gần đây, nhiều ý kiến cho rằng, thực tiễn công tác sắp xếp đơn vị hành chính chỉ rõ cần có sự chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện đồng bộ, thống nhất, liên thông của Đảng, của các cấp chính quyền và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương phải kịp thời ban hành chính sách, pháp luật và hướng dẫn thực hiện đồng bộ, thống nhất; đồng thời sát sao hơn để cùng địa phương nắm tình hình và chỉ đạo giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh.

Quá trình rà soát, đánh giá thực trạng đơn vị hành chính trên địa bàn, lập phương án sắp xếp và dự kiến bố trí đội ngũ phải được tiến hành khoa học, khách quan, công khai, minh bạch; bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chịu ảnh hưởng. Trong quá trình thực hiện, công tác kiểm tra, giám sát việc phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở các cấp, bảo đảm kịp thời tháo gỡ, giải quyết ngay các vướng mắc, khó khăn; đồng thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền để có hướng dẫn phù hợp trong trường hợp vượt quá thẩm quyền.

Theo một số chuyên gia, mục tiêu sắp xếp đơn vị hành chính nhằm tinh gọn bộ máy, tiết kiệm ngân sách, nhưng đây là mục tiêu dài hạn. Ở giai đoạn ngay sau khi sắp xếp, cần tập trung bố trí nguồn lực đầu tư cần thiết để các đơn vị hành chính sớm ổn định về tổ chức và hoạt động, có nền tảng ban đầu để thực hiện yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, để người dân cảm thấy được ngay tác dụng, hiệu quả tích cực của việc sắp xếp, nhất là chú trọng tổ chức lại đời sống dân cư và phát triển kinh tế trong quá trình sáp nhập, tái thiết, phát triển, bảo đảm các vấn đề an sinh xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi có nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính, tăng mức độ hài lòng của người dân, giúp người dân an tâm và cảm nhận được chất lượng và điều kiện sống có sự cải thiện nhiều so với trước khi sắp xếp.

Bên cạnh đó, vấn đề cốt lõi là thực hiện tốt công tác lập quy hoạch, bố trí, sắp xếp không gian phát triển phù hợp đặc điểm, thế mạnh của vùng, miền, địa phương, trên cơ sở đó tập trung ưu tiên các nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội có trọng tâm, trọng điểm, tạo điểm khác biệt.

Nguồn

Cùng chủ đề

Giải “bài toán” già hóa cán bộ thôn, bản

Bài 1: Xứng đáng là “cánh tay” nối dài của Đảng, nhà nước Đội ngũ cán bộ thôn, bản là những người gần dân nhất, trực tiếp truyền đạt, vận động và triển khai các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân....

TP. Điện Biên Phủ phổ biến các quy định mới trong Luật Đất đai 2024 đến người dân

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 ngày 18/1/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai 2024 với 16 chương, 260 điều (trong đó sửa đổi, bổ sung 180/212 điều của Luật Đất đai năm 2013 và bổ sung mới 78 Điều). Cùng với đó là các Nghị định,...

Để cán bộ thực sự là “công bộc của dân”

Đến trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã Tả Phìn (huyện Tủa Chùa), chúng tôi rất thiện cảm với hình ảnh CBCC, nhất là ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả luôn vui vẻ và tận tình giải thích cho người dân về những vấn đề họ thắc mắc,...

Tăng lương, nửa mừng nửa lo

Thực tế là việc điều chỉnh tăng lương cơ sở đã đem lại niềm vui không nhỏ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người nghỉ hưu trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là việc tăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo...

Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Điện Biên Đông sau Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV

Cùng dự có các đồng chí: Giàng Thị Hoa, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Đức Toàn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh. Đại diện Đoàn ĐBQH tỉnh đã thông báo nhanh đến cử tri kết quả kỳ họp thứ 7,...

Cùng tác giả

Điển hình tiêu biểu đồng bào dân tộc thiểu số

Tiên phong phát triển kinh tế Dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, chúng tôi gặp lại lão nông triệu phú Ngải Cù Lỷ (dân tộc Hoa), bản Đề Bua, xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ. Vẫn rắn rỏi như cây lim và nụ cười đôn hậu của 5...

Trao 32 giải thưởng tại Cuộc thi ảnh quảng bá văn hoá dân tộc thiểu số

Điện Biên TV - Tối 9/11, tại Sân hành lễ Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi ảnh quảng bá văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Điện Biên năm 2024. Ban tổ chức trao giải cho các tác giả có tác phẩm đạt giải tại cuộc thi. Sau hơn 5 tháng phát động, cuộc thi...

Nghệ thuật trang trí trên trang phục của dân tộc Lào ở Điện Biên được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể...

Ngày 8/11, Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên tổ chức Lễ công bố và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật trang trí trên trang phục của dân tộc Lào.Trước đó, ngày 9/4/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 952/QĐ-BVHTTDL công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có di sản “Nghệ thuật trang trí trên...

Trao 32 giải ảnh quảng bá văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Qua 5 tháng triển khai, cuộc thi ảnh quảng bá văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 đã có hơn 220 tác phẩm ảnh chất lượng (bao gồm ảnh bộ và ảnh đơn) từ khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước gửi về...

Liên hoan “Nhân lên đốm lửa hồng” trong hành trình xây dựng và phát triển cơ quan, tổ chức Công đoàn

Sáng 09/11, tại Rạp chiếu phim Điện Biên Phủ, Công Đoàn cơ sở Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan “Nhân lên đốm lửa hồng” trong hành trình xây dựng và phát triển cơ quan, tổ chức Công đoàn.Tới dự có đồng chí Trần Thị Thu Hằng, Chủ tịch Công đoàn viên chức tỉnh; Đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Giám đốc Sở - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Sở Văn hoá,...

Cùng chuyên mục

Điển hình tiêu biểu đồng bào dân tộc thiểu số

Tiên phong phát triển kinh tế Dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, chúng tôi gặp lại lão nông triệu phú Ngải Cù Lỷ (dân tộc Hoa), bản Đề Bua, xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ. Vẫn rắn rỏi như cây lim và nụ cười đôn hậu của 5...

Nghệ thuật trang trí trên trang phục của dân tộc Lào ở Điện Biên được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể...

Ngày 8/11, Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên tổ chức Lễ công bố và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật trang trí trên trang phục của dân tộc Lào.Trước đó, ngày 9/4/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 952/QĐ-BVHTTDL công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có di sản “Nghệ thuật trang trí trên...

Liên hoan “Nhân lên đốm lửa hồng” trong hành trình xây dựng và phát triển cơ quan, tổ chức Công đoàn

Sáng 09/11, tại Rạp chiếu phim Điện Biên Phủ, Công Đoàn cơ sở Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan “Nhân lên đốm lửa hồng” trong hành trình xây dựng và phát triển cơ quan, tổ chức Công đoàn.Tới dự có đồng chí Trần Thị Thu Hằng, Chủ tịch Công đoàn viên chức tỉnh; Đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Giám đốc Sở - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Sở Văn hoá,...

Khai mạc Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên lần thứ IV, năm 2024

Điện Biên TV - Sáng 8/11, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh, tỉnh Điện Biên long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề “Phát huy truyền thống Điện Biên Phủ anh hùng; Nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo quốc phòng...

Rà soát, góp ý đối với các dự thảo Nghị định quy định về an toàn giao thông đường bộ

Điện Biên TV - Sáng 8/11, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến rà soát, góp ý đối với các dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị tại điểm cầu trụ sở Chính phủ. Tại điểm cầu Điện Biên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phạm Đức Toàn chủ trì...

Việt Nam ghi dấu ấn tại Hội nghị các nhà lãnh đạo truyền thông châu Á

Đây là diễn đàn do Hiệp hội Báo chí và Xuất bản thế giới (WAN-IFRA) tổ chức để các nhà lãnh đạo báo chí từ châu Á và trên toàn thế giới chia sẻ kiến thức, cơ hội cũng như kinh nghiệm giải quyết những thách thức mà các cơ quan/công ty truyền thông đang phải đối mặt. Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng...

Na Ư tưng bừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Dự Ngày hội có các đồng chí: Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Sỹ Quân, Ủy viên BTV, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy; Lò Thị Minh Phượng, Ủy viên BTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Cao Thị Tuyết Lan, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí...

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Điện Biên lần thứ IV, năm 2024: Phát huy truyền thống Điện Biên Phủ Anh hùng

Dự Đại hội có: Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Lò Mai Trinh; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Điện Biên Mùa A Sơn; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lò Văn Phương; các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND...

Phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ IV, năm 2024

Điện Biên TV - Chiều 7/11, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh, đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ IV đã chủ trì: Phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ IV, năm 2024. Đại biểu tham dự phiên trù bị của Đại hội. Dự phiên trù bị có đồng chí Lò...

VPUB – Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên lần thứ IV, năm 2024

Dienbien.gov.vn - Sáng 7/11, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa, tỉnh Điện Biên long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên lần thứ IV năm 2024. Dự đại hội có đồng chí: Nông Thị Hà, Thứ trưởng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Về phía tỉnh Điện Biên, có các đồng chí: Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Lê Thành Đô, Phó Bí...

Tin nổi bật

Tin mới nhất