Powered by Techcity

Hội nhập trên tinh thần tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm về hội nhập quốc tế. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Dự Phiên họp có các Phó Thủ tướng, Phó ban Chỉ đạo Trần Lưu Quang, Trần Hồng Hà; các thành viên Ban Chỉ đạo; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

* GDP tăng gần gấp 2 lần so với 10 năm trước

Thực hiện Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, từ năm 2013 đến nay, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với 7 nước lên Đối tác chiến lược hoặc Đối tác chiến lược toàn diện và 7 nước lên Đối tác toàn diện góp phần tạo ra mạng lưới Đối tác chiến lược, Đối tác toàn diện với 33 nước, trong đó có tất cả các nước lớn; chính thức tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình; tham gia sâu rộng vào nhiều FTA và liên kết thương mại thế hệ mới, tiêu chuẩn cao như CPTPP, EVFTA…, góp phần củng cố và tăng cường cục diện đối ngoại thuận lợi, rộng mở cho phát triển đất nước.

Tại phiên họp, cùng với nghe báo cáo chung đánh giá các kết quả, các tồn tại, hạn chế và các bài học kinh nghiệm rút ra trong triển khai Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị 10 năm qua, các đại biểu thảo luận phân tích làm rõ các nội hàm còn nguyên giá trị của Nghị quyết, cần phải tiếp tục kế thừa phát huy; thẳng thắn nêu những nội dung cần được bổ sung, phát triển để đáp ứng tốt hơn yêu cầu mới của thực tiễn.

Đặc biệt, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương dự báo tình hình và đề xuất chủ trương, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp, đặc biệt là các giải pháp mang tính đột phá để nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới.

Kết luận Phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 22 đã tạo bước chuyển lớn. Nhận thức được nâng lên, xác định đây là định hướng chiến lược lớn, sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Hành động chủ động, toàn diện, sâu rộng hơn. Chất và lượng của sự phát triển nâng lên. Vị thế chính trị, tiềm lực của đất nước được nâng lên. Quan hệ quốc tế mở rộng. Diện mạo đất nước thật sự thay đổi tích cực, GDP tăng gần gấp 2 lần so với 10 năm trước.

Thủ tướng chỉ rõ, bên cạnh những thành tựu to lớn, mang tính chiến lược đó, cũng còn những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết như: Tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai hội nhập còn chưa cao; vai trò của Nhà nước trong khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia hội nhập có lúc chưa thực sự hiệu quả. Việc triển khai các thỏa thuận, cam kết quốc tế còn hạn chế. Mức độ vươn ra thế giới, tỷ lệ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam còn khiêm tốn; sức mạnh tổng hợp quốc gia tăng lên nhưng nhiều chỉ số, thứ bậc về năng lực cạnh tranh quốc gia, chất lượng tăng trưởng của Việt Nam so với các nước ASEAN không có nhiều thay đổi. Chất lượng nguồn nhân lực, mức độ kết nối giữa các khu vực kinh tế FDI và quốc nội và liên kết giữa các vùng, miền chưa như kỳ vọng…

Cho rằng, dự địa về hội nhập quốc tế còn rất lớn và trên cơ sở phân tích thành tựu, những tồn tại, Thủ tướng chỉ ra 5 bài học kinh nghiệm cần quán triệt trong triển khai hội nhập thời gian tới.

Trong đó, hội nhập quốc tế có ý nghĩa chiến lược, thực sự là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị, mà người dân và doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, nguồn lực, động lực. Hội nhập quốc tế vừa có cơ hội, vừa có thách thức; là vấn đề khó, nhạy cảm nhưng không thể không làm. Hội nhập phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, hiệu quả; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nội lực là cơ bản, quyết định, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá.

“Phải coi hội nhập quốc tế chính là một động lực quan trọng để đổi mới và phát triển. Gắn kết chặt chẽ quá trình hội nhập quốc tế với việc nâng cao năng lực tự chủ, sức cạnh tranh, sức chống chịu và khả năng thích ứng của nước ta trước mọi biến động từ bên ngoài”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cho rằng, phải nắm chắc tình hình, bối cảnh quốc tế và nhu cầu phát triển ở trong nước; xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; triển khai công tác hội nhập phải hết sức nhanh nhạy, chủ động, kịp thời, với tư duy dám nghĩ, dám làm, quyết liệt hành động, “dĩ bất biến ứng vạn biến” trên tinh thần tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Hội nhập trên các lĩnh vực phải gắn kết chặt chẽ, bổ trợ cho nhau, triển khai nhịp nhàng, đồng bộ, trong đó, hội nhập kinh tế vẫn là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế; hội nhập phải thực chất và với tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”…

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22 về hội nhập quốc tế. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

* Trình Bộ Chính trị ban hành 1 văn bản chỉ đạo về hội nhập quốc tế

Cho rằng bối cảnh mới, thực tiễn mới đặt ra một số yêu cầu và nhiệm vụ mới trong triển khai hội nhập quốc tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu một số định hướng để Ban Chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện Đề án, trình Bộ Chính trị.

Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo, việc hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới phải bám sát và phục vụ hiệu quả cho chủ trương, đường lối xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục thực hiện xóa quan liêu bao cấp, đa thành phần đa sở hữu và hội nhập.

Cùng với đó, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; đưa hội nhập thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ giữ vững môi trường hòa bình ổn định, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Thủ tướng lấy ví dụ về thực hiện chính sách quốc phòng 4 không: Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Thủ tướng cho rằng, sau 10 năm, Việt Nam đã mở rộng về lượng, tham gia vào nhiều tầng nấc hội nhập khác nhau cả song phương và đa phương. Đây là thời điểm để tạo ra được các bước phát triển mới về chất, tranh thủ hiệu quả các xu thế mới về cách mạng công nghiệp lần thứ 4, về chuyển dịch, tái sắp xếp các chuỗi cung ứng, các mạng lưới FTAs mà Việt Nam đã tham gia, các quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện để đưa được đất nước vào vị trí tối ưu trong cục diện quốc tế mới, tranh thủ tối đa các nguồn lực cho phát triển đất nước.

Cùng với đó, cần phải có lộ trình, kế hoạch để triển khai hiệu quả, nghiêm túc, đầy đủ các thỏa thuận và cam kết quốc tế. Xây dựng, phát huy được cơ chế để theo dõi, đôn đốc, rà soát thúc đẩy triển khai các thỏa thuận hợp tác mà ta đã ký kết với các nước, cả song phương và đa phương trên tinh thần “đã nói là phải làm, đã cam kết là phải thực hiện, đã thực hiện là phải có kết quả, cân đo đong đếm được”.

“Nếu không làm vậy, không chỉ gây lãng phí nguồn lực, thời gian mà còn ảnh hưởng đến uy tín của quốc gia”, Thủ tướng thẳng thắn.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, thời gian còn rất ngắn là đến thời điểm Ban Chỉ đạo phải hoàn thành việc tổng kết, báo cáo lên Bộ Chính trị. Để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ triển khai công tác tổng kết, Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo và Tổ biên tập tập trung, sớm xác định rõ sản phẩm cuối cùng của Đề án tổng kết, đó là tham mưu Bộ Chính trị ban hành 1 văn bản chỉ đạo về hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

“Văn bản cần mang tính chiến lược, thực chất, đúng tinh thần “hiệu lực, hiệu quả”, chỉ rõ những “điểm nghẽn” đang cản trở tiến trình hội nhập của cả nước; đưa ra giải pháp để tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn và những vấn đề mới đang nổi lên trong hội nhập quốc tế. Cần đề ra biện pháp để tăng tính liên thông, đồng bộ, hài hòa giữa các lĩnh vực hội nhập quốc tế; phát huy sức mạnh tổng hợp của các trụ cột đối ngoại; nâng cao hơn nữa nội lực để thu hẹp “độ vênh” giữa các bước đi hội nhập ra bên ngoài và việc chuẩn bị, củng cố nội lực, đặc biệt là về thể chế, chính sách, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, các địa phương và toàn nền kinh tế”, Thủ tướng yêu cầu.

Người đứng đầu Chính phủ chỉ rõ, tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22 là một trong những hoạt động trọng tâm; cần được thực hiện một cách khẩn trương, quyết liệt, thực chất, giúp định hình các phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hội nhập quốc tế, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của nước ta thời gian tới.

Nguồn

Cùng chủ đề

Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ triển khai nhiệm vụ năm 2024

Năm 2023, công tác công tác CCHC của Chính phủ đã đạt nhiều kết quả nổi bật; công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Nhiều điểm nghẽn về cơ chế, chính sách đã được tháo gỡ, kịp thời hỗ trợ phục...

Thần tốc hơn nữa trong triển khai các công trình, dự án trọng điểm ngành GTVT

Phiên họp được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (GTVT). Cùng dự...

Cùng tác giả

Khai mạc Liên hoan Ẩm thực toàn quốc – Điện Biên 2024

Điện Biên TV - Tối 15/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan Ẩm thực toàn quốc - Điện Biên 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam; đồng chí Lò Văn Mừng, Ủy viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy;...

Đoàn Nghệ thuật tỉnh Điện Biên tham gia Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc, năm 2024

Trong khuôn khổ “Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc, năm 2024” đợt 1, do Cục nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức từ ngày 21- 30/11/2024 tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với sự tham gia của 13 đơn vị nghệ thuật Ca Múa Nhạc.Sáng ngày 25/11, tại Nhà hát Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc, Đoàn nghệ thuật tỉnh Điện Biên, biểu diễn chương trình nghệ thuật dự thi...

Các tác phẩm đoạt giải Cuộc thi ảnh “Tự hào một dải biên cương” lần thứ 3 năm 2024

(NADS) – Ngày 25/11, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức Lê trao giải và khai mạc triển lãm Cuộc thi Ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ 3 năm 2024. Ban Tổ chức đã trao giải cho 22 tác phẩm ảnh xuất sắc nhất của cuộc thi. 2 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc, 6 Huy chương Đồng và 10 Khuyến khích. Cuộc thi do Ban Tuyên giáo Trung...

Đoàn công tác Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam chào xã giao lãnh đạo UBND tỉnh Điện Biên

Điện Biên TV - Sáng 23/11, Đoàn công tác Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam do Ngài Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam làm trưởng đoàn đã chào xã giao và làm việc với lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên. Đi cùng đoàn có Ngài Julien Guerrier, Đại sứ Liên minh Châu Âu tại Việt Nam; ông Herve Conan, Giám đốc Cơ quan phát triển Pháp tại...

Dự báo thời tiết 26/11/2024: Không khí lạnh bao trùm, Bắc Bộ mưa rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, sáng sớm ngày 26/11, bộ phận không khí lạnh đã ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Trời chuyển rét. Khu vực Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù. Khu vực Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác, riêng Hà Tĩnh có mưa...

Cùng chuyên mục

Đoàn Nghệ thuật tỉnh Điện Biên tham gia Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc, năm 2024

Trong khuôn khổ “Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc, năm 2024” đợt 1, do Cục nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức từ ngày 21- 30/11/2024 tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với sự tham gia của 13 đơn vị nghệ thuật Ca Múa Nhạc.Sáng ngày 25/11, tại Nhà hát Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc, Đoàn nghệ thuật tỉnh Điện Biên, biểu diễn chương trình nghệ thuật dự thi...

Các tác phẩm đoạt giải Cuộc thi ảnh “Tự hào một dải biên cương” lần thứ 3 năm 2024

(NADS) – Ngày 25/11, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức Lê trao giải và khai mạc triển lãm Cuộc thi Ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ 3 năm 2024. Ban Tổ chức đã trao giải cho 22 tác phẩm ảnh xuất sắc nhất của cuộc thi. 2 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc, 6 Huy chương Đồng và 10 Khuyến khích. Cuộc thi do Ban Tuyên giáo Trung...

Đoàn công tác Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam chào xã giao lãnh đạo UBND tỉnh Điện Biên

Điện Biên TV - Sáng 23/11, Đoàn công tác Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam do Ngài Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam làm trưởng đoàn đã chào xã giao và làm việc với lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên. Đi cùng đoàn có Ngài Julien Guerrier, Đại sứ Liên minh Châu Âu tại Việt Nam; ông Herve Conan, Giám đốc Cơ quan phát triển Pháp tại...

Dự báo thời tiết 26/11/2024: Không khí lạnh bao trùm, Bắc Bộ mưa rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, sáng sớm ngày 26/11, bộ phận không khí lạnh đã ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Trời chuyển rét. Khu vực Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù. Khu vực Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác, riêng Hà Tĩnh có mưa...

Bí thư Thành ủy Điện Biên Phủ trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng cho đảng viên

Điện Biên TV - Chiều 22/11, đồng chí Hà Quang Trung, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Điện Biên Phủ đã đến trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng cho đảng viên Nguyễn Thị Hội thuộc Chi bộ tổ dân phố 6, phường Tân Thanh. Đồng chí Hà Quang Trung, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Điện Biên Phủ trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng cho đảng viên Nguyễn...

Gặp mặt kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống ngành Thanh tra Việt Nam

Điện Biên TV - Chiều 22/11, Thanh tra tỉnh đã tổ chức gặp mặt các cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra qua các thời kỳ, nhân dịp kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống ngành Thanh tra Việt Nam (23/11/1945-23/11/2024) và 54 năm ngày thành lập ngành Thanh tra tỉnh Điện Biên. Toàn cảnh buổi gặp mặt. Những năm qua, Thanh tra tỉnh Điện Biên từng bước được củng cố, kiện toàn, qua đó tạo sự chuyển biến...

VPUB – Lấy ý kiến đại biểu vào 06 dự thảo Tờ trình trên các lĩnh vực

VPUB - Lấy ý kiến đại biểu vào 06 dự thảo Tờ trình trên các lĩnh vực Dienbien.gov.vn - Bước vào phiên họp UBND tháng 11 (lần 2), dưới sự chủ trì của đồng chí Phạm Đức Toàn - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đại biểu tập trung thảo luận, cho ý kiến vào 06 dự thảo Tờ trình trên các lĩnh vực nông nghiệp, giáo dục và đào tạo, đầu tư phát...

VPUB – Phiên họp UBND tỉnh tháng 11 (lần 2)

VPUB - Phiên họp UBND tỉnh tháng 11 (lần 2) Dienbien.gov.vn - Sáng 25/11, phiên họp UBND tỉnh tháng 11 (lần 2) đã diễn ra dưới sự chủ trì của các đồng chí: Phạm Đức Toàn - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Lò Văn Tiến - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Dự phiên họp có đồng chí Giàng Thị Hoa - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND...

ĐBQH tỉnh tham gia ý kiến vào dự thảo luật

Điện Biên TV - Chiều 22/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Đại biểu Lò Thị Luyến, Phó trưởng Đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận. Tham gia phát biểu ý kiến, đại biểu Lò Thị Luyến, Phó trưởng Đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh nhất trí với sự cần...

Giá vàng thế giới biến động, vàng trong nước đứng yên

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất