Powered by Techcity

Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách cho các ngành công nghiệp văn hóa (bài cuối)

Phóng viên (PV): Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành CNVH Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu đề xuất xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển CNVH. Xin Thứ trưởng cho biết, Bộ VHTTDL dự định sẽ thực hiện chỉ đạo này như thế nào trong thời gian tới?

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy: Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã và đang xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ phát triển các ngành CNVH. Quốc hội đã ban hành Luật Báo chí năm 2016, Luật Du lịch năm 2017, Luật Kiến trúc năm 2019, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020, Luật Điện ảnh năm 2022, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022. Nhiều tỉnh/thành ban hành nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai nhiệm vụ về phát triển CNVH, như: Thủ đô Hà Nội ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 về “Phát triển CNVH trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; TP Đà Nẵng ban hành Quyết định số 2726/QĐ-UBND ngày 19/10/2022 phê duyệt Đề án “Định hướng phát triển du lịch TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; TP Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 4853/QĐ-UBND ngày 25/10/2023 phê duyệt Đề án “Phát triển ngành CNVH TP Hồ Chí Minh đến năm 2030”. Tuy nhiên, việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách cho các ngành CNVH vẫn còn thiếu tính đột phá để thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của một số ngành CNVH có lợi thế và chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong tình hình mới, cũng như xu hướng phát triển công nghệ biến đổi nhanh chóng hiện nay (chuyển đổi số, kinh tế số và trí tuệ nhân tạo…).

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy.

Trong thời gian tới, trên cơ sở kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành CNVH Việt Nam, Bộ VHTTDL sẽ tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết/Chỉ thị về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển các ngành CNVH. Trong đó, nội dung căn bản đầu tiên là tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách cho các ngành CNVH với một số định hướng trọng tâm. Đó là xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý về vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước của từng bộ, ngành, địa phương trong việc phát triển các ngành CNVH. Rà soát, đẩy mạnh hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực tài chính, thủ tục hành chính… để kịp thời thể chế các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy phát triển các ngành CNVH một cách đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong bối cảnh mới và hội nhập quốc tế. Bộ sẽ tham mưu xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi (cơ chế, chính sách về tài chính, thuế) để thúc đẩy phát triển các ngành CNVH; hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến CNVH. Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính tạo môi trường pháp lý ổn định, thông thoáng và thuận lợi, thu hút, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước đối với các lĩnh vực liên quan đến CNVH.

Bộ VHTTDL cũng sẽ đồng thời tham mưu xây dựng và ban hành chính sách cụ thể đối với từng ngành CNVH, áp dụng các ưu đãi thuế suất thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trong một thời hạn nhất định; ưu đãi về thời gian được miễn, giảm nghĩa vụ thuế TNDN có thời hạn; giảm trừ thu nhập chịu thuế TNDN trên cơ sở mức vốn đầu tư của dự án; giảm trừ trực tiếp nghĩa vụ thuế TNDN. Nghiên cứu, đề xuất cho phép áp dụng mức thuế suất hợp lý, chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng cho một số ngành CNVH nhằm bảo đảm khả năng cạnh tranh, thu hút đầu tư trong các hoạt động kinh doanh. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về hợp tác công – tư trong phát triển các ngành CNVH; chuyển hóa tài nguyên văn hóa thành các sản phẩm, dịch vụ CNVH có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Về chính sách quản lý và sử dụng đất đai, các quy hoạch quốc gia, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, lĩnh vực liên quan đến các ngành CNVH có sử dụng đất đai, yêu cầu phải bảo đảm phù hợp, thống nhất, gắn kết chặt chẽ để phát triển đồng bộ. Ngoài ra, cần hoàn thiện quy định của pháp luật đối với các lĩnh vực, tăng cường hiệu quả quản lý nói chung, quản lý trên môi trường số nói riêng, bảo đảm bắt kịp xu thế chuyển đổi số và Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

PV: Các vướng mắc về cơ chế, chính sách trong hợp tác công – tư được chỉ rõ là một trong những “nút thắt” của phát triển CNVH hiện nay. Theo Thứ trưởng, chúng ta cần làm gì để tháo gỡ “nút thắt” này?

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy: Để tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách trong hợp tác công – tư, Bộ VHTTDL sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch, Đầu tư và các bộ, ngành liên quan đề xuất các cấp thẩm quyền các chính sách, cơ chế trong hợp tác công – tư phù hợp với một số lĩnh vực trong CNVH. Chúng tôi thấy rằng, đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) có thể thực hiện theo Chiến lược văn hóa của chúng ta, ví dụ như công nghiệp điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn… Trước mắt, có thể thí điểm tại một số thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội… từ đó, sớm tổng kết đánh giá và có thể đưa vào đề xuất, sửa đổi, bổ sung những lĩnh vực CNVH thuộc danh mục được áp dụng Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP) để thu hút doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào các ngành CNVH.

PV: Sản phẩm của ngành CNVH không dừng lại ở sáng tạo tác phẩm mà phải gắn liền với một quy trình sản xuất, phân phối và lưu thông sản phẩm, tạo doanh thu. Nhiều ý kiến cho rằng, nên coi sản phẩm CNVH là tài sản được định giá, có thể mang đi cầm cố, tiếp cận vay vốn ngân hàng như nhiều lĩnh vực sản xuất hàng hóa khác, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn. Quan điểm của Bộ VHTTDL về vấn đề này như thế nào?

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy: Bộ VHTTDL thống nhất với quan điểm sản phẩm CNVH/công nghiệp sáng tạo được coi là loại hàng hoá có hàm lượng trí tuệ rất cao. Vì trong mỗi sản phẩm đó chứa đựng nhiều nội dung được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ và các điều ước quốc tế song phương, đa phương mà Việt Nam là thành viên. Các sản phẩm CNVH hoàn toàn có thể định giá bởi đáp ứng được quy trình đầu tư, sáng tạo và sản xuất. Bên cạnh đó, các sản phẩm đó được bảo hộ theo pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan hoặc/và quyền sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu, kiểu dáng, sáng chế, giải pháp hữu ích…). Ví dụ như một tác phẩm điện ảnh, được bảo hộ theo quy định về quyền tác giả, quyền liên quan (như biên kịch, đạo diễn, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, kỹ xảo, diễn viên điện ảnh và những người thực hiện các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh); đồng thời được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên gọi của bộ phim (nếu đăng ký nhãn hiệu cho tên bộ phim đó).

Nghệ thuật truyền thống là một trong những khu vực tiềm năng cho công nghiệp văn hóa.

Trên thế giới, nhiều quốc gia đã và đang coi sản phẩm CNVH/công nghiệp sáng tạo là tài sản trí tuệ và xác định giá trị của chúng như là một loại hàng hoá, tài sản thông qua một hệ định giá tài sản trí tuệ (IP Audit). Một số quốc gia ASEAN (Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines) đã bắt đầu thúc đẩy những sáng kiến về định giá tài sản sở hữu trí tuệ như một phương án tài chính thay thế để giúp các doanh nghiệp định hướng đổi mới tiếp cận với nguồn vốn. Như vậy, việc định giá tài sản trí tuệ là cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia và khu vực.

PV: Bộ VHTTDL đề xuất mục tiêu phấn đấu CNVH đóng góp 7% GDP vào năm 2030. Theo Thứ trưởng, chúng ta cần phải làm gì để đạt mục tiêu này?

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy: Chúng ta có thể đạt vượt mức chỉ tiêu đề ra nếu công tác thống kê về sự đóng góp của các ngành CNVH vào phát triển kinh tế-xã hội được đánh giá đúng, kịp thời để điều chỉnh các cơ chế, chính sách phù hợp, thúc đẩy mạnh mẽ các ngành CNVH phát triển. Để đạt mục tiêu này, Bộ VHTTDL xác định, trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương và toàn xã hội về vị trí, vai trò của các ngành CNVH trong phát triển kinh tế – xã hội. Cần xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển các ngành CNVH trong thời kỳ mới nhằm cải thiện điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ văn hóa, nâng cao hiệu quả việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ và các quyền liên quan, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường; các chính sách ưu đãi về vốn, thuế, đất đai, khuyến khích sáng tạo đối với văn nghệ sĩ, các doanh nghiệp khởi nghiệp. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy trao đổi kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn, đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho các ngành CNVH. Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại trong sáng tạo, sản xuất, phổ biến, lưu giữ các sản phẩm văn hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ văn hóa; thực hiện đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các ngành CNVH gắn với ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại. Thu hút và hỗ trợ đầu tư bằng việc xây dựng các chính sách ưu đãi, đẩy mạnh tuyên truyền, xúc tiến đầu tư phát triển các ngành CNVH sẵn có lợi thế, tiềm năng. Khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước tăng cường đầu tư vào các hoạt động sáng tạo văn hóa, sản xuất các sản phẩm và dịch vụ văn hóa. Phát triển thị trường, hình thành cộng đồng người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ văn hóa trong nước thông qua hoạt động quảng bá, nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ văn hóa của công chúng. Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ văn hóa; xây dựng và phát triển thị trường sản phẩm dịch vụ văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài. Giao lưu, hợp tác quốc tế, xây dựng và triển khai các chương trình quảng bá thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa, thương hiệu doanh nghiệp văn hóa Việt Nam, các tài năng tiêu biểu về văn hóa của đất nước tại các hội chợ quốc tế, liên hoan quốc tế; lồng ghép các chương trình quảng bá phát triển CNVH gắn với các sự kiện ngoại giao.

PV: Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Nguồn

Cùng chủ đề

Cấp bách bảo tồn và phát huy giá trị di sản tư liệu

Tại dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đang được soạn thảo, lần đầu tiên, di sản tư liệu được quy định cụ thể về đối tượng và phạm vi điều chỉnh. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là hoạt động cần thiết, nhưng cũng cần cân nhắc...

Nhiều khó khăn trong phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Sau khi ghi danh, các di sản văn hóa được các nhà quản lý khai thác, quảng bá, phát triển du lịch, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội cho cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, việc phát huy giá trị các di sản này vẫn còn nhiều...

Cùng tác giả

VPUB – Ngành Ngân hàng triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

VPUB - Ngành Ngân hàng triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 Dienbien.gov.vn - Chiều 20/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Hội nghị triển khai các giải pháp tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chủ trì Hội nghị. Hội nghị được kết nối đến điểm cầu của 26...

Tổ chức 02 lớp tập huấn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới về văn hoá cơ sở, xây dựng quy...

Trong 04 ngày, từ ngày 16-17/9 và 19-20/9 tại Trung tâm tổ chức sự kiện Him Lam, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức 02 lớp tập huấn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới về văn hoá cơ sở, xây dựng quy ước và công tác gia đình, năm 2024. Đồng chí Đoàn Văn Chì Phó giám đốc Sở phát biểu khai mạc tại Hội nghị tập huấn Theo đó, lớp thứ nhất được...

Duy trì, phát triển thể thao truyền thống

Nhằm duy trì, phát triển các môn thể thao truyền thống trên địa bàn, các cấp, ngành, địa phương luôn lồng ghép vào các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao được tổ chức vào các dịp lễ, tết, liên hoan, ngày hội, giao lưu… Thông qua đó, đã góp phần giới thiệu, bảo tồn các môn thể thao dân tộc, góp phần thúc đẩy phong trào thể dục thể thao quần chúng, từng bước nâng cao đời...

Điện Biên Đông phổ biến quán triệt các văn bản mới của Đảng

Nội dung được phổ biến, quán triệt gồm: Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; Kết luận số 83 ngày 21/6/2024 của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương,...

Festival thu Hà Nội rút gọn quy mô nhưng vẫn hấp dẫn

Nhiều nội dung thay đổi Festival thu Hà Nội lần thứ 2 - năm 2024 có chủ đề “Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử” là một trong những hoạt động, sự kiện tiêu biểu của thành phố hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -...

Cùng chuyên mục

Rộn ràng Tết lúa mới

https://www.youtube.com/watch?v=g2N8TLEV7Qo Điện Biên TV - Hằng năm vào dịp Tết Trung thu dân tộc Lào tại huyện Điện Biên lại tổ chức ăn Tết Khẩu Hó hay còn gọi là Tết lúa mới. Đây là dịp để tỏ lòng biết ơn đến ông bà, tổ tiên và cũng là dịp để anh em, họ hàng, bạn bè cùng nhau sum vầy bên gia đình, người thân.  Đối với gần 100 hộ, 400 nhân khẩu dân tộc Lào tại bản Pa...

Hội thảo nghiên cứu, đề xuất phục dựng Đền thờ Đức Thánh Trần tại Đồi A1

Điện Biên TV - Sáng 15/9, UBND tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học nghiên cứu, đề xuất phục dựng Đền thờ Đức Thánh Trần tại Đồi A1, thành phố Điện Biên Phủ. Dự hội thảo có đồng chí Trần Quốc Cường, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ; các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh; các đồng chí nguyên Thường trực Tỉnh...

Hội thảo nghiên cứu, đề xuất phục dựng Đền thờ Đức Thánh Trần tại di tích Đồi A1

Dự hội thảo có các đồng chí: Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và các đồng chí nguyên Thường trực Tỉnh ủy, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo...

Khai mạc Liên hoan “Tiếng hát Cựu chiến binh” tỉnh Điện Biên lần thứ nhất

Điện Biên TV - Tối 11/9, tại Nhà thiếu nhi tỉnh Điện Biên, Hội Cựu chiến binh tỉnh tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan “Tiếng hát Cựu chiến binh” tỉnh Điện Biên lần thứ nhất, năm 2024. Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đoàn tham gia liên hoan. Tham dự Liên hoan “Tiếng hát Cựu chiến binh” tỉnh Điện Biên lần thứ nhất, năm 2024 có 09 đoàn nghệ thuật quần chúng của các huyện, thị xã,...

10 đoàn tham gia Liên hoan Tiếng hát Cựu chiến binh tỉnh lần thứ nhất, năm 2024

Tham dự Liên hoan Tiếng hát CCB tỉnh lần thứ nhất, năm 2024 có 10 đoàn nghệ thuật quần chúng Hội CCB của Khối Cơ quan và Doanh nghiệp, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Mỗi đoàn sẽ dàn dựng một chương trình tổng thời lượng không quá 45...

Hoãn tổ chức Chương trình “Những ngày Hà Nội tại tỉnh Điện Biên”

Điện Biên TV - Văn phòng Thành uỷ Hà Nội vừa có Văn bản số 3945-CV/VPTU thông báo về việc hoãn tổ chức Chương trình “Những ngày Hà Nội tại tỉnh Điện Biên”.   Theo dự kiến chương trình sẽ diễn ra từ ngày 13-15/9/2024. Tuy nhiên, vừa qua cơn bão Yagi (cơn bão số 3) đã gây ra hậu quả và thiệt hại lớn đến một số tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó có Thủ đô Hà Nội....

Gìn giữ và bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc

Từ khi còn nhỏ, chị Hồ Thị Dua, xã Sa Lông (huyện Mường Chà) được các bà, các mẹ chỉ dạy cho cách thêu hoa văn trên vải để may trang phục truyền thống. Giờ đây, để tiếp nối truyền thống ấy, chị Dua lại hướng dẫn cho cô con gái...

Hoãn tổ chức Chương trình “Những ngày Hà Nội tại tỉnh Điện Biên”

Chương trình “Những ngày Hà Nội tại tỉnh Điện Biên” dự kiến diễn ra từ ngày 13 – 15/9 tại TP. Điện Biên Phủ với nhiều hoạt động giới thiệu, quảng bá, xúc tiến văn hóa, du lịch, nhằm thiết thực Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, 70...

Đẩy mạnh số hóa trong hoạt động bảo tàng

https://www.youtube.com/watch?v=25F1cG0oWyc Điện Biên TV - Hiện nay, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, vận hành và quảng bá các tài liệu, hiện vật, đã được Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đẩy mạnh thực hiện. Qua đó đã mang lại nhiều trải nghiệm mới mẻ cho đông đảo du khách. Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ hiện lưu giữ, trưng bày khoảng 7.000...

Tuần Giáo: Tổ chức các hoạt động chào mừng Quốc khánh 2/9

Điện Biên TV - Sáng 2/9, Trung tâm Văn hóa - Truyền thanh - Truyền hình huyện Tuần Giáo tổ chức chương trình văn nghệ “Vui Tết Độc lập - Nhớ ơn Bác Hồ”, chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Thi giã bánh dày của người Mông. Với 15 tiết mục văn nghệ đặc sắc, ca ngợi quê hương, đất nước, Đảng quang vinh, Bác Hồ kính yêu, ca ngợi truyền thống, lịch...

Tin nổi bật

Tin mới nhất