Powered by Techcity

Hỗ trợ người nghèo vượt khó vươn lên

Cán bộ Chương trình Vùng Tủa Chùa hỗ trợ con giống, thức ăn cho hộ nghèo trên địa bàn huyện Tủa Chùa.

Xác định rõ việc chăm lo cho người nghèo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cấp ủy, chính quyền các cấp đã triển khai nhiều chương trình, mục tiêu cụ thể, thiết thực nhằm giúp các hộ nghèo, như: Chính sách về giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đào tạo nghề, giải quyết việc làm; nhà ở, đất ở; hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, đa dạng hóa sinh kế; hỗ trợ tiền điện; trợ giúp pháp lý; tín dụng ưu đãi… Qua các chính sách hỗ trợ, nhiều hộ gia đình có điều kiện vươn lên thoát nghèo, đặc biệt là thay đổi suy nghĩ, chủ động trong phát triển kinh tế.

Trước đây, gia đình ông Lò Văn Pản là một trong những hộ nghèo của bản Bó, thị trấn Tủa Chùa (huyện Tủa Chùa). Năm 2019, gia đình ông được tiếp cận chương trình vốn vay sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện với số tiền 50 triệu đồng. Sau khi được vay vốn, ông Pản đã đầu tư vào mô hình vườn, ao, chuồng và trồng rừng. Nhờ sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, gia đình ông đã có nguồn thu nhập ổn định và thoát nghèo. Ông Pản chia sẻ: “Nhờ có Ngân hàng Chính sách xã hội cho tôi vay vốn và cơ quan chuyên môn hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi lợn, gà và nuôi cá. Ðến nay mô hình kinh tế của gia đình tôi phát triển tốt, cho thu nhập mỗi năm từ 80 đến 100 triệu đồng”.

Những năm qua, nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ người nghèo đã phát huy hiệu quả. Chỉ tính riêng Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh, từ đầu năm 2023 đến nay đã huy động hơn 1.800 tỷ đồng (vốn năm 2022 chuyển sang hơn 478 tỷ đồng) để thực hiện đầu tư, hỗ trợ người nghèo. Trong đó, riêng hỗ trợ sản xuất, toàn tỉnh đã thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 41 hộ dân, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho gần 1.500 hộ dân; hỗ trợ 39 dự án liên kết phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp; hỗ trợ đào tạo nghề gần 2.100 người. Trong công tác hỗ trợ lao động, có khoảng 13,8% người có khả năng lao động, có nhu cầu thuộc hộ nghèo được hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, thủy sản, đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất; đã thực hiện trợ giúp xã hội thường xuyên cho gần 35.000 đối tượng.

Cùng với việc hỗ trợ sinh kế, những năm qua, tỉnh chú trọng hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo. Qua rà soát đến nay, trên địa bàn tỉnh còn 7.447 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo đang ở nhà tạm, nhà dột nát, hư hỏng có nhu cầu hỗ trợ làm mới và sửa chữa. Trong đó, số hộ nghèo, cận nghèo có nhu cầu hỗ trợ làm mới là 5.479 hộ; nhu cầu sửa chữa là 1.916 hộ; số hộ chính sách có nhu cầu làm mới là 28 hộ, sửa chữa là 24 hộ. Xác định “an cư” mới “lạc nghiệp”, các cấp, ngành huy động nhiều nguồn vốn hỗ trợ người nghèo làm nhà. Ðặc biệt, thực hiện Ðề án Vận động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Ðiện Biên hướng tới chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Ðiện Biên Phủ do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động, trên địa bàn tỉnh có 5.000 ngôi nhà được hỗ trợ làm mới. Hiện nay, các địa phương đang triển khai thực hiện.

Gia đình bà Lò Thị Tình, tổ dân phố Quyết Tiến, thị trấn Tủa Chùa (huyện Tủa Chùa) là một trong số 15 hộ trên địa bàn thị trấn được hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết theo Ðề án. Ngoài số tiền được ủng hộ, gia đình bà Tình còn được tạo điều kiện vay vốn tín dụng ưu đãi để hoàn thiện ngôi nhà và phát triển sản xuất. Ngày khánh thành nhà mới (tháng 9/2023), gia đình bà Tình được các cơ quan, đoàn thể hỗ trợ một số đồ dùng sinh hoạt. Có ngôi nhà mới, bà Tình bày tỏ sự yên tâm, tin tưởng vào Ðảng, Nhà nước, sự chung tay của toàn xã hội giúp người nghèo vươn lên trong cuộc sống.

Với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực hướng về người nghèo, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực. Theo thông tin từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đến năm 2022, toàn tỉnh có khoảng 6.680 hộ dân vượt qua đói nghèo. Tính đến tháng 9/2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm xuống còn 28,55% (giảm 1,8% so với năm 2022). Trong giai đoạn 2021 – 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,55% (vượt mục tiêu đề ra là 4%/năm), qua đó tạo động lực thực hiện mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 18,9%.

Nguồn

Cùng chủ đề

Tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh đã kiểm tra thực địa các dự án: Đường động lực (gói thầu số 4, 5); đường Thanh Minh - đồi Độc Lập và khu dân cư (đường vành đai phía Bắc, TP. Điện Biên Phủ); một số dự án chỉnh trang đô thị,...

Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh và gia đình chính sách

Nghe lãnh đạo Công an tỉnh báo cáo nhanh một số thành tích nổi bật trong năm qua, Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường vui mừng, phấn khởi và biểu dương kết quả mà cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh đạt được; nhất là trong công tác đấu...

Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường chúc Tết các đơn vị, gia đình chính sách tại TP. Điện Biên Phủ

Chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Tây Bắc (Bộ Công an), đồng chí Trần Quốc Cường vui mừng trước sự nỗ lực, phấn đấu và những kết quả trong công tác huấn luyện, diễn tập phòng thủ, sẵn...

Mường Nhé bảo vệ rừng khu vực giáp ranh

Mường Nhé có tổng diện tích tự nhiên 156.908,13ha với 11 đơn vị hành chính xã (trong đó có 6 xã biên giới). Diện tích quy hoạch lâm nghiệp lớn (125.797,3ha), chiếm 80,17% diện tích tự nhiên của huyện, diện tích có rừng 86.770,86ha, với tỷ lệ che phủ rừng...

Không tổ chức riêng lễ trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng

   Ảnh minh họa (Nguồn: Congluan.vn) Các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng được công bố, trao tặng và đón nhận theo quy định tại Nghị định này gồm: Huân chương: "Huân chương Sao vàng", "Huân chương Hồ Chí Minh", "Huân chương Độc...

Cùng tác giả

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Cùng dự có đồng chí Mùa A Vảng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh, huyện Điện Biên Đông và đông đảo nhân dân bản Tìa Ló A, B. Tại...

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc bản Lọng Luông 1, 2

Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao được tổ chức với sự tham gia của đông đảo nhân dân. Tham dự ngày hội có đồng chí Hà Quang Trung, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Điện Biên Phủ; Lò Hải...

Hơn 30 thí sinh tham dự Hội thi hướng dẫn viên du lịch giỏi năm 2024

Điện Biên TV - Sáng 10/11, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam phối hợp với Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức Khai mạc Hội thi hướng dẫn viên du lịch giỏi năm 2024, nhân sự kiện Năm Du lịch Quốc gia Điện Biên 2024. Các thí sinh tham dự Hội thi. Tham gia hội thi có...

30 thí sinh thi hướng dẫn viên du lịch giỏi

Những thí sinh tham gia hội thi là những hướng dẫn viên du lịch, đã và đang hành nghề hướng dẫn du lịch tại khu du lịch, điểm du lịch của các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc. Do đó, các thí sinh đều có thực tế hoạt...

Điển hình tiêu biểu đồng bào dân tộc thiểu số

Tiên phong phát triển kinh tế Dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, chúng tôi gặp lại lão nông triệu phú Ngải Cù Lỷ (dân tộc Hoa), bản Đề Bua, xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ. Vẫn rắn rỏi như cây lim và nụ cười đôn hậu của 5...

Cùng chuyên mục

Tháo gỡ vướng mắc để phát triển kinh tế

Tại xã Mường Toong, huyện Mường Nhé, việc rà soát các hộ thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất sản xuất còn gặp khó khăn do nhiều hộ gia đình không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc cho, tặng không có văn bản làm căn cứ pháp lý....

Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất vụ đông

Một trong những lĩnh vực thành công nhất trên địa bàn tỉnh Điện Biên thời gian qua là việc liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ nông sản. Các doanh nghiệp cam kết thu mua sản phẩm với giá ổn định, đồng thời cung cấp...

Thanh An đưa khoai lang thành cây đặc sản

Tuy có giá trị kinh tế nhưng nhiều năm qua, cây khoai được trồng theo kinh nghiệm, diện tích manh mún, nhỏ lẻ nên thu nhập mang lại từ cây khoai Thanh An chưa cao. Mong muốn phát triển cây khoai lang theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo sản phẩm...

Ngừng cung cấp điện đối với các cơ sở chế biến dong riềng chưa đủ điều kiện

TP. Điện Biên Phủ Điện Biên TV - Ngày 5/11, UBND thành phố Điện Biên Phủ tổ chức cuộc họp bàn giải pháp quản lý hoạt động chế biến tinh bột dong riềng trên địa bàn. Lãnh đạo thành phố Điện Biên Phủ kết luận cuộc họp. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 12 cơ sở chế biến dong riềng tại các xã Nà Tấu, Nà Nhạn và Mường Phăng, tuy nhiên các cơ sở chưa chấp hành nghiêm các...

Bất nhất giá công bố và giá thị trường

Lãnh đạo Sở Xây dựng thăm dây chuyền sản xuất cát nghiền của Công ty Cổ phần Năng lượng số 6 - Nậm Nhé 2A, tại điểm mỏ Tây Trang 7, xã Na Ư (huyện Điện Biên). Giá thị trường gấp ba giá công bố Để có góc nhìn khách quan hơn về giá...

Chủ động chống hạn cho cây trồng vụ đông

Vụ đông năm nay, gia đình bà Quàng Thị Muôn, bản Chiềng An, xã Thanh An (huyện Điện Biên) trồng gần 500m2 khoai lang. Thiếu nước tưới, diện tích khoai lang của gia đình chậm phát triển và có dấu hiệu khô héo thân, không bén rễ. Trước nguy cơ diện...

Rối ren thị trường cát xây dựng

Bài 1: Người xây nhà gặp khó vì giá cát tăng cao Những công trình thi công dang dở, gặp lúc giá cát xây dựng tăng phi mã, đã đẩy người dân và cả doanh nghiệp vào thế… khóc dở mếu dở, tiến thoái lưỡng nan. “Méo mặt” vì xây nhà Thời gian qua,...

Điện Biên: Nhiều chỉ số giá tiêu dùng tăng

Điện Biên TV - Từ ngày 1/7, Chính phủ đã điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/ tháng lên 2,34 triệu đồng/ tháng. Theo ghi nhận sau gần 5 tháng điều chỉnh lương cơ sở nhiều chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn tỉnh cũng đã tăng theo lương. Ảnh minh họa. Theo số liệu thống kê của Sở Tài chính, 9 tháng qua trong số 11 nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng chính, có...

Giá trâu, bò tiếp tục giảm

Điện Biên TV - Thời gian qua, giá trâu, bò hơi tiếp tục giảm, chưa có dấu hiệu khởi sắc, trong khi chi phí thức ăn chăn nuôi tăng, đầu ra sản phẩm không ổn định... khiến người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn. Toàn tỉnh có tổng đàn trâu, bò khoảng 250 nghìn con, hiện một con bò tùy trọng lượng có giá bán từ 15 đến 20 triệu đồng giảm khoảng 2-3 triệu đồng...

Điện Biên: Nhiều dự án trọng điểm chậm tiến độ so với kế hoạch

Điện Biên TV - Trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên hiện đang tập trung triển khai 25 dự án trọng điểm của tỉnh. Đánh giá chung cho thấy tiến độ thi công các dự án trọng điểm đã có nhiều chuyển biến, song nhìn chung vẫn chậm so với kế hoạch đề ra. Hầu hết các dự án đều chậm so với kế hoạch đề ra. Trong số 25 dự án trọng điểm của tỉnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất