Powered by Techcity

Hỗ trợ người lầm lỗi hòa nhập cộng đồng


Sau khi chấp hành xong án phạt tù, trở về nhà, anh Cứ A Vềnh, bản Cà Là Pá (xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé) luôn thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của chính quyền địa phương. Anh Vềnh chịu khó lao động sản xuất, song gia đình khó khăn, không có vốn phát triển kinh tế. Khi biết có chính sách tín dụng hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù, anh Vềnh đã đăng ký vay vốn với Công an xã Leng Su Sìn. Đầu tháng 4/2024, anh Vềnh được Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Mường Nhé giải ngân cho vay 50 triệu đồng để phát triển sản xuất.

Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Mường Nhé giải ngân vốn cho anh Cứ A Vềnh, bản Cà Là Pá, xã Leng Su Sìn.

Anh Cứ A Vềnh cho biết: “Tôi rất vui mừng khi được vay 50 triệu đồng để phát triển chăn nuôi. Tôi đã mua 2 con trâu giống, xây dựng chuồng trại, cải tạo đất nương để trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Đến nay, đàn trâu khỏe mạnh, phát triển tốt”.

Tại huyện Điện Biên Đông, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện phối hợp với Công an huyện tổ chức rà soát nhu cầu vay vốn của các đối tượng chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn. Năm 2024, toàn huyện có 8 người chấp hành xong án phạt tù có nhu cầu vay vốn, trong đó 3 người đủ điều kiện được vay theo Quyết số 22/2023/QĐ-TTg. Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện đã hoàn thiện hồ sơ và tiến hành giải ngân cho 3 người vay vốn phát triển sản xuất, chăn nuôi.

Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Điện Biên Đông giải ngân vốn tín dụng chính sách cho người chấp hành xong án phạt tù.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Điện Biên Đông cho biết: “Khi có kết quả rà soát, thẩm định của cơ quan công an, đơn vị nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ, thủ tục và tiến hành giải ngân sớm nhất cho khách hàng. Qua đó, tạo điều kiện cho người chấp hành xong án phạt tù có nguồn vốn phát triển sản xuất, tái hòa nhập cộng đồng. Qua kiểm tra, 100% khách hàng đều sử dụng vốn đúng mục đích, các mô hình sinh kế đang hoạt động tốt”.

Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù có hiệu lực từ ngày 10/10/2023, hướng tới 2 đối tượng chính là: Người chấp hành xong án phạt tù và cơ sở sản xuất, kinh doanh là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ kinh doanh có sử dụng lao động (10% trở lên) là người chấp hành xong án phạt tù.

Theo đó, người chấp hành xong án phạt tù được vay số tiền đến 100 triệu đồng và cơ sở sản xuất, kinh doanh được vay tối đa 2 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động. Lãi suất cho vay bằng lãi suất đối với hộ nghèo quy định theo từng thời kỳ (hiện đang được áp dụng là 6,6%/năm); lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. Thời gian vay vốn là 5 năm.

Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Mường Nhé triển khai hoạt động giao dịch tín dụng chính sách tại xã Quảng Lâm.

Bà Nguyễn Thị Thủy, Trưởng phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ, Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Điện Biên cho biết: “Do đây là chính sách mới, Chi nhánh tỉnh chỉ đạo phòng giao dịch các huyện, thị xã, thành phố niêm yết công khai chính sách tại các điểm giao dịch. Tích cực phối hợp với công an xã, cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến để người dân biết trình tự thủ tục vay vốn khi có nhu cầu”.

Sau hơn 1 năm triển khai, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Điện Biên đã giải ngân cho 36 trường hợp chấp hành xong án phạt tù vay vốn. Trong đó, năm 2023 giải ngân cho 17 trường hợp và đến hết tháng 11/2024 giải ngân 19 trường hợp với tổng số vốn 1,57 tỷ đồng.

Đánh giá của cơ quan chức năng cho thấy, hàng năm tỉnh Điện Biên có nhiều trường hợp người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương nhưng phần lớn đều gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm, hòa nhập cộng đồng. Cuộc sống của họ thường thiếu bền vững, trong khi cộng đồng dân cư vẫn phổ biến tâm lý e ngại, lảng tránh việc tiếp nhận và hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù. Thêm vào đó, sự quan tâm chưa đầy đủ từ một số chính quyền cơ sở cũng khiến việc tái hòa nhập cộng đồng chưa đạt như mong muốn.

Cán bộ Ngân hàng CSXH huyện Nậm Pồ phối hợp với công an, chính quyền địa phương thực hiện rà soát các đối tượng có nhu cầu vay vốn.

Chính sách tín dụng dành cho người chấp hành xong án phạt tù được triển khai kịp thời, đáp ứng nhu cầu thiết thực và nguyện vọng chính đáng của họ. Có nguồn vốn người chấp hành xong án phạt tù thêm cơ hội học nghề, đầu tư sản xuất kinh doanh hoặc tạo việc làm. Nhờ vậy, những người từng lầm lỡ có thể xây dựng lại cuộc đời, đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.

Thời gian tới, Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Điện Biên tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả chương trình phối hợp giữa 2 cơ quan và các tổ chức chính trị xã hội, chính quyền địa phương, đáp ứng nhu cầu vay vốn cho các trường hợp đủ điều kiện. Triển khai thực hiện quy trình, thủ tục cho vay đảm bảo chặt chẽ, đúng đối tượng, đúng quy định, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người chấp hành xong án phạt tù được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi.



Nguồn: https://baodienbienphu.com.vn/tin-tuc/Ngan-hang-csxh/219844/ho-tro-nguoi-lam-loi-hoa-nhap-cong-dong

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Giao ban Thường trực HĐND hai cấp huyện Điện Biên

Đánh giá về kết quả hoạt động của HĐND các cấp 6 tháng cuối năm cho thấy: Các xã cơ bản được tổ chức thực hiện đảm bảo theo kế hoạch đề ra và có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, chất lượng, đảm bảo theo quy...

Sản xuất công nghiệp tiếp đà đi lên, tạo lực đẩy tăng tốc về đích

Đơn hàng tăng, công nghiệp chủ lực phục hồi mạnh Theo Bộ Công Thương, sản xuất công nghiệp tăng trên diện rộng khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), cụ thể 10 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,5%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,6% (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,5%), đóng góp 8,3 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Để thúc đẩy...

Xe container đấu đầu xe tải trên QL6, 2 người bị thương

Thông tin ban đầu, vào khoảng 13h ngày 27/11, tại km324 quốc lộ 6, thuộc địa phận xã Bon Phặng, huyện Thuận Châu (Sơn La) xảy ra vụ tai nạn giao thông liên hoàn. Vào thời điểm trên, ô tô BKS: 26R-012.7X kéo theo rơ-moóc 26F-010.1X do ông Nguyễn Văn H. (43 tuổi) trú tại huyện Mai Sơn (Sơn La) điều khiển theo hướng Điện Biên-Sơn La đã va chạm ô tô BKS: 29C-660.3X đi chiều ngược lại do ông Nguyễn...

Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp “Các giải pháp phát triển chăn nuôi đại gia súc bền vững gắn…

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, giá trị tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2023 đạt 5,72%. Giá trị sản xuất toàn ngành chăn nuôi năm 2023 đạt 33 tỷ USD, đóng góp 26% vào GDP nông nghiệp và trên 5% GDP của nước ta. Giá thịt lợn hơi tăng, nhưng dịch tả lợn châu Phi còn diễn biến phức tạp tại một số địa phương đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của các hộ...

Hiệp thương kế hoạch giám sát của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị

Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh năm 2024 cho thấy: Trong năm qua, công tác giám sát và phản biện xã hội tiếp tục được...

Cùng chuyên mục

Kiểm soát chặt thị trường dịp cuối năm

Tại một số cửa hàng kinh doanh tạp hóa, siêu thị, trung tâm thương mại, các chợ trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ những ngày này, các loại hàng hóa được bày bán khá phong phú về chủng loại, mẫu mã. Người tiêu dùng đã có nhiều lựa chọn hơn...

Tạo thói quen phân loại rác tại nguồn

Phân loại rác tại nhà Từ nhiều năm qua, gia đình chị Nguyễn Thị Hiên, tổ dân phố 7, phường Tân Thanh (TP. Điện Biên Phủ) đã tự phân loại rác thải vô cơ, hữu cơ, rác tái chế... trong sinh hoạt gia đình trước khi đem ra nơi thu gom tập...

Nông dân Điện Biên chăm vụ rau tết

Hàng năm, từ đầu tháng 10 âm lịch, người dân vùng lòng chảo Mường Thanh bắt đầu xuống giống những loại rau màu dài ngày và cuối tháng 11 âm lịch sẽ gieo trồng những loại rau ngắn ngày (thời gian sinh trưởng từ 30 - 45 ngày). Tuy nhiên, so...

Lời giải nào cho bài toán phát triển dong riềng bền vững?

“Nóng” cùng dong riềng Tháng 10 bắt đầu vào mùa thu hoạch dong riềng. Đây cũng là thời điểm những xã trọng điểm trồng dong riềng của TP. Điện Biên Phủ lại “nóng” lên bởi tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất. Với phương châm “không đánh đổi...

Thảo luận về dự án xây dựng cầu địa phương và quản lý tài sản đường bộ

Theo báo cáo của UBND tỉnh Điện Biên, trong giai đoạn 2016 - 2021, hợp phần cầu - Dự án đầu tư xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản địa phương (LRAMP) vay vốn WB đã triển khai và hoàn thành đưa vào khai sử dụng 72 công...

Diễn đàn thúc đẩy phát triển đại gia súc bền vững gắn với tiêu thụ

Điện Biên TV - Ngày 15/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề: “Các giải pháp phát triển chăn nuôi đại gia súc bền vững gắn với tiêu thụ sản phẩm”. Hiện nay, Điện Biên nằm trong top 10 tỉnh có số lượng đàn trâu và dê lớn nhất cả nước, nổi bật với chất lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, hình thức chăn nuôi vẫn còn...

Điện về sáng bản vùng cao

Ông Định Quang Bạo, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Điện Biên Đông cho biết: Triển khai thực hiện nghị quyết xóa bản trắng về điện lưới quốc gia, tính đến thời điểm hiện tại đã kéo điện, cung cấp điện lưới cho 24 bản trên địa bàn huyện....

Hội thảo hướng tới đô thị tích hợp và có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu

Điện Biên TV - Sáng 23/11, Cơ quan phát triển Pháp tại Việt Nam, Phái đoàn Liên minh châu âu tại Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Hội thảo hướng tới đô thị tích hợp và có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho các tỉnh thành phố khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam. Đại biểu tham dự hội thảo. Dự Hội thảo có Ngài Julien Guerrier,...

Truyền thông chi trả môi trường rừng trong trường học

Những ngày trung tuần tháng 11 vừa qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tổ chức trao 1.000 áo ấm tặng 1.000 học sinh tại 3 trường thuộc địa bàn 2 huyện: Mường Chà và Mường Ảng. Cụ thể, huyện Mường Chà có 861 học sinh ở 2 trường:...

Nhiều cây trồng vụ đông chậm tiến độ gieo trồng

Vụ đông năm nay, toàn tỉnh dự kiến gieo trồng gần 1.850ha cây trồng các loại, với tổng sản lượng dự kiến đạt hơn 27.500 tấn. Trong đó rau đậu các loại chiếm diện tích lớn nhất (1.327ha); cây ngô lấy hạt (hơn 317,6ha); khoai lang (135ha); cây lạc (43ha); đậu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất