Powered by Techcity

Hỗ trợ liên kết sản xuất nông nghiệp

Mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa theo hướng hữu cơ gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm tại xã Thanh Chăn (huyện Ðiện Biên).

Mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ gạo chất lượng cao được triển khai từ năm 2018 tại các xã: Thanh Yên, Thanh Chăn, Thanh Xương (huyện Ðiện Biên) trên diện tích 70,7ha với 176 hộ tham gia. Mô hình đã góp phần hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, cánh đồng một giống sản xuất theo quy trình sản xuất đồng bộ, thuận lợi áp dụng cơ giới hóa vào tất cả các khâu của sản xuất, quản lý sinh vật gây hại hiệu quả, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo. Sau khi dự án kết thúc, hoạt động liên kết giữa chủ trì liên kết và người dân vẫn tiếp tục duy trì ổn định. Qua đánh giá, việc áp dụng đồng loạt các biện pháp kỹ thuật trên khu vực sản xuất tập trung đã giảm tỷ lệ lúa lẫn, cỏ dại, cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt. Các hộ tham gia liên kết được hướng dẫn biện pháp kỹ thuật từ sản xuất đến thu hoạch, sơ chế đảm bảo yêu cầu của đơn vị thu mua với số lượng bình quân 30 – 35 tấn/vụ, lợi nhuận tăng từ 15 – 20 triệu đồng/ha. Ðặc biệt, mô hình giảm đáng kể lượng thuốc bảo vệ thực vật so với ngoài mô hình.

Trên đây chỉ là một trong nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, liên kết được ngành Nông nghiệp, chính quyền các địa phương triển khai trong những năm qua. UBND tỉnh đã ban hành những cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân tổ chức triển khai sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, theo mô hình VietGAP, nông nghiệp sử dụng công nghệ cao… Ðồng thời, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp thông qua việc hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm đã được đăng ký nhãn hiệu, hàng hóa. Cùng với đó, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương vận động người dân đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ nông sản; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hóa với quy mô phù hợp. Phát triển các vùng sản xuất chuyên canh, sản xuất hàng hóa tập trung.

Chỉ tính riêng việc thực hiện Nghị quyết số 05/2018/NQ-HÐND của HÐND tỉnh Ðiện Biên về chính sách hỗ trợ nông nghiệp, từ năm 2018 đến nay toàn tỉnh đã triển khai 200 dự án liên kết, với sự tham gia của gần 8.000 hộ dân, hợp tác xã và doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp an toàn. Trong đó, lĩnh vực trồng trọt 138 dự án, chiếm 69%. Nhiều sản phẩm chủ lực được liên kết với doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị, tích cực góp phần tạo thương hiệu và nâng cao giá trị cho nông sản, như: Sản xuất lúa tại vùng lòng chảo huyện Ðiện Biên; liên kết trồng và tiêu thụ dứa tại huyện Mường Chà; liên kết sản xuất và tiêu thụ chè shan tuyết huyện Tủa Chùa; vùng trồng rau an toàn tại các xã: Noong Luống, Thanh Hưng, Thanh Xương (huyện Ðiện Biên). Một số sản phẩm đã được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh như: Quả đỗ leo 4 mùa (HTX Nông nghiệp tổng hợp Noong Luống, huyện Ðiện Biên), mật ong rừng Chà Nưa (HTX Nuôi ong rừng Chà Nưa, huyện Nậm Pồ), chè Tuyết Shan (Công ty TNHH Hương Linh Ðiện Biên), gạo Séng cù, Bắc thơm số 7 (HTX Dịch vụ tổng hợp xã Thanh Yên)… và tiếp cận, tiêu thụ tại các thị trường ngoài tỉnh.

Qua thực hiện chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất, hỗ trợ tập huấn kỹ thuật canh tác theo hướng an toàn, hữu cơ, công nghệ cao đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với sản xuất truyền thống. Cụ thể, trồng rau an toàn giảm chi phí sản xuất từ 10 – 15%, sản lượng tăng 15 – 25%, lợi nhuận tăng từ 30 – 35 triệu đồng/ha; liên kết sản xuất lúa theo cánh đồng một giống, áp dụng cơ giới hóa đã giảm chi phí sản xuất, lợi nhuận tăng từ 15 – 20 triệu đồng/ha. Lợi ích thiết thực khác là thông qua liên kết, người dân được tiếp cận với các kiến thức, yêu cầu trong triển khai thực hiện hợp đồng liên kết, góp phần nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật; thay đổi phương thức tổ chức sản xuất (từ nhỏ lẻ, nông hộ sang liên kết phát triển sản xuất hàng hóa), thay đổi trình độ sản xuất (từ quảng canh sang thâm canh). Từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao thu nhập của người dân.

Nguồn

Cùng chủ đề

Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất vụ đông

Một trong những lĩnh vực thành công nhất trên địa bàn tỉnh Điện Biên thời gian qua là việc liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ nông sản. Các doanh nghiệp cam kết thu mua sản phẩm với giá ổn định, đồng thời cung cấp...

Không để lãng phí đất nông nghiệp

Năm 2023 huyện Tủa Chùa đã chuyển đổi gần 357ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại: sắn, khoai sọ, cây gai xanh… Điển hình như gia đình anh Sùng A Trù, bản Cáng Phình, xã Lao Xả Phình trước đây trồng lúa nương, nhưng năng suất thấp,...

Khuyến khích liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Mô hình hỗ trợ liên kết, tiêu thụ sản phẩm mật ong trên địa bàn 2 xã: Chà Nưa, Chà Cang (huyện Nậm Pồ), do HTX nuôi ong Chà Nưa thực hiện với quy mô 300 đàn ong cho 30 hộ dân là một trong những mô hình liên kết...

Linh hoạt giải pháp phát triển đảng viên ở Mường Chà

Có lực lượng hùng hậu với gần 3.000 đoàn viên, thanh niên (ÐVTN), sinh hoạt tại 22 cơ sở đoàn và đoàn trực thuộc; hàng năm, Ban Chấp hành Huyện đoàn Mường Chà đã phát động, tổ chức nhiều hoạt động nhằm tạo điều kiện cho ÐVTN tham gia cống...

Nhiều trở ngại trong thanh toán không tiền mặt ở nông thôn

Cách trung tâm huyện Mường Nhé hơn 30km, ở xã Pá Mỳ việc giao dịch, thanh toán thương mại của người dân vẫn chủ yếu sử dụng bằng tiền mặt. Anh Tẩn Lở Kiêm, người dân bản Huổi Lụ 2, xã Pá Mỳ cho biết: Dù có biết đến các...

Cùng tác giả

VPUB – Góp ý, hoàn thiện các dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn...

VPUB - Góp ý, hoàn thiện các dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ Dienbien.gov.vn - Sáng 8/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc rà soát, góp ý đối với các dự thảo Nghị định, Quyết định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường bộ và Luật Trật...

Kiểm tra công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Điện Biên lần thứ IV

Điện Biên TV - Chiều 6/11, đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã kiểm tra công tác chuẩn bị cho Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên lần thứ IV, năm 2024. Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Điện Biên diễn ra tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh. (Trong ảnh: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lò Văn Tiến kiểm tra nội dung trang trí khánh tiết...

Ấn tượng triển lãm mỹ thuật Tây Bắc

Triển lãm Mỹ thuật Tây Bắc - Việt Bắc năm 2024. Triển lãm Mỹ thuật Tây Bắc - Việt Bắc lần thứ 29 quy tụ 213 tác phẩm tạo hình của 206 tác giả đến từ 15 tỉnh, gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên...

Lấy ý kiến hoàn thiện quy định pháp luật giao thông đường bộ

Chính phủ lấy ý kiến tham gia vào dự thảo các tờ trình: Nghị định quy định về hoạt động vận tải đường bộ; hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe; danh mục hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận...

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật chào mừng Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên.

Chương trình nghệ thuật chào mừng Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên lần thứ IV, năm 2024 được tổ chức tối ngày 7/11 tại Sân Hành Lễ tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ.Chương trình với Chủ đề: “ ĐIỆN BIÊN RỰC RỠ NHỮNG SẮC MÀU ” do các nghệ sỹ, diễn viên của Đoàn Nghệ thuật tỉnh Điện Biên biểu diễn với 12 tiết mục, được dàn dựng công phu, mang...

Cùng chuyên mục

Tháo gỡ vướng mắc để phát triển kinh tế

Tại xã Mường Toong, huyện Mường Nhé, việc rà soát các hộ thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất sản xuất còn gặp khó khăn do nhiều hộ gia đình không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc cho, tặng không có văn bản làm căn cứ pháp lý....

Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất vụ đông

Một trong những lĩnh vực thành công nhất trên địa bàn tỉnh Điện Biên thời gian qua là việc liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ nông sản. Các doanh nghiệp cam kết thu mua sản phẩm với giá ổn định, đồng thời cung cấp...

Thanh An đưa khoai lang thành cây đặc sản

Tuy có giá trị kinh tế nhưng nhiều năm qua, cây khoai được trồng theo kinh nghiệm, diện tích manh mún, nhỏ lẻ nên thu nhập mang lại từ cây khoai Thanh An chưa cao. Mong muốn phát triển cây khoai lang theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo sản phẩm...

Ngừng cung cấp điện đối với các cơ sở chế biến dong riềng chưa đủ điều kiện

TP. Điện Biên Phủ Điện Biên TV - Ngày 5/11, UBND thành phố Điện Biên Phủ tổ chức cuộc họp bàn giải pháp quản lý hoạt động chế biến tinh bột dong riềng trên địa bàn. Lãnh đạo thành phố Điện Biên Phủ kết luận cuộc họp. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 12 cơ sở chế biến dong riềng tại các xã Nà Tấu, Nà Nhạn và Mường Phăng, tuy nhiên các cơ sở chưa chấp hành nghiêm các...

Bất nhất giá công bố và giá thị trường

Lãnh đạo Sở Xây dựng thăm dây chuyền sản xuất cát nghiền của Công ty Cổ phần Năng lượng số 6 - Nậm Nhé 2A, tại điểm mỏ Tây Trang 7, xã Na Ư (huyện Điện Biên). Giá thị trường gấp ba giá công bố Để có góc nhìn khách quan hơn về giá...

Chủ động chống hạn cho cây trồng vụ đông

Vụ đông năm nay, gia đình bà Quàng Thị Muôn, bản Chiềng An, xã Thanh An (huyện Điện Biên) trồng gần 500m2 khoai lang. Thiếu nước tưới, diện tích khoai lang của gia đình chậm phát triển và có dấu hiệu khô héo thân, không bén rễ. Trước nguy cơ diện...

Rối ren thị trường cát xây dựng

Bài 1: Người xây nhà gặp khó vì giá cát tăng cao Những công trình thi công dang dở, gặp lúc giá cát xây dựng tăng phi mã, đã đẩy người dân và cả doanh nghiệp vào thế… khóc dở mếu dở, tiến thoái lưỡng nan. “Méo mặt” vì xây nhà Thời gian qua,...

Điện Biên: Nhiều chỉ số giá tiêu dùng tăng

Điện Biên TV - Từ ngày 1/7, Chính phủ đã điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/ tháng lên 2,34 triệu đồng/ tháng. Theo ghi nhận sau gần 5 tháng điều chỉnh lương cơ sở nhiều chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn tỉnh cũng đã tăng theo lương. Ảnh minh họa. Theo số liệu thống kê của Sở Tài chính, 9 tháng qua trong số 11 nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng chính, có...

Giá trâu, bò tiếp tục giảm

Điện Biên TV - Thời gian qua, giá trâu, bò hơi tiếp tục giảm, chưa có dấu hiệu khởi sắc, trong khi chi phí thức ăn chăn nuôi tăng, đầu ra sản phẩm không ổn định... khiến người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn. Toàn tỉnh có tổng đàn trâu, bò khoảng 250 nghìn con, hiện một con bò tùy trọng lượng có giá bán từ 15 đến 20 triệu đồng giảm khoảng 2-3 triệu đồng...

Điện Biên: Nhiều dự án trọng điểm chậm tiến độ so với kế hoạch

Điện Biên TV - Trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên hiện đang tập trung triển khai 25 dự án trọng điểm của tỉnh. Đánh giá chung cho thấy tiến độ thi công các dự án trọng điểm đã có nhiều chuyển biến, song nhìn chung vẫn chậm so với kế hoạch đề ra. Hầu hết các dự án đều chậm so với kế hoạch đề ra. Trong số 25 dự án trọng điểm của tỉnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất