Powered by Techcity

Giải pháp bền vững nào cho cây trồng Điện Biên?

Điện Biên TV – Được mùa mất giá, được giá mất mùa; trồng rồi lại chặt, chặt rồi lại trồng, cây trồng Điện Biên đang trong vòng luẩn quẩn này từ nhiều năm nay. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu vẫn là đầu ra tiêu thụ nông sản không ổn định, phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường. Điều này đòi hỏi chính quyền địa phương và các ngành chức năng tỉnh Điện Biên cần phải có định hướng lâu dài và bài bản cho cây trồng Điện Biên phát triển bền vững.

Xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo có diện tích trồng cây sơn tra lớn nhất trên địa bàn tỉnh Điện Biên với hơn 150ha. Nhiều năm trước, cây sơn tra được coi là cây trồng chủ lực của địa phương này, khi mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân vùng cao. Trong khi đó, người trồng sơn tra không phải lo đầu ra tiêu thụ, bởi tư thương đến tận vườn thu mua, thế nên diện tích trồng cây sơn tra tăng đều qua các năm. Nhưng vài năm trở lại đây, câu chuyện này đã khác.

Những cây sơn tra trồng được từ 5 đến 7 năm, thậm chí là hơn 10 năm đã bị chặt ngổn ngang, có gốc thì đã mục, có gốc thì vừa mới chặt vẫn còn chảy nhựa. Những cây chưa bị chặt thì quả rụng đầy gốc. Nguyên nhân chính là do việc tiêu thụ quả sơn tra gặp rất nhiều khó khăn. Được mùa mất giá, thậm chí là mất mùa cũng không được giá, thế nên đây là lý do tại sao người dân ở đây không còn mặn mà với cây trồng này.

“Trước đây gia đình tôi trồng hơn 2 ha cây táo mèo. Nhưng nay do giá bán táo mèo thấp, thậm chí bán không được nên tôi đã chặt đi nhiều cây táo mèo, hiện còn 1ha. Nếu giá như hiện tại thì gia đình tôi sẽ chặt hết để chuyển sang cây trồng khác.” – anh Mùa A Minh, bản Lồng, xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, cho biết.





1
Nhiều hộ dân tại xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo chặt bỏ cây sơn tra do cây trồng này hiện không mang lại hiệu quả kinh tế.

Hợp tác xã Nông sản sạch Tây Bắc, xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo được thành lập năm 2021, chuyên sản xuất các sản phẩm từ quả sơn tra như: Giấm táo mèo, táo mèo khô sấy lạnh, mứt táo mèo… Trong đó có 2 sản phẩm là táo mèo khô sấy lạnh và giấm táo mèo được UBND tỉnh xếp loại 3 sao trong chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”. Hợp tác xã được thành lập với kỳ vọng là nơi tiêu thụ quả sơn tra cho bà con trong xã, thế nhưng hiện nay việc hoạt động cũng không được thuận lợi.

Mặc dù đang là mùa thu hoạch quả sơn tra nhưng Hợp tác xã vẫn cửa đóng then cài, máy móc chất đầy trong kho. Nguyên nhân vẫn là do làm ra nhưng không tiêu thụ được sản phẩm. “Một số sản phẩm khi đưa ra thị trường lượng tiêu thụ rất ít, chủ yếu trên địa bàn tỉnh và số ít tại Hà Nội. Hiện Hợp tác xã đang gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tìm đầu ra cho sản phẩm.” – chị Mùa Thị Hoa, Giám đốc HTX Nông sản sạch Tây Bắc, thông tin.

Trên thực tế, trước đây đã có nhiều bài học từ việc phá bỏ các cây trồng chủ lực ở địa phương để trồng ồ ạt các loại cây trồng khác. Hậu quả là nông sản thừa, ế, không có đầu ra hoặc bị tư thương ép giá.

Huyện Mường Ảng, địa phương được coi là thủ phủ cà phê của tỉnh Điện Biên cũng có chung thực trạng này. Với điệp khúc được mùa – mất giá, được giá – mất mùa, thậm chí là mất mùa, mất giá diễn ra trong nhiều năm. Và kết quả là nhiều người dân đã quyết định chặt hoặc bỏ không chăm sóc cà phê. Thực trạng trên đã diễn ra cách đây 4,5 năm về trước, nhưng đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng và diện tích trồng cà phê của huyện.

Xác định cây cà phê là cây công nghiệp chủ lực giúp địa phương thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo, giải quyết công ăn, việc làm cho người dân trên địa bàn và các huyện lân cận, huyện Mường Ảng đã và đang triển khai nhiều giải pháp giúp người dân yên tâm gắn bó với cây cà phê và có thể làm giàu trên chính mảnh đất của mình.





1
Cây cà phê tại Mường Ảng cũng từng rơi vào tình trạng: được mùa – mất giá, được giá – mất mùa, thậm chí là mất mùa – mất giá.

Để vận động người dân mở rộng diện tích trồng cà phê, sau khi rà soát diện tích trồng và thay thế những diện tích đã già cỗi, năm 2024 địa phương này đã và đang tận dụng kinh phí từ các nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ bà con các thôn bản về giống, phân bón, kỹ thuật trồng. Huyện đang phấn đấu trồng đạt 600ha, nâng tổng diện tích cà phê toàn huyện lên gần 3 nghìn ha.

Để phát triển bền vững và phát huy giá trị của cây cà phê thì nhiệm vụ đang đặt ra cho địa phương hiện nay chính là xây dựng thương hiệu. Theo đó huyện đang hoàn thành xây dựng chỉ dẫn địa lý cho cà phê Mường Ảng. Có chỉ dẫn địa lý thì cà phê Mường Ảng có thể xuất khẩu một cách chính danh mà không cần phải thông qua các vùng nguyên liệu khác. Đây không chỉ tín hiệu vui cho người dân trồng cây cà phê trên địa bàn, mà còn là cơ sở nền tảng để ngành sản xuất, chế biến cà phê ở huyện Mường Ảng phát triển sau nhiều năm thăng trầm.

Toàn huyện Mường Ảng hiện có hơn 2.300ha cà phê, sản lượng ước đạt khoảng 2.700 tấn cà phê thóc, tương đương hơn 13 nghìn tấn cà phê tươi. Thế nên, một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đối với chính quyền địa phương chính là giải quyết đầu ra tiêu thụ ổn định và lâu dài của sản phẩm cà phê. Đó chính là vấn đề sống còn của cây công nghiệp này. Ngoài đưa Nhà máy chế biến cà phê nhân xuất khẩu với diện tích gần 3ha tại khu công nghiệp của huyện vào hoạt động đã tạo niềm tin để người dân, chủ vườn yên tâm chuyên canh cây cà phê thì chính quyền địa phương cũng đang tích cực kết nối, quảng bá sản phẩm và kêu gọi đối tác đầu tư tiêu thụ sản phẩm cà phê.

Ông Nguyễn Tiến Đạt, Bí thư Huyện ủy Mường Ảng, cho biết: “Huyện đặc biệt quan tâm vấn đề bao tiêu sản phẩm, tìm đầu ra cho nhân dân. Hiện nay, huyện đã có nhà máy sản xuất cà phê ướt, chúng tôi ưu tiên các cơ sở chế biến được công nhận OCOP chế biến sâu, giúp các cơ sở tìm kiếm thị trường để tiêu thụ trong và ngoài nước.”

Trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã và đang trồng nhiều loại cây công nghiệp được kỳ vọng mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Tránh để tiếp diễn như thực trạng cây sơn tra, cà phê trước đây, thì rất cần có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và các sở ngành liên quan trong việc định hướng, liên kết từ khâu chọn cây trồng, chọn giống, sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nông sản. Nhất là trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, cần phải có sự kết hợp và liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà “nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học”. Những giải pháp căn cơ và quan trọng đó sẽ là yếu tố giúp nông sản Điện Biên phát triển bền vững và tiêu thụ ổn định hơn./.

 

 

Trần Quỳnh – Anh Tuấn/DIENBIENTV.VN

 

Nguồn

Cùng chủ đề

Đảng ủy Quân sự tỉnh ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2025

Điện Biên TV - Ngày 25/11, Đảng uỷ Quân sự tỉnh tổ chức Hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025. Đồng chủ trì hội nghị về phía tỉnh Điện Biên có đồng chí Lò Văn Phương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh. Đồng chí Lò Văn Phương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu chỉ đạo...

Thực hiện tốt công tác quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024

Điện Biên TV - Chiều 25/11, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quốc phòng, quân sự địa phương năm 2024. Đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đồng chí Lò Văn Phương, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân khu 2 cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể...

UBND tỉnh cho ý kiến vào các tờ trình, nghị quyết quan trọng

Điện Biên TV - Ngày 25/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Phạm Đức Toàn, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh tổ chức phiên họp tháng 11 (lần 2) năm 2024. Dự họp có đồng chí Giàng Thị Hoa, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Ủy viên Ban...

Bàn giao nhiệm vụ Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Điện Biên TV - Chiều 24/11, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Trung tướng Phạm Đức Duyên, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 2; đồng chí Phạm Đức Toàn, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị.  Các đồng chí được bổ nhiệm ký biên bản bàn giao nhiệm vụ...

Khai mạc Liên hoan Ẩm thực toàn quốc – Điện Biên 2024

Điện Biên TV - Tối 15/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan Ẩm thực toàn quốc - Điện Biên 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam; đồng chí Lò Văn Mừng, Ủy viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy;...

Cùng tác giả

Xếp hạng bổ sung di tích thành phần vào Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quyết định số 1473/QĐ-TTg, ngày 26/11/2024 về xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt. Theo đó, di tích trận địa pháo 105mm của Đại đội 805, Tiểu đoàn 954, Trung đoàn 45, Đại đoàn 351 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ được xếp hạng bổ sung vào danh mục Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ. Đoàn công tác liên ngành khảo sát, thực địa lập...

Đến bảo tàng để “sống cùng lịch sử”

Trong những ngày đầu mở cửa, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đón hàng chục nghìn lượt khách tham quan. Những ngày qua, thông tin và hình ảnh về Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam mới khánh thành tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) là chủ đề được quan tâm, yêu thích trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội. Thiết chế bảo tàng có quy mô lớn bậc nhất hiện nay...

Giao lưu văn nghệ “Điện Biên

Đây là chương trình về nguồn tại Điện Biên của đoàn văn nghệ sĩ TP. Hồ Chí Minh. Các nghệ sĩ đã biểu diễn các tiết mục văn nghệ ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ, quê hương đất nước Việt Nam. Phát biểu tại chương trình, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo...

Đảng ủy Quân sự tỉnh ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2025

Điện Biên TV - Ngày 25/11, Đảng uỷ Quân sự tỉnh tổ chức Hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025. Đồng chủ trì hội nghị về phía tỉnh Điện Biên có đồng chí Lò Văn Phương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh. Đồng chí Lò Văn Phương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu chỉ đạo...

Chương trình văn nghệ tri ân “Điện Biên Phủ

Ông Nguyễn Phước Lộc – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM (thứ 6 từ trái qua) và ông Mùa A Sơn – Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy Điện Biên (thứ 4 từ phải qua) trao tặng quà hỗ trợ các gia đình chính sách trong đêm văn nghệ giao lưu tại Điện Biên Tối 27-11, trong không khí thiêng liêng, xúc động và tự hào trên mảnh đất Điện Biên...

Cùng chuyên mục

Điện Biên Đông đưa vào vận hành hệ thống điện sinh hoạt xã Chiềng Sơ

Đây là dự án cung cấp điện cho các bản: Háng Pa, Háng Tầu, Thẳm Chẩu, Keo Đứa, Nà Ly. Dự án có tổng mức đầu tư 18 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, được khởi công tháng 1/2024. Quá trình triển khai công trình...

Hỗ trợ người lầm lỗi hòa nhập cộng đồng

Sau khi chấp hành xong án phạt tù, trở về nhà, anh Cứ A Vềnh, bản Cà Là Pá (xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé) luôn thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của chính quyền địa phương. Anh Vềnh chịu khó lao động...

Kiểm soát chặt thị trường dịp cuối năm

Tại một số cửa hàng kinh doanh tạp hóa, siêu thị, trung tâm thương mại, các chợ trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ những ngày này, các loại hàng hóa được bày bán khá phong phú về chủng loại, mẫu mã. Người tiêu dùng đã có nhiều lựa chọn hơn...

Tạo thói quen phân loại rác tại nguồn

Phân loại rác tại nhà Từ nhiều năm qua, gia đình chị Nguyễn Thị Hiên, tổ dân phố 7, phường Tân Thanh (TP. Điện Biên Phủ) đã tự phân loại rác thải vô cơ, hữu cơ, rác tái chế... trong sinh hoạt gia đình trước khi đem ra nơi thu gom tập...

Nông dân Điện Biên chăm vụ rau tết

Hàng năm, từ đầu tháng 10 âm lịch, người dân vùng lòng chảo Mường Thanh bắt đầu xuống giống những loại rau màu dài ngày và cuối tháng 11 âm lịch sẽ gieo trồng những loại rau ngắn ngày (thời gian sinh trưởng từ 30 - 45 ngày). Tuy nhiên, so...

Lời giải nào cho bài toán phát triển dong riềng bền vững?

“Nóng” cùng dong riềng Tháng 10 bắt đầu vào mùa thu hoạch dong riềng. Đây cũng là thời điểm những xã trọng điểm trồng dong riềng của TP. Điện Biên Phủ lại “nóng” lên bởi tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất. Với phương châm “không đánh đổi...

Thảo luận về dự án xây dựng cầu địa phương và quản lý tài sản đường bộ

Theo báo cáo của UBND tỉnh Điện Biên, trong giai đoạn 2016 - 2021, hợp phần cầu - Dự án đầu tư xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản địa phương (LRAMP) vay vốn WB đã triển khai và hoàn thành đưa vào khai sử dụng 72 công...

Diễn đàn thúc đẩy phát triển đại gia súc bền vững gắn với tiêu thụ

Điện Biên TV - Ngày 15/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề: “Các giải pháp phát triển chăn nuôi đại gia súc bền vững gắn với tiêu thụ sản phẩm”. Hiện nay, Điện Biên nằm trong top 10 tỉnh có số lượng đàn trâu và dê lớn nhất cả nước, nổi bật với chất lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, hình thức chăn nuôi vẫn còn...

Điện về sáng bản vùng cao

Ông Định Quang Bạo, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Điện Biên Đông cho biết: Triển khai thực hiện nghị quyết xóa bản trắng về điện lưới quốc gia, tính đến thời điểm hiện tại đã kéo điện, cung cấp điện lưới cho 24 bản trên địa bàn huyện....

Hội thảo hướng tới đô thị tích hợp và có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu

Điện Biên TV - Sáng 23/11, Cơ quan phát triển Pháp tại Việt Nam, Phái đoàn Liên minh châu âu tại Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Hội thảo hướng tới đô thị tích hợp và có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho các tỉnh thành phố khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam. Đại biểu tham dự hội thảo. Dự Hội thảo có Ngài Julien Guerrier,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất