Powered by Techcity

Giải ngân vốn đầu tư công cao kỷ lục





Các đơn vị thi công dự án thành phần 3 dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. (Ảnh DUY LINH)

Trong khó khăn chung của tình hình kinh tế-xã hội năm 2023, động lực đầu tư công tiếp tục phát huy sức mạnh khi tiến độ giải ngân vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước có chuyển biến mạnh mẽ từ đầu quý II, qua đó hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, đầu ra cho nhiều ngành, lĩnh vực, góp phần tạo động lực tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.

Tăng tốc “về đích”

Nhận định về các động lực tăng trưởng kinh tế của năm 2023, TS Nguyễn Ðình Cung, nguyên Viện trưởng Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, đầu tư công vẫn “gánh” vai trò chủ đạo trong khi các động lực truyền thống khác như xuất khẩu đang yếu đi và tiêu dùng không còn tăng trưởng bứt phá như giai đoạn kết thúc đại dịch Covid-19.

“Ðầu tư công trong giai đoạn hiện nay tập trung nguồn lực vào các công trình hạ tầng quan trọng của đất nước. Quốc hội đã ban hành nghị quyết đặc thù để triển khai các dự án xây dựng đường bộ cao tốc trải dài từ miền núi phía bắc đến mũi Cà Mau, tạo điều kiện cho các vùng, miền đều có đường cao tốc. Ðó chính là nét khác biệt rất tích cực và là điểm nhấn của nhiệm kỳ 2021-2025 cũng như của năm 2023”.


TS Nguyễn Ðình Cung, nguyên Viện trưởng Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

Dấu ấn đặc biệt trong giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 được ghi nhận qua những đóng góp quan trọng vào xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là đẩy nhanh tiến độ một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, có tính liên vùng và hạ tầng đô thị lớn. Cụ thể, ngành giao thông vận tải đã hoàn thành, đưa vào sử dụng 475 km đường cao tốc, nâng tổng số chiều dài đường cao tốc đưa vào khai thác đến nay là 1.892 km; đồng loạt khởi công 12 dự án cao tốc Bắc-Nam, ba cao tốc trục Ðông-Tây, hai đường vành đai…

Trong lĩnh vực hàng không, hoàn thành đưa vào khai thác nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không Phú Bài, Ðiện Biên; xử lý quyết liệt, dứt điểm vướng mắc để khởi công nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành bảo đảm chất lượng và tiến độ.

Nhắc đến các điểm sáng trong bức tranh kinh tế-xã hội năm 2023, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Ðầu tư Trần Quốc Phương tin tưởng rằng, với tiến độ công việc đang được tăng tốc thực hiện ở giai đoạn nước rút, dự kiến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cả năm đạt khoảng 95% kế hoạch như mục tiêu phấn đấu của Chính phủ. Tỷ lệ giải ngân này cao hơn cùng kỳ năm 2022 khoảng 3,58% nhưng do kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 được Quốc hội giao lớn nhất từ trước đến nay, lên đến hơn 711 nghìn tỷ đồng, cho nên khối lượng vốn giải ngân cả năm ước cao hơn khoảng 142.560 tỷ đồng so với cùng kỳ. Như vậy đã có một lượng vốn lớn đưa vào nền kinh tế, tạo sức lan tỏa cho phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Ðáng lưu ý, nhiệm vụ cơ cấu lại đầu tư công tiếp tục được triển khai thực hiện có hiệu quả. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt công tác giải ngân vốn ngay từ đầu năm, thành lập 5 tổ công tác để thúc đẩy, kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh tiến độ giải ngân. Công tác cải cách thể chế về đầu tư công tiếp tục được quan tâm, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai dự án, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các công trình kết cấu hạ tầng chiến lược, công trình quan trọng quốc gia.

Động lực chính cho tăng trưởng

Xác định đầu tư công tiếp tục là động lực tăng trưởng quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế bứt phá, căn cứ dự toán được Quốc hội thông qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1603/QÐ-TTg ngày 11/12/2023 về việc giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thủ trưởng các bộ, ngành, địa phương phân bổ kế hoạch đầu tư bảo đảm tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, dứt khoát không dàn trải, manh mún, chia cắt, không để xảy ra tiêu cực, tuân thủ điều kiện, thứ tự ưu tiên quy định.

Vốn đầu tư công được ưu tiên phân bổ để thanh toán toàn bộ số nợ đọng xây dựng cơ bản; bố trí đủ vốn để thu hồi số vốn ứng trước còn lại phải thu hồi trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; vốn cho các dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng trước năm 2024; vốn cho dự án chuyển tiếp phải hoàn thành năm 2024…

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương ưu tiên bố trí vốn theo tiến độ cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án đường cao tốc, dự án kết nối, có tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững; các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; các dự án chuyển tiếp…

Cùng với đó là cần đề cao kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của các cá nhân, đơn vị liên quan, cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm, gắn trách nhiệm, đánh giá mức độ hoàn thành công việc của các cá nhân, đơn vị được giao với tiến độ thực hiện giải ngân của từng dự án. Mục tiêu đặt ra là phấn đấu tỷ lệ giải ngân năm 2024 đạt tối thiểu 95% kế hoạch được giao; tỷ lệ giải ngân là một trong các tiêu chí quan trọng để xem xét đánh giá, xếp loại cuối năm đối với cán bộ, công chức.

Ðể triển khai hiệu quả kế hoạch đầu tư công năm 2024, yêu cầu đặt ra là tiếp tục phát huy những kinh nghiệm, bài học thành công của năm 2023 và nhanh chóng khắc phục những bất cập, hạn chế đã được nhận diện. Theo bà Cao Thị Minh Nghĩa, Phó Vụ trưởng Tổng hợp kinh tế quốc dân (Bộ Kế hoạch và Ðầu tư), cần điều chỉnh ngay các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư công; thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, đất trồng lúa; rút vốn nhà tài trợ… nhằm đẩy mạnh hơn việc giải ngân vốn đầu tư công và huy động nguồn ngoại tệ cho phát triển đất nước.

Trong khi đó, bài học kinh nghiệm được chia sẻ bởi một số lãnh đạo địa phương đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao là các khâu phân bổ vốn, giao vốn… phải được thực hiện sớm; đồng thời, cần xác định rõ trách nhiệm chủ đầu tư khi được giao quản lý dự án đầu tư, thực hiện nghiêm cơ chế giao ban định kỳ hằng quý để bám sát tiến độ giải ngân, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và điều chỉnh vốn từ dự án chậm tiến độ sang dự án giải ngân tốt hơn.

Theo tính toán, khi giải ngân vốn đầu tư công tăng thêm 1% thì tăng trưởng GDP tăng thêm 0,058%; giải ngân 1 đồng vốn đầu tư công kéo theo 1,61 đồng vốn đầu tư của khối ngoài nhà nước, góp phần kích cầu kinh tế, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Với lượng vốn lớn đưa vào nền kinh tế trong năm 2023, đầu tư công đã phát huy vai trò là động lực dẫn dắt, thúc đẩy tăng trưởng GDP, góp phần thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế.

Về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/12/2023 là hơn 579.848 tỷ đồng, đạt hơn 73% kế hoạch và đạt hơn 81% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (mức giải ngân của cùng kỳ năm 2022 tương ứng đạt lần lượt hơn 67% và hơn 75%). Trong đó, giải ngân vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội là 72.686 tỷ đồng, đạt 56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Các bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân cao gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, các tỉnh Quảng Ngãi, Long An, Ðồng Tháp, Cà Mau.

(Nguồn: Bộ Tài chính)

Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Hướng dẫn viên Ban Quản lý di tích tham gia vòng thi Chung khảo Hội thi Hướng dẫn viên giỏi tại tỉnh Điện Biên...

Trong hai ngày 11 và 12/11, Hướng dẫn viên Ban Quản lý di tích tham gia vòng thi Chung khảo Hội thi Hướng dẫn viên giỏi năm 2024 do Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam tổ chức.Tham gia vòng Chung khảo có 30 thí sinh là hướng dẫn viên đã được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa, thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế hoặc thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm, đang...

Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 14 – 17/11

Hòa chung trong không khí vui tươi, phấn khởi hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 và kỷ niệm các ngày lễ, sự kiện trọng đại của đất nước trong năm 2024. Thực hiện Kế hoạch liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024. Từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ lịch, Uỷ...

Tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Tối nay 12/11, tại Hà Nội, chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với đông đảo bà con nhân dân liên địa bàn dân cư phường Quán Thánh, quận Ba Đình.  Cùng dự có Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí...

Mường Ảng tổng kết diễn tập khu vực phòng thủ và phát động đợt thi đua đặc biệt

Điện Biên TV - Chiều 11/11, huyện Mường Ảng đã tổ chức Hội nghị tổng kết cuộc diễn tập khu vực phòng thủ huyện năm 2024 và phát động phong trào thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Dự hội nghị có đồng chí Giàng Thị Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh. Chủ...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại bản Na Ư

Điện Biên TV - Sáng 9/11, đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Sỹ Quân, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy; đồng chí Lò Thị Minh Phượng, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí Cao Thị Tuyết Lan, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Điện Biên và lãnh đạo một số...

Cùng chuyên mục

Giải pháp nào để Điện Biên thu hút đầu tư?

https://www.youtube.com/watch?v=GcJZtZj3BjU Điện Biên TV - Với nhiều tiềm năng, lợi thế sẵn có về tài nguyên, tỉnh Điện Biên đang triển khai nhiều giải pháp để thu hút đầu tư tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh cũng xác định mục tiêu đến năm 2025 đưa địa phương phát triển nhanh và bền vững. Cần những giải pháp nào để thực hiện được mục tiêu này? Nội dung được đề cập trong hội nghị, hội thảo...

Điện Biên có 1 dự án vào chung kết cuộc thi thanh niên khởi nghiệp

Kết thúc vòng bán kết, cả nước có 32 dự án vào vòng chung kết cuộc thi. Dự án “Bảo tồn và phát triển, xây dựng thương hiệu vùng trà shan tuyết cổ thụ Tủa Chùa” của tác giả Nguyễn Mỹ Linh, tỉnh Điện Biên đã vào vòng chung kết. Dự...

Tập huấn vận hành hệ sinh thái kết nối doanh nghiệp

Điện Biên TV - Sáng 11/11, Sở Công thương phối hợp với Công ty Cổ phần tập đoàn công nghệ số A+ tổ chức “Hội nghị tập huấn triển khai vận hành Hệ sinh thái kết nối doanh nghiệp tỉnh Điện Biên” nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tiếp cận với nền tảng số mới. Tham dự lớp tập huấn có gần 20 doanh nghiệp, HTX hiện đang hoạt động, kinh doanh, sản xuất...

Giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm an toàn

Trong thời gian 1 ngày, 10 đội thi đến từ hội nông dân các huyện, thị xã, thành phố trải qua 2 phần: Phần thi trưng bày và phần thi thuyết trình. Đối với phần thi trưng bày sản phẩm, mỗi đội phải có từ 15 sản phẩm trở lên trưng...

Hội thi trưng bày, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp

Điện Biên TV - Sáng 11/11, tại Nhà thiếu nhi tỉnh, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội thi trưng bày, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm an toàn năm 2024. Dự khai mạc có đồng chí Lò Thị Minh Phượng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ. Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia hội thi. Hội thi...

Ban Kinh tế – Ngân sách, HĐND tỉnh làm việc với Sở Công thương

Điện Biên TV - Chiều 10/11, đoàn công tác của Ban kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh do đồng chí Lỳ Thị Phương Diện, Trưởng Ban làm trưởng Đoàn đã giám sát chuyên đề về vệc triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật trong đầu tư các dự án phát triển nguồn điện trên địa bàn tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2022-2024” tại Sở Công thương. Tham gia cùng đoàn có đồng chí Lò Văn...

Tháo gỡ vướng mắc để phát triển kinh tế

Tại xã Mường Toong, huyện Mường Nhé, việc rà soát các hộ thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất sản xuất còn gặp khó khăn do nhiều hộ gia đình không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc cho, tặng không có văn bản làm căn cứ pháp lý....

Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất vụ đông

Một trong những lĩnh vực thành công nhất trên địa bàn tỉnh Điện Biên thời gian qua là việc liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ nông sản. Các doanh nghiệp cam kết thu mua sản phẩm với giá ổn định, đồng thời cung cấp...

Thanh An đưa khoai lang thành cây đặc sản

Tuy có giá trị kinh tế nhưng nhiều năm qua, cây khoai được trồng theo kinh nghiệm, diện tích manh mún, nhỏ lẻ nên thu nhập mang lại từ cây khoai Thanh An chưa cao. Mong muốn phát triển cây khoai lang theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo sản phẩm...

Ngừng cung cấp điện đối với các cơ sở chế biến dong riềng chưa đủ điều kiện

TP. Điện Biên Phủ Điện Biên TV - Ngày 5/11, UBND thành phố Điện Biên Phủ tổ chức cuộc họp bàn giải pháp quản lý hoạt động chế biến tinh bột dong riềng trên địa bàn. Lãnh đạo thành phố Điện Biên Phủ kết luận cuộc họp. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 12 cơ sở chế biến dong riềng tại các xã Nà Tấu, Nà Nhạn và Mường Phăng, tuy nhiên các cơ sở chưa chấp hành nghiêm các...

Tin nổi bật

Tin mới nhất