Powered by Techcity

Đưa tri thức phù hợp với nhu cầu của cơ sở

Mục tiêu của Đề án trong thời gian tới là tiếp tục đa dạng nội dung, phù hợp với cơ sở, tăng cường sách điện tử, thu hút thêm người đọc. 

Thành quả 15 năm đưa sách về cơ sở

Trải qua 15 năm, Đề án đã trang bị cho cơ sở xã, phường, thị trấn ở 63 tỉnh, thành phố 593 đầu sách (bao gồm cả đĩa CD-ROM, CD Audio), với tổng số hơn 14,4 triệu bản in. Trang thư viện điện tử của Đề án (thuviencoso.vn) được xây dựng từ đầu năm 2020, số hóa hơn 400 đầu sách. Những cuốn sách đa dạng về đề tài như: Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, mặt trận và các tổ chức đoàn thể; phổ biến kiến thức chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hóa-xã hội, khoa học kỹ thuật…

Hiệu quả của Đề án được thể hiện thông qua các con số khảo sát: Hơn 75% số cán bộ được hỏi đều đã tiếp cận với các thể loại sách của Đề án; hơn 50% số cán bộ được hỏi đánh giá chất lượng nội dung và hình thức sản phẩm Đề án là tương đối tốt… Các địa phương khi tiếp nhận sách đã phân chia hợp lý theo đối tượng người đọc. Đối với những sách công cụ phục vụ cán bộ, công chức được giữ lại tại trụ sở; những sách phổ biến pháp luật, khoa học thường thức, khuyến nông… được đưa về nhà văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng để phục vụ nhân dân. Ở một số địa phương xuất hiện nhiều cách làm hay, nhiều mô hình phát huy giá trị tủ sách cơ sở như: Hội thi tìm hiểu sách Đề án, mô hình “Điểm sáng pháp luật” đưa sách pháp luật đến doanh nghiệp và các địa điểm công cộng, vận động tặng sách để tủ sách cơ sở thêm phong phú… Tiêu biểu là TP Hồ Chí Minh, toàn thành phố có 1.758 tủ sách cơ sở với 13.921 đầu sách; với nhiều cách làm sáng tạo đã thu hút hơn 1 triệu lượt người đọc.





Người dân thôn Đông, xã Phú Đa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đọc các sách thuộc Đề án. Ảnh do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật cung cấp 

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai, tổ chức thực hiện Đề án vẫn còn một số khó khăn, hạn chế, nổi lên là: Chủ trương tinh giản biên chế, thu gọn đầu mối, nhiều thư viện cấp huyện, cấp xã tiếp tục bị sáp nhập, thậm chí xóa bỏ. Loại hình thư viện, tủ sách, phòng đọc cộng đồng do chính quyền xã quản lý bị cắt kinh phí từ ngân sách, chuyển giao cho cộng đồng quản lý, cơ bản rất khó tồn tại. Ngoài ra còn sự thiếu chủ động trong khai thác, sử dụng, lan tỏa sách; ở nhiều nơi cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu trang thiết bị phục vụ người đọc…

Tiếp tục nâng cao chất lượng Đề án

Để giải quyết những khó khăn, bất cập trong triển khai Đề án, theo bà Nguyễn Hoài Anh, Phó giám đốc, Phó tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật: Cần nâng cao chất lượng nội dung và hình thức sách, mở rộng, tăng cường số lượng và đề tài sách cấp phát cho các địa phương; đầu tư kinh phí bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ người đọc; thường xuyên khảo sát, kiểm tra, đánh giá thực trạng triển khai Đề án tại các tỉnh, thành phố; tăng cường công tác truyền thông trên các cơ quan báo chí và các nền tảng mạng xã hội nhằm giới thiệu mục đích, ý nghĩa của Đề án, những mô hình sử dụng sách có hiệu quả ở cơ sở; khen thưởng, biểu dương các mô hình hay, cách làm thiết thực, hiệu quả góp phần lan tỏa sức hút của Đề án tới cộng đồng.

Đặt trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, chuyển đổi số trở thành một xu thế tất yếu; bên cạnh nhu cầu sử dụng sách giấy truyền thống, cán bộ và nhân dân ở cơ sở còn muốn tiếp cận những sản phẩm của xuất bản số như: Tiếp cận và đọc sách trên internet, mạng xã hội; đọc sách trên các ứng dụng phần mềm… Theo PGS, TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Cần tập trung chú trọng đa dạng hóa các phương thức xuất bản, tăng cường phương thức xuất bản sách điện tử và phổ biến nội dung sách trên các nền tảng số. Đề án cần xuất bản thêm nhiều đầu sách nói, sách hình ảnh, sách đa phương tiện bằng nhiều thứ tiếng phục vụ việc đọc và tra cứu trực tuyến cho cán bộ, các tầng lớp nhân dân ở cơ sở, phục vụ đồng bào các dân tộc thiểu số.

Điều quan trọng nhất để Đề án tiếp tục phát huy mục đích xuyên suốt vẫn là cải tiến, nâng cao chất lượng nội dung các tài liệu của Đề án. Cấp ủy, chính quyền nhiều địa phương kiến nghị: Ban chỉ đạo Đề án nên thường xuyên tổ chức đoàn công tác đi nắm tình hình thực tế tại địa phương để tìm hiểu xem người dân cần đọc sách về lĩnh vực nào, từ đó mới có thể biên soạn những cuốn sách mới có nội dung phù hợp với thị hiếu, trình độ của nhân dân, cán bộ; hạn chế tối đa việc rút gọn những cuốn sách có nội dung không phù hợp.

Nguồn

Cùng chủ đề

Khắc phục bất cập, nâng cao hiệu quả HĐND cấp xã

Bài 1: Nhìn thẳng, nói thật HĐND cấp xã cũng có những chức năng cơ bản: giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương. Mặc dù có vai trò rất lớn, nhưng thực tế hoạt động của HĐND tại nhiều xã trên địa bàn tỉnh Điện Biên...

Thu hút toàn xã hội chăm lo công nhân, người lao động

Hành trình Công đoàn - Xuân 2024 đưa hơn 300 nghìn lượt đoàn viên, người lao động về quê đón Tết. Theo báo cáo của các địa phương, đơn vị, dịp Tết Nguyên đán 2024, hơn 10,5 triệu lượt đoàn viên, người lao động được thụ hưởng các hoạt động chăm...

Ai, bộ, ngành nào không làm sẽ bắt buộc phải làm để triển khai hiệu quả Đề án 06

Chiều 25/1, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ đã tổ chức phiên họp tháng 1/2024. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và đồng chí...

Đề xuất tiếp tục trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn

Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật đã phối hợp với các ban, bộ, ngành và các địa phương triển khai thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở...

Cùng tác giả

Tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Tối nay 12/11, tại Hà Nội, chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với đông đảo bà con nhân dân liên địa bàn dân cư phường Quán Thánh, quận Ba Đình.  Cùng dự có Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí...

Mường Ảng tổng kết diễn tập khu vực phòng thủ và phát động đợt thi đua đặc biệt

Điện Biên TV - Chiều 11/11, huyện Mường Ảng đã tổ chức Hội nghị tổng kết cuộc diễn tập khu vực phòng thủ huyện năm 2024 và phát động phong trào thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Dự hội nghị có đồng chí Giàng Thị Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh. Chủ...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại bản Na Ư

Điện Biên TV - Sáng 9/11, đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Sỹ Quân, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy; đồng chí Lò Thị Minh Phượng, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí Cao Thị Tuyết Lan, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Điện Biên và lãnh đạo một số...

VPUB – Phiên họp UBND tỉnh tháng 11 (lần 1) tiếp tục lấy ý kiến đại biểu vào nội dung dự thảo các Tờ...

VPUB - Phiên họp UBND tỉnh tháng 11 (lần 1) tiếp tục lấy ý kiến đại biểu vào nội dung dự thảo các Tờ trình còn lại Dienbien.gov.vn - Sáng 12/11, dưới sự điều hành của đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, phiên họp UBND tỉnh tháng 11 (lần 1) tiếp tục lấy ý kiến đại biểu vào nội dung dự thảo các Tờ trình còn lại. Page ContentChủ tịch UBND tỉnh...

Đại biểu Quốc hội tỉnh chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Điện Biên TV - Sáng 11/11, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV diễn ra phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, đại biểu Quàng Thị Nguyệt đoàn Điện Biên đặt câu hỏi: Năm 2024, Ngân hàng Nhà nước định hướng tăng...

Cùng chuyên mục

Độc đáo nghệ thuật trang trí trang phục dân tộc Lào

Người Lào cư trú tập trung tại 16 bản thuộc 9 xã của 2 huyện Điện Biên và Điện Biên Đông. Hiện nay, nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của người Lào tỉnh Điện Biên vẫn duy trì tại hầu hết cộng đồng người Lào. Tiêu biểu trong...

Hơn 30 thí sinh tham dự Hội thi hướng dẫn viên du lịch giỏi năm 2024

Điện Biên TV - Sáng 10/11, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam phối hợp với Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức Khai mạc Hội thi hướng dẫn viên du lịch giỏi năm 2024, nhân sự kiện Năm Du lịch Quốc gia Điện Biên 2024. Các thí sinh tham dự Hội thi. Tham gia hội thi có...

Trao 32 giải thưởng tại Cuộc thi ảnh quảng bá văn hoá dân tộc thiểu số

Điện Biên TV - Tối 9/11, tại Sân hành lễ Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi ảnh quảng bá văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Điện Biên năm 2024. Ban tổ chức trao giải cho các tác giả có tác phẩm đạt giải tại cuộc thi. Sau hơn 5 tháng phát động, cuộc thi...

Trao 32 giải ảnh quảng bá văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Qua 5 tháng triển khai, cuộc thi ảnh quảng bá văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 đã có hơn 220 tác phẩm ảnh chất lượng (bao gồm ảnh bộ và ảnh đơn) từ khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước gửi về...

Tập huấn bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú

Tham gia tập huấn có 74 nghệ nhân, học viên là người dân tộc Khơ Mú trú tại bản Kéo, xã Pá Khoang (TP. Điện Biên Phủ). Trong thời gian 3 ngày (9 - 11/11), học viên được truyền đạt các chuyên đề: Công tác bảo tồn, phát huy trang phục...

“Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào” được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Điện Biên TV - Sáng 8/11, UBND huyện Điện Biên tổ chức công bố và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào”. Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Điện Biên trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào”. Theo Quyết định 952...

Ấn tượng triển lãm mỹ thuật Tây Bắc

Triển lãm Mỹ thuật Tây Bắc - Việt Bắc năm 2024. Triển lãm Mỹ thuật Tây Bắc - Việt Bắc lần thứ 29 quy tụ 213 tác phẩm tạo hình của 206 tác giả đến từ 15 tỉnh, gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên...

Huyện Điện Biên công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trước đó, ngày 9/4/2024 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 952/QĐ-BVHTTDL công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có di sản “Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào” ở huyện Điện Biên...

Chương trình nghệ thuật “Điện Biên rực rỡ những sắc màu”

Điện Biên TV - Tối qua 7/11, tại Sân hành lễ Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra chương trình nghệ thuật chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên lần thứ IV, năm 2024. Đại biểu dự chương trình nghệ thuật chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên lần thứ IV. Dự chương trình nghệ thuật có đồng chí Nông Thị Hà, Thứ trưởng, Phó...

Chương trình nghệ “Điện Biên rực rỡ những sắc màu”

Điện Biên TV - Tối qua 7/11, tại Sân hành lễ Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra chương trình nghệ thuật chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên lần thứ IV, năm 2024. Đại biểu dự chương trình nghệ thuật chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên lần thứ IV. Dự chương trình nghệ thuật có đồng chí Nông Thị Hà, Thứ trưởng, Phó...

Tin nổi bật

Tin mới nhất