Powered by Techcity

Điều chỉnh kế hoạch giao đất, giao rừng và cấp GCNQSDĐ đất lâm nghiệp

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lò Văn Tiến phát biểu kết luận hội nghị.

Đến nay, tổng diện tích đã thực hiện rà soát, đo đạc, lập hồ sơ địa chính là 295.835,57ha, trong đó: Đất lâm nghiệp có rừng là 79.618,28ha (đạt 82%); đất lâm nghiệp chưa có rừng 216.217,29ha (đạt 129,4%). 8/10 huyện, thị xã, thành phố đã thực hiện cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp có rừng với diện tích 34.268,8ha (đạt 35,3%) và 7/10 huyện, thị xã, thành phố thực hiện cấp giấy CNQSDĐ lâm nghiệp chưa có rừng với diện tích 24.506,02ha (đạt 14,7%).

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo, tiến độ thực hiện chậm, không đảm bảo yêu cầu về nhiệm vụ, kế hoạch chung của tỉnh. Một số UBND cấp huyện chưa tích cực chỉ đạo, dẫn đến kết quả thực hiện không đảm bảo yêu cầu, cam kết với lãnh đạo UBND tỉnh, Ban chỉ đạo tỉnh.

Tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho tỉnh Điện Biên đến năm 2030: Đất lâm nghiệp là 592.269,0ha (giảm 102.484ha so với số liệu tại Kế hoạch 2783/KH-UBND). UBND tỉnh Điện Biên đã phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất lâm nghiệp cho các huyện, thị xã, thành phố tại Quyết định số 1219/QĐ-UBND ngày 13/7/2022.

Theo kết quả công bố hiện trạng rừng tỉnh Điện Biên năm 2022 và kết quả rà soát diện tích rừng năm 2023: Diện tích đất lâm nghiệp có rừng: 427.025,59ha (gồm đất rừng cao su là 1.908,97ha; đất rừng cây đặc sản 580,67ha; đất rừng ngoài quy hoạch l9.419,46ha; diện tích có rừng điều chỉnh Kế hoạch số 2783/KH-UBND của UBND tỉnh là 415.116,49ha).

Đại diện huyện Điện Biên Đông thảo luận về tiến độ giao đất, giao rừng và cấp giấy CNQSDĐ lâm nghiệp

Căn cứ kết quả rà soát và thống nhất liên ngành đề nghị UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh điều chỉnh chỉ tiêu giao đất, giao rừng cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp giai đoạn năm 2019-2023 theo Kế hoạch 2783/KH-UBND như sau: Tổng diện tích quy hoạch đất lâm nghiệp là 592.269ha; trong đó: Diện tích đất lâm nghiệp có rừng: 415.116,49ha (đã trừ 1.908,97ha đất rừng cao su; đất rừng cây đặc sản 580,67ha; đất rừng ngoài quy hoạch 9.419,46ha). Diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng: 165.243,41ha.

Đại diện các huyện, thị xã, thành phố và thành viên Ban Chỉ đạo đã đánh giá thẳng thắn những hạn chế trong công tác giao đất, giao rừng, cấp GCNQSDĐ thời gian qua. Đó là UBND cấp huyện chưa chủ động trong công tác phối hợp, báo cáo về tiến độ thực hiện; một số huyện đã hoàn thành việc rà soát, đo đạc ngoài thực địa nhưng đến nay chưa hoàn thành xong nội nghiệp và hoàn thiện hồ sơ để trình xác nhận bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính đối với diện tích đo đạc.

Đại diện UBND các huyện đề nghị bổ sung kinh phí để thực hiện chi trả cho các đơn vị tư vấn thực hiện công tác giao đất, giao rừng; cấp phôi giấy CNQSDĐ lâm nghiệp… Đồng thời thảo luận, thống nhất phương án điều chỉnh chỉ tiêu giao đất, giao rừng cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp giai đoạn năm 2019-2023 theo Kế hoạch 2783/KH-UBND. Trong đó huyện Điện Biên Đông, Tuần Giáo, Điện Biên và TP. Điện Biên Phủ đề xuất với Ban Chỉ đạo thay đổi chỉ tiêu giao đất, giao rừng, cấp giấy CNQSDĐ để đảm bảo thống nhất với rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn đến năm 2030 của tỉnh.

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lò Văn Tiến thống nhất tổ chức Hội nghị tổng kết Kế hoạch 2783/KH-UBND vào tháng 3/2024. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho Ban chỉ đạo văn bản gửi Thường trực Huyện ủy, Thành ủy, Thị ủy đề nghị chỉ đạo và đưa vào chương trình công tác của huyện từ nay đến tháng 3/2024, trong đó mục tiêu đến thời điểm tổng kết, các huyện phấn đấu hoàn thành kế hoạch đạt trên 70%. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu xây dựng kế hoạch trình Ban chỉ đạo để thống nhất điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng. Các huyện phải tổ chức giao đất, giao rừng, cấp giấy CNQSDĐ cho các tổ chức, cá nhân trên thực địa. UBND tỉnh đảm bảo đủ kinh phí theo thẩm quyền để các địa phương tổ chức thực hiện.

Nguồn

Cùng chủ đề

Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc Quốc hội làm việc với UBND tỉnh

Từ khi thực hiện Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, đến hết năm 2023 tỉnh Điện Biên đã thực hiện giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lâm nghiệp với tổng diện tích 501.239,96ha. Riêng giai đoạn 2019-2023, tỉnh Điện Biên đã...

Bất cập trong giao đất, giao rừng

Bài 1: “Nút thắt” từ quy hoạch Để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ  rừng và tạo cơ sở pháp lý để tiến tới hoàn thiện việc giao đất, giao rừng, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp, giai đoạn 2006 - 2020 tỉnh thực hiện nhiệm vụ quy hoạch 3 loại...

Giám sát việc giao đất, giao rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Tuần Giáo

Theo kế hoạch, huyện Tuần Giáo phải giao 15.463ha (gồm 8.621ha có rừng và 6.842ha chưa có rừng). Đến nay, diện tích đất lâm nghiệp có rừng đã giao hơn 1.438ha cho 208 chủ rừng là cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân (đạt 16,7% kế hoạch); đất lâm nghiệp...

HĐND tỉnh giám sát việc giao đất, giao rừng tại huyện Tủa Chùa

Đến nay huyện Tủa Chùa đã rà soát, đo đạc tại thực địa hơn 3.402/3.009ha đất lâm nghiệp có rừng; diện tích đã giao, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp có rừng được hơn 2.956/3.009ha (đạt 98,2%); trong đó, giao cho 89 chủ rừng là cộng đồng và 433 chủ rừng là...

HĐND tỉnh Điện Biên trao đổi kinh nghiệm hoạt động với HĐND 3 tỉnh Phoong – Sa – Lỳ, U – Đôm – Xay...

Tại buổi làm việc, đồng chí Lò Văn Phương, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã thông tin khái quát về tỉnh Điện Biên và chia sẻ về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và tình hình hoạt động của HĐND tỉnh. Theo đó, HĐND...

Cùng tác giả

Phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ IV, năm 2024

Điện Biên TV - Chiều 7/11, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh, đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ IV đã chủ trì: Phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ IV, năm 2024. Đại biểu tham dự phiên trù bị của Đại hội. Dự phiên trù bị có đồng chí Lò...

VPUB – Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên lần thứ IV, năm 2024

Dienbien.gov.vn - Sáng 7/11, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa, tỉnh Điện Biên long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên lần thứ IV năm 2024. Dự đại hội có đồng chí: Nông Thị Hà, Thứ trưởng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Về phía tỉnh Điện Biên, có các đồng chí: Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Lê Thành Đô, Phó Bí...

Thảo luận, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị về kinh tế – xã hội

Điện Biên TV - Sáng 7/11, Tổ chuẩn bị dự thảo Báo cáo chính trị về kinh tế - xã hội phục vụ xây dựng Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã họp lần thứ nhất. Đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng tổ dự thảo Báo cáo chủ trì cuộc họp. Dự cuộc họp có đồng...

“Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào” được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Điện Biên TV - Sáng 8/11, UBND huyện Điện Biên tổ chức công bố và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào”. Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Điện Biên trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào”. Theo Quyết định 952...

VPUB – Góp ý, hoàn thiện các dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn...

VPUB - Góp ý, hoàn thiện các dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ Dienbien.gov.vn - Sáng 8/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc rà soát, góp ý đối với các dự thảo Nghị định, Quyết định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường bộ và Luật Trật...

Cùng chuyên mục

Tháo gỡ vướng mắc để phát triển kinh tế

Tại xã Mường Toong, huyện Mường Nhé, việc rà soát các hộ thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất sản xuất còn gặp khó khăn do nhiều hộ gia đình không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc cho, tặng không có văn bản làm căn cứ pháp lý....

Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất vụ đông

Một trong những lĩnh vực thành công nhất trên địa bàn tỉnh Điện Biên thời gian qua là việc liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ nông sản. Các doanh nghiệp cam kết thu mua sản phẩm với giá ổn định, đồng thời cung cấp...

Thanh An đưa khoai lang thành cây đặc sản

Tuy có giá trị kinh tế nhưng nhiều năm qua, cây khoai được trồng theo kinh nghiệm, diện tích manh mún, nhỏ lẻ nên thu nhập mang lại từ cây khoai Thanh An chưa cao. Mong muốn phát triển cây khoai lang theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo sản phẩm...

Ngừng cung cấp điện đối với các cơ sở chế biến dong riềng chưa đủ điều kiện

TP. Điện Biên Phủ Điện Biên TV - Ngày 5/11, UBND thành phố Điện Biên Phủ tổ chức cuộc họp bàn giải pháp quản lý hoạt động chế biến tinh bột dong riềng trên địa bàn. Lãnh đạo thành phố Điện Biên Phủ kết luận cuộc họp. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 12 cơ sở chế biến dong riềng tại các xã Nà Tấu, Nà Nhạn và Mường Phăng, tuy nhiên các cơ sở chưa chấp hành nghiêm các...

Bất nhất giá công bố và giá thị trường

Lãnh đạo Sở Xây dựng thăm dây chuyền sản xuất cát nghiền của Công ty Cổ phần Năng lượng số 6 - Nậm Nhé 2A, tại điểm mỏ Tây Trang 7, xã Na Ư (huyện Điện Biên). Giá thị trường gấp ba giá công bố Để có góc nhìn khách quan hơn về giá...

Chủ động chống hạn cho cây trồng vụ đông

Vụ đông năm nay, gia đình bà Quàng Thị Muôn, bản Chiềng An, xã Thanh An (huyện Điện Biên) trồng gần 500m2 khoai lang. Thiếu nước tưới, diện tích khoai lang của gia đình chậm phát triển và có dấu hiệu khô héo thân, không bén rễ. Trước nguy cơ diện...

Rối ren thị trường cát xây dựng

Bài 1: Người xây nhà gặp khó vì giá cát tăng cao Những công trình thi công dang dở, gặp lúc giá cát xây dựng tăng phi mã, đã đẩy người dân và cả doanh nghiệp vào thế… khóc dở mếu dở, tiến thoái lưỡng nan. “Méo mặt” vì xây nhà Thời gian qua,...

Điện Biên: Nhiều chỉ số giá tiêu dùng tăng

Điện Biên TV - Từ ngày 1/7, Chính phủ đã điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/ tháng lên 2,34 triệu đồng/ tháng. Theo ghi nhận sau gần 5 tháng điều chỉnh lương cơ sở nhiều chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn tỉnh cũng đã tăng theo lương. Ảnh minh họa. Theo số liệu thống kê của Sở Tài chính, 9 tháng qua trong số 11 nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng chính, có...

Giá trâu, bò tiếp tục giảm

Điện Biên TV - Thời gian qua, giá trâu, bò hơi tiếp tục giảm, chưa có dấu hiệu khởi sắc, trong khi chi phí thức ăn chăn nuôi tăng, đầu ra sản phẩm không ổn định... khiến người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn. Toàn tỉnh có tổng đàn trâu, bò khoảng 250 nghìn con, hiện một con bò tùy trọng lượng có giá bán từ 15 đến 20 triệu đồng giảm khoảng 2-3 triệu đồng...

Điện Biên: Nhiều dự án trọng điểm chậm tiến độ so với kế hoạch

Điện Biên TV - Trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên hiện đang tập trung triển khai 25 dự án trọng điểm của tỉnh. Đánh giá chung cho thấy tiến độ thi công các dự án trọng điểm đã có nhiều chuyển biến, song nhìn chung vẫn chậm so với kế hoạch đề ra. Hầu hết các dự án đều chậm so với kế hoạch đề ra. Trong số 25 dự án trọng điểm của tỉnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất