Powered by Techcity

Để nghề truyền thống hòa nhập với hiện đại


Nghệ nhân Hợp tác xã Dệt thổ cẩm bản Pa Xa Lào làm sản phẩm truyền thống.

Các nghề truyền thống được hình thành từ rất lâu trong quá trình phát triển của xã hội nói chung và từng dân tộc nói riêng. Các nghệ nhân nghề truyền thống tạo ra những sản phẩm vừa mang tính hàng hóa, vừa mang tính nghệ thuật và bản sắc của từng dân tộc.

Tại bản Pa Xa Lào, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên nghề dệt thổ cẩm của người Lào đã xuất hiện từ ngày đầu lập bản, đi cùng người dân qua bao thăng trầm của thời gian và tồn tại đến ngày nay. Trải qua hàng chục năm, nghề dệt thổ cẩm vẫn đang được đồng bào dân tộc Lào nơi đây gìn giữ và phát triển như những báu vật giá trị mang đậm bản sắc văn hóa. Năm 2023, bản Pa Xa Lào được UBND tỉnh ra quyết định công nhận làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm dân tộc Lào.

Người Thái ở bản Nà Tấu 1, xã Nà Tấu, TP. Điện Biên Phủ gìn giữ nghề thủ công mây tre đan truyền thống.

Bà Lò Thị Vân, Giám đốc Hợp tác xã Dệt thổ cẩm bản Pa Xa Lào cho biết: “Người phụ nữ dân tộc Lào luôn tự hào về nghề dệt truyền thống của dân tộc mình. Niềm tự hào ấy giúp cho nghề truyền thống này vẫn được lưu giữ và duy trì đến ngày nay dù người dân tộc Lào đã có thay đổi nhiều về trang phục thường ngày. Cũng chính vì vậy, để nghề dệt có thể tồn tại và phát triển trong xu hướng hiện đại như ngày nay cũng cần phải tạo ra các sản phẩm mới, độc đáo và hấp dẫn hơn. Ngoài váy áo truyền thống, Hợp tác xã còn sản xuất thêm các loại túi đeo, khăn… để làm quà tặng, sản phẩm lưu niệm. Các mặt hàng này bán khá chạy, nhất là trong các dịp Hợp tác xã đi tham gia các chương trình Tuần lễ Văn hóa – Du lịch tại các tỉnh bạn, như: TP. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Thanh Hóa”. 

Như dịp đi “Tuần Văn hóa – Du lịch Điện Biên tại TP. Hồ Chí Minh” tháng 12/2023, chúng tôi mang đến nhiều sản phẩm dệt truyền thống đặc sắc của dân tộc mình và nhận được sự quan tâm rất lớn của người dân các tỉnh phía nam. Đặc biệt là sản phẩm khăn truyền thống. Với những hoa văn, họa tiết trang trí độc đáo, màu sắc tươi sáng, các sản phẩm khăn tùy theo kích cỡ, vừa có thể làm khăn quàng cổ vừa có thể làm được khăn trải bàn. Nhiều chiếc khăn còn có thể làm thành tranh, đóng khung làm quà tặng hoặc trưng bày trong nhà cũng rất độc đáo. Chỉ cần trong lúc trò chuyện với khách, mình giải thích cho khách hình dung được những ý nghĩa, hình ảnh hoa văn họa tiết trên từng sản phẩm là được. Cũng tại Tuần Văn hóa này, chúng tôi kết nối được với một đơn vị ở bên Pháp, đặt khoảng 1.000 sản phẩm các loại, dự kiến tháng 8 này sẽ lên Điện Biên để làm việc trực tiếp – Bà Lò Thị Vân chia sẻ.

Mô hình thêu may trang phục dân tộc Mông tại xã Nà Bủng, huyện Nậm Pồ.

Ở xã biên giới Nà Bủng, huyện Nậm Pồ – nơi có gần 100% người Mông sinh sống, nhiều phụ nữ trong xã đã thành lập mô hình thêu may trang phục dân tộc Mông làm hàng hóa. Không chỉ tạo nguồn thu nhập cho gia đình, mô hình ý nghĩa này còn đang góp phần bảo tồn duy trì nghề truyền thống của dân tộc. Dệt, thêu thổ cẩm là nghề truyền thống có từ lâu đời, gắn liền với đời sống hàng ngày và mang đậm nét văn hóa độc đáo của người Mông. Từ lợi thế này, mô hình thêu may trang phục dân tộc Mông của chị em phụ nữ xã Nà Bủng, huyện Nậm Pồ ra đời từ năm 2021, tập hợp các chị em biết thêu thùa, may vá trên địa bàn xã để cùng nhau tạo ra những sản phẩm thổ cẩm đưa bán ra thị trường.

 Chị Tráng Thị Cầu, Chủ nhiệm Mô hình thêu may trang phục dân tộc Mông, xã Nà Bủng, huyện Nậm Pồ cho biết: “Sản phẩm thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông được thực hiện qua nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của đôi bàn tay người phụ nữ như là trồng lanh, se sợi, in sáp, nhuộm chàm và thêu thùa… Ngoài bộ trang phục truyền thống, hiện nay, chị em còn cách tân thành nhiều kiểu dáng, mẫu mã để phù hợp với lứa tuổi, vóc dáng và mục đích sử dụng, nhưng vẫn giữ được nét truyền thống độc đáo của trang phục dân tộc Mông. Cùng với việc, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, các sản phẩm thổ cẩm của phụ nữ xã Nà Bủng không chỉ phục vụ nhu cầu tại địa phương mà còn được ưa chuộng và sử dụng tại nhiều nước như Thái Lan, Mỹ… Trung bình mỗi năm, nghề may trang phục truyền thống đem lại thu nhập cho các hội viên từ 30 – 50 triệu đồng”.

Nghề thêu giày của người Hoa (Xạ Phang) được công nhận là nghề truyền thống năm 2023.

Dưới bàn tay khéo léo của chị em phụ nữ dân tộc Mông, từng đường kim, mũi chỉ trau chuốt đã tạo nên những sản phẩm thổ cẩm độc đáo và đẹp mắt. Vừa giúp chị em phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo vừa là cơ hội để huyện Nậm Pồ giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu để khai thác phát triển du lịch trong thời gian tới. Bà Trần Thị Yến, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Nậm Pồ cho biết: “Lúc đầu chỉ có 10 – 20 chị nhưng bây giờ mô hình đã lên được 30 chị và hàng năm sản phẩm bán ra càng nhiều và kết nối càng nhiều. Cùng với đó chúng tôi cũng hướng dẫn cho các chị trong mô hình, đặc biệt là chị chủ nhiệm bằng hình thức là ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối qua facebook, zalo, quảng bá qua các trang thông tin điện tử. Hoặc cho chị tham gia các cuộc thi khởi nghiệp, đồng hành với các huyện, cuộc thi ở tỉnh để chị học hỏi thêm mô hình hay, cách làm hay để tiếp tục phát triển mô hình của mình”.

Người Lào ở bản Na Sang 1 dệt vải theo phương pháp truyền thống.

Ngoài ra, hiện nay còn không ít những nghề truyền thống đã có bước chuyển mình theo dòng chảy của thời gian. Ví dụ như nghề làm bánh khẩu xén truyền thống tại TX. Mường Lay đã sản xuất ra các loại bánh làm từ sắn hoặc làm từ gạo, với hương vị ngọt hoặc ít đường tùy theo nhu cầu của khách sử dụng. Điều đó cho thấy, bên cạnh những sản phẩm truyền thống, các làng nghề, nghề truyền thống đã và đang từng bước hòa nhập nhưng không hề hòa tan trong xu thế phát triển của xã hội. Các sản phẩm của họ tuy có cải tiến, thay đổi mẫu mã nhưng tựu chung vẫn giữ được hồn cốt của dân tộc, vẫn là những sợi dây lưu giữ, kết nối, lan tỏa văn hóa truyền thống của dân tộc tới cộng đồng.



Nguồn: https://baodienbienphu.com.vn/tin-tuc/van-hoa/216441/de-nghe-truyen-thong-hoa-nhap-voi-hien-dai

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Tối và đêm nay, Hà Nội tiếp tục mưa to, cảnh báo ngập lụt khu vực nội thành

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều nay (7/9), do ảnh hưởng của bão số 3, khu vực nội thành Hà Nội đang có mưa to đến rất to. Dự báo trong 3-6 giờ tới, khu vực nội thành Hà Nội và các vùng lân cận vẫn tiếp tục có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến trong khoảng từ 50-90mm, có nơi trên 130mm. Cảnh báo, đợt mưa này có khả năng sẽ gây...

Hà Nội: Gió mạnh “quật ngã” người đi đường, cây xanh bật gốc đổ la liệt

(Dân trí) – Ảnh hưởng của cơn bão Yagi, mưa lớn kèm gió mạnh “quật ngã” người đi đường ở Hà Nội. Nhiều cây xanh bật gốc đổ la liệt khắp đường phố. Hà Nội: Người đi xe máy loạng choạng, bị gió “quật ngã” giữa đường (Video: Hữu Nghị – Minh Nhân). Trưa 7/9, ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 (Yagi) khiến Hà Nội xuất hiện mưa lớn và gió giật mạnh. Các phương tiện lưu thông...

Tủa Chùa đảm bảo an toàn hành lang lưới điện khu vực dân sinh

Điện Biên TV - Thời gian qua, cùng với việc nâng cao chất lượng quản lý vận hành, thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng lưới điện, Điện lực Tủa Chùa đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân cùng chung tay bảo vệ an toàn hành lang lưới điện, đặc biệt là tại khu vực dân sinh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chú ý bảo vệ hành lang an toàn lưới điện là...

Thích ứng với nền kinh tế số

https://www.youtube.com/watch?v=ySWkFUSNfNw Điện Biên TV - Hướng đến mục tiêu trở thành doanh nghiệp số, thời gian qua, Điện lực Điện Biên đã tập trung cung cấp các dịch vụ trực tuyến, tiếp tục hỗ trợ người dân cài đặt các ứng dụng, cũng như tự động hóa các quy trình. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả vận hành và chăm sóc khách hàng cũng như tăng tính cạnh tranh, thích ứng tốt hơn với nền kinh tế số. Thời...

Đẩy mạnh số hóa trong hoạt động bảo tàng

https://www.youtube.com/watch?v=25F1cG0oWyc Điện Biên TV - Hiện nay, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, vận hành và quảng bá các tài liệu, hiện vật, đã được Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đẩy mạnh thực hiện. Qua đó đã mang lại nhiều trải nghiệm mới mẻ cho đông đảo du khách. Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ hiện lưu giữ, trưng bày khoảng 7.000...

Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh số hóa trong hoạt động bảo tàng

https://www.youtube.com/watch?v=25F1cG0oWyc Điện Biên TV - Hiện nay, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, vận hành và quảng bá các tài liệu, hiện vật, đã được Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đẩy mạnh thực hiện. Qua đó đã mang lại nhiều trải nghiệm mới mẻ cho đông đảo du khách. Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ hiện lưu giữ, trưng bày khoảng 7.000...

Tuần Giáo: Tổ chức các hoạt động chào mừng Quốc khánh 2/9

Điện Biên TV - Sáng 2/9, Trung tâm Văn hóa - Truyền thanh - Truyền hình huyện Tuần Giáo tổ chức chương trình văn nghệ “Vui Tết Độc lập - Nhớ ơn Bác Hồ”, chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Thi giã bánh dày của người Mông. Với 15 tiết mục văn nghệ đặc sắc, ca ngợi quê hương, đất nước, Đảng quang vinh, Bác Hồ kính yêu, ca ngợi truyền thống, lịch...

Chương trình “Những ngày Hà Nội tại tỉnh Điện Biên” sẽ diễn ra từ ngày 13-15/9

Điện Biên TV - Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình "Những ngày Hà Nội tại tỉnh Điện Biên" diễn ra từ ngày 13/9 đến 15/9/2024.   Chương trình gồm các hoạt động: Dâng hương, dâng hoa Đền thờ liệt sĩ tại chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang Liệt sĩ A1, thăm một số di tích lịch sử cách mạng của tỉnh Điện Biên; chào xã...

Các điểm di tích đón gần 6.300 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 2/9

Điện Biên TV - Theo thông tin từ Ban Quản lý Di tích tỉnh Điện Biên, trong 3 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 2/9, Quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ đã đón gần 6.300 lượt khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử. Khách du lịch tham quan tại Hầm Đờ-cát-tơ-ri. Trong tổng số gần 6.300 lượt khách tới tham quan các điểm di tích lịch sử có...

Trải nghiệm mới tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Điện Biên TV - Dịp nghỉ lễ 2/9, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã mang đến những trải nghiệm mới về công nghệ để tăng sự hấp dẫn, thu hút du khách đến tham quan. Một trong những trải nghiệm hấp dẫn tại Bảo tàng là game thực tế ảo VR. Thông qua phần mềm giả lập trận đánh của Chiến dịch Điện Biên Phủ và sử dụng kính VR, bộ điều khiển cầm tay..., người...

Triển lãm và ra mắt sách ảnh “70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ – Vang mãi bản hùng ca”

Điện Biên TV - Chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sáng 2/9, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ phối hợp với nhiếp ảnh gia Nguyễn Á tổ chức Triển lãm và ra mắt sách ảnh “70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Vang mãi bản hùng ca". Dự buổi triển lãm có đồng chí Giàng Thị Hoa, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó...

Khai mạc Triển lãm và ra mắt Sách ảnh 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Dự khai mạc có các đồng chí: Giàng Thị Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh; Lò Thị Minh Phượng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo một số sở,...

Chương trình nghệ thuật “Khát vọng hùng cường”

Điện Biên TV - Tối 1/9, tại Sân hành lễ Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Khát vọng hùng cường”, chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Khát vọng hùng cường” được chia thành 2 phần: Khát vọng non sông; Điện Biên cất cánh - hội nhập, với 12 tiết...

Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chương trình nghệ thuật mang chủ đề  “Khát vọng hùng cường” do nghệ sĩ, diễn viên Đoàn Nghệ thuật tỉnh và Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh biểu diễn. Chương trình có 2 phần: Phần I - Khát vọng non sông; phần II - Điện Biên cất cánh và hội...

Hang động Chua Po, huyện Tủa Chùa được xếp hạng hang động cấp tỉnh

Điện Biên TV - Tối 31/8, tại không gian chợ phiên thị trấn Tủa Chùa, UBND huyện Tủa Tùa đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh đối với hang động Chua Po, xã Lao Xả Phình và Quyết định công nhận điểm du lịch chợ phiên Tủa Chùa của UBND tỉnh Điện Biên. Dự buổi lễ có đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí...

Tin nổi bật

Tin mới nhất