Powered by Techcity

Đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong xây dựng thể chế

Còn tình trạng chậm ban hành, ban hành văn bản pháp luật không khả thi

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (đoàn Bình Dương) cho biết, khi tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 5, nhiều doanh nghiệp phản ánh doanh nghiệp khi làm chậm, làm sai so với quy định của pháp luật thì Nhà nước xử phạt chế tài rất nghiêm nhưng trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật thì chưa có chế tài cụ thể và đủ mạnh.

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết quan điểm và giải pháp đối với vấn đề không ban hành, chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật hoặc ban hành văn bản pháp luật không khả thi.


Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (đoàn Bình Dương) chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Ảnh: QH.

Có chung mối quan tâm, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (đoàn Bình Thuận) cho biết, theo báo cáo, hiện nay vẫn còn 13/129 văn bản quy định chi tiết của luật, nghị định đã có hiệu lực pháp luật trong nhiệm kỳ này nhưng vẫn chưa ban hành các văn bản cụ thể, cá biệt có văn bản còn nợ tới 2 năm 9 tháng. Trong khi đó, một số văn bản theo đánh giá chất lượng chưa đảm bảo, vừa ban hành thời gian ngắn đã sửa đổi, bổ sung hoặc không có hiệu lực thi hành do không phù hợp với luật và thực tiễn hoặc có bất cập, vướng mắc, cản trở sự phát triển.

“Vậy trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong vấn đề xây dựng thể chế này như thế nào và trách nhiệm của các vị bộ trưởng, trưởng ngành trong vấn đề trên và hướng giải pháp trong thời gian tới?”, đại biểu đặt vấn đề.

Trả lời chất vấn của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết đã tồn tại nhiều năm, chúng ta đã có nhiều cố gắng và giải pháp nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết được triệt để.

Trong đó, năm 2023, theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện còn nợ 12 văn bản đối với các luật, pháp lệnh, nghị quyết đã có hiệu lực pháp luật, giảm 18 văn bản so với năm 2020, tăng 4 văn bản so với năm 2021 và bằng so với năm 2022.

Đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong xây dựng pháp luật

Nêu nguyên nhân, người đứng đầu ngành Tư pháp cho hay, nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, trong đó có sự chưa chủ động, chưa cố gắng và chưa lường hết được của các chủ thể trình các văn bản của các bộ, ngành.

Ngoài ra, còn có một nguyên nhân chủ quan khác là do thời điểm có hiệu lực của một số luật, nghị quyết từ lúc được thông qua đến khi có hiệu lực thi hành tương đối ngắn. 

“Cũng có những văn bản ban hành chậm và có hệ quả”, Bộ trưởng Lê Thành Long nói.


 Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trả lời chất vấn tại phiên họp.

Về nguyên nhân khách quan, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, một số văn bản luật yêu cầu số lượng văn bản quy định chi tiết khá nhiều như Luật Kinh doanh bảo hiểm có đến 37 nội dung giao quy định chi tiết; một số văn bản khó, như nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, an ninh mạng…

Khẳng định Bộ Tư pháp không chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, song Bộ trưởng Lê Thành Long cho hay, Bộ Tư pháp cũng chịu trách nhiệm tham mưu chung cho Chính phủ trong việc thẩm định, rà soát và đôn đốc, kiểm tra việc thi hành. Trong phần chậm trễ của các bộ, các ngành về vấn đề này có trách nhiệm chung của Bộ Tư pháp.

Đề cập đến các giải khắc phục trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, ngoài nghị quyết của Chính phủ, các Chỉ thị, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến công tác xây dựng thể chế liên tục trong các hội nghị, các phiên họp thường kỳ và phiên họp chuyên đề của Chính phủ, Chính phủ có yêu cầu Bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp phụ trách công tác xây dựng pháp luật.

“Hiện đã có 10/28 Bộ trưởng, trưởng ngành phụ trách công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tăng thêm 2 người so với tháng 8/2023”, Bộ trưởng thông tin.

Về chuyên môn, Bộ trưởng Lê Thành Long đề xuất các bộ, ngành trong giai đoạn soạn thảo, ngoài việc thực hiện đầy đủ trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cần tiếp tục cố gắng để xác định rõ các nội dung sẽ quy định trong văn bản quy định chi tiết.

Tương tự như vậy, trong quá trình thẩm tra, thẩm định văn bản, các cơ quan cần phối hợp chặt chẽ với nhau, đối với vấn đề chưa rõ trong các luật, các nghị quyết của Quốc hội thì chưa đề xuất đưa vào chính sách; hạn chế số lượng văn bản bằng cách gộp các nội dung quy định chi tiết có nội dung tương tự để quy định trong một văn bản.

Đặc biệt, Bộ trưởng nhấn mạnh trách nhiệm của việc chậm ban hành văn bản, hệ quả và cuối cùng truy trách nhiệm chính trị, trách nhiệm về chuyên môn, trách nhiệm về hành chính thế nào phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người.

Bộ trưởng Lê Thành Long cho hay, Bộ Chính trị vừa qua đã ban hành những quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và sắp tới công tác xây dựng văn bản.

“Đây sẽ là một kênh cùng với giám sát của Quốc hội, công tác xây dựng pháp luật sẽ tạo được đà phát triển và khắc phục được tốt hơn những tồn tại, hạn chế hiện nay”, Bộ trưởng nói.

Nguồn

Cùng chủ đề

Kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Nông Đức Mạnh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Tổng Bí thư; các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước: Nguyễn Minh Triết, Trương...

HĐND cấp tỉnh sẽ quyết định việc chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên

Một nội dung mà đại biểu Lò Thị Luyến cũng như nhiều ĐBQH tham gia tại những kỳ họp trước đã được Quốc hội, Chính phủ lắng nghe và tiếp thu đó là quy định về thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc...

Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu Phó Thủ tướng Lê Văn Thành

Thủ tướng Phạm Minh Chính, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và gia quyến tại Lễ truy điệu Phó Thủ tướng Lê Văn Thành. Trước đó, từ ngày 24-8, Lễ viếng Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành được tổ chức trang trọng. Tổng Bí...

Tổ chức trọng thể Lễ tang Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành theo nghi thức cấp Nhà nước

Đúng 9h, Lễ viếng Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành bắt đầu. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương,...

Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 124/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023. Nghị quyết nêu rõ, trong tháng 8 và các tháng tiếp theo đến cuối năm 2023, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,...

Cùng tác giả

Tổ chức 02 lớp tập huấn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới về văn hoá cơ sở, xây dựng quy...

Trong 04 ngày, từ ngày 16-17/9 và 19-20/9 tại Trung tâm tổ chức sự kiện Him Lam, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức 02 lớp tập huấn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới về văn hoá cơ sở, xây dựng quy ước và công tác gia đình, năm 2024. Đồng chí Đoàn Văn Chì Phó giám đốc Sở phát biểu khai mạc tại Hội nghị tập huấn Theo đó, lớp thứ nhất được...

Duy trì, phát triển thể thao truyền thống

Nhằm duy trì, phát triển các môn thể thao truyền thống trên địa bàn, các cấp, ngành, địa phương luôn lồng ghép vào các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao được tổ chức vào các dịp lễ, tết, liên hoan, ngày hội, giao lưu… Thông qua đó, đã góp phần giới thiệu, bảo tồn các môn thể thao dân tộc, góp phần thúc đẩy phong trào thể dục thể thao quần chúng, từng bước nâng cao đời...

Điện Biên Đông phổ biến quán triệt các văn bản mới của Đảng

Nội dung được phổ biến, quán triệt gồm: Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; Kết luận số 83 ngày 21/6/2024 của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương,...

Festival thu Hà Nội rút gọn quy mô nhưng vẫn hấp dẫn

Nhiều nội dung thay đổi Festival thu Hà Nội lần thứ 2 - năm 2024 có chủ đề “Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử” là một trong những hoạt động, sự kiện tiêu biểu của thành phố hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -...

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ kiểm tra, đánh giá chất lượng hướng dẫn viên năm 2024

Nhằm kiểm tra, đánh giá toàn diện về kiến thức, phương pháp, kỹ năng nghiệp vụ của hướng dẫn viên để nâng cao năng lực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới. Trong 2 ngày, ngày 17 và ngày 18/9, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã tiến hành tổ chức Kiểm tra, đánh giá chất lượng hướng dẫn viên năm 2024.Tham dự buổi kiểm tra có: Đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp -...

Cùng chuyên mục

Tổ chức 02 lớp tập huấn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới về văn hoá cơ sở, xây dựng quy...

Trong 04 ngày, từ ngày 16-17/9 và 19-20/9 tại Trung tâm tổ chức sự kiện Him Lam, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức 02 lớp tập huấn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới về văn hoá cơ sở, xây dựng quy ước và công tác gia đình, năm 2024. Đồng chí Đoàn Văn Chì Phó giám đốc Sở phát biểu khai mạc tại Hội nghị tập huấn Theo đó, lớp thứ nhất được...

Duy trì, phát triển thể thao truyền thống

Nhằm duy trì, phát triển các môn thể thao truyền thống trên địa bàn, các cấp, ngành, địa phương luôn lồng ghép vào các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao được tổ chức vào các dịp lễ, tết, liên hoan, ngày hội, giao lưu… Thông qua đó, đã góp phần giới thiệu, bảo tồn các môn thể thao dân tộc, góp phần thúc đẩy phong trào thể dục thể thao quần chúng, từng bước nâng cao đời...

Điện Biên Đông phổ biến quán triệt các văn bản mới của Đảng

Nội dung được phổ biến, quán triệt gồm: Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; Kết luận số 83 ngày 21/6/2024 của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương,...

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ kiểm tra, đánh giá chất lượng hướng dẫn viên năm 2024

Nhằm kiểm tra, đánh giá toàn diện về kiến thức, phương pháp, kỹ năng nghiệp vụ của hướng dẫn viên để nâng cao năng lực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới. Trong 2 ngày, ngày 17 và ngày 18/9, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã tiến hành tổ chức Kiểm tra, đánh giá chất lượng hướng dẫn viên năm 2024.Tham dự buổi kiểm tra có: Đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp -...

Giải vô địch Karate quốc gia lần thứ XXXIII năm 2024 sẽ diễn ra tại Điện Biên

Theo đó, Giải vô địch Karate quốc gia lần thứ XXXIII năm 2024 dự kiến diễn ra từ ngày 13 - 22/10/2024 tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh Điện Biên.Giải vô địch Karate quốc gia lần thứ XXXIII năm 2024 với sự tham gia thi đấu khoảng hơn 500 vận động viên đến từ các đội tuyển Karate của các tỉnh, thành, ngành trên toàn quốc. Các hoạt động trong khuôn khổ Giải: Chương trình dâng hương Đền thờ...

Lễ hội Khinh khí cầu, một trong những sự kiện hiện thực hoá chủ đề Năm Du lịch quốc gia – Điện Biên 2024...

Ngày 16 tháng 8 năm 2024, Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã ban hành Kế hoạch số 3634/KH-UBND tổ chức Lễ Chào cờ đặc biệt “Tự hào Việt Nam - Điện Biên Phủ” và Lễ hội Khinh khí cầu năm 2024 “Bay lên Việt Nam! Tự hào 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây là sự kiện lần đầu tiên tổ chức tại tỉnh với nhiều hoạt động hấp dẫn, điểm nhấn đặc biệt.Theo đó, Lễ...

Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng tích cực

Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng trong tháng 8 Chỉ số PMI tháng 8 của ngành sản xuất đạt 52,4 điểm, mặc dù giảm so với mức 54,7 điểm trong tháng 7 nhưng vẫn cho thấy mức cải thiện mạnh mẽ của các điều kiện kinh doanh vào thời điểm giữa quý III, trong đó có những điểm nhấn tích cực là sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng...

Hang động Khó Chua La: Di sản thiên nhiên kỳ thú ở Điện Biên

  VOV.vn Nguồn: https://vov.vn/van-hoa/di-san/hang-dong-kho-chua-la-di-san-thien-nhien-ky-thu-o-dien-bien-post1122513.vov

Tỉnh Điện Biên tham gia Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024

Ngày 20/9, Khai mạc Festival Thu Hà Nội năm 2024 có chủ đề “Thu Hà Nội – Mùa thu lịch sử” do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lich tổ chức tại sân khấu khu vực đền bà Kiệu phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và một số điểm đến du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội.Tham gian Festival Thu Hà Nội có trên 100 gian hàng được chia thành các...

Nhịp cầu nối cấp ủy, chính quyền với nhân dân

Đến nay, huyện Mường Nhé đã tổ chức rà soát, bầu chọn và công nhận 116 người có uy tín trong đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện. Nhìn chung, đội ngũ người uy tín đã được công nhận đều có thái độ, lập trường tư tưởng tốt, gương...

Tin nổi bật

Tin mới nhất