Powered by Techcity

Công sản thừa không được khai thác, sử dụng

Trụ sở Cục Thống kê thành phố Hà Nội cơ sở II (quận Hà Đông) xuống cấp do lâu ngày không sử dụng. Ảnh: Hương Thủy


Trụ sở “phơi nắng, phơi mưa”

Hà Nội, sau khi điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô (từ năm 2008), do hợp nhất các cơ quan, đơn vị (của tỉnh Hà Tây và thành phố Hà Nội) nên nhiều trụ sở không sử dụng và chưa được khai thác.

Ghi nhận của phóng viên Báo Hànộimới trong tháng 10-2023 cho thấy, trụ sở Cục Thống kê thành phố Hà Nội cơ sở II nằm ở vị trí khá đắc địa trên con phố sầm uất Tô Hiệu (quận Hà Đông) đã rơi vào cảnh xuống cấp. Xung quanh khu nhà, cỏ dại mọc, rêu phong bám. Bước vào cổng trụ sở là quán sửa xe máy không rõ “mọc” lên từ bao giờ. Ở bên trong, các phòng làm việc bụi phủ dày. Cách đó không xa là trụ sở Viện Kiểm sát nhân dân cũng trong tình trạng cửa đóng then cài. Do lâu ngày không sử dụng, cơ sở tại đây đã xuống cấp, nhiều khoảng tường bị bong tróc.

Đây cũng là tình trạng xảy ra ở không ít địa phương khác sau khi sáp nhập đơn vị hành chính. Tại tỉnh Thanh Hóa, hiện số cơ sở nhà đất của huyện, thị xã, thành phố dôi dư khá nhiều. Các công trình, tài sản công dôi dư sau sắp xếp các cơ quan, đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh có 3 nhóm, gồm: Trụ sở làm việc cấp xã, trung tâm văn hóa cấp xã, trạm y tế cấp xã, nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố; trụ sở các đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện đã thực hiện sắp xếp; trụ sở các cơ quan trung ương trên địa bàn. Nhìn chung, các cơ sở nhà, đất dôi dư sau khi sắp xếp cơ quan, đơn vị hành chính chưa có phương án xử lý cụ thể; nhiều tài sản không sử dụng trong thời gian dài, đã bị hư hỏng, xuống cấp, hoang phế; việc chuyển đổi công năng sử dụng, bàn giao công trình, tài sản công cho cơ quan, đơn vị khác quản lý, sử dụng chưa nhiều, gây lãng phí tài sản của Nhà nước…

Bộ Tài chính cho biết, trụ sở nhà, đất công để hoang hóa, lãng phí, xuống cấp hiện nay chủ yếu là nhà, đất phải xử lý khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Thực tế việc thực hiện các phương án xử lý nhà, đất khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, đặc biệt là phương án bán, chuyển nhượng còn chậm, dẫn đến một số cơ sở nhà, đất bỏ trống, xuống cấp. Đến nay còn gần 500 cơ sở nhà, đất giai đoạn 2019-2021 dôi dư khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã chưa xử lý.

Trong khi đó, số liệu báo cáo của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương gửi về Bộ Tài chính cho thấy, tổng số cơ sở nhà, đất (bao gồm cả nhà, đất của doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có vốn nhà nước trên 50%) thuộc phạm vi sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, là 266.502 cơ sở. Tính đến ngày 31-8-2023, tổng số cơ sở nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt là 189.524 cơ sở; số cơ sở nhà, đất chưa được phê duyệt là 76.978 cơ sở, trong đó có 34.839 cơ sở nhà, đất thuộc trung ương quản lý, 42.139 cơ sở nhà, đất thuộc địa phương quản lý.

Chưa thống nhất quan điểm giải quyết

Liên quan đến tình trạng trên, theo Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Mai Công Quyền, là do việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất, ngoài quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công còn có quy định của nhiều pháp luật chuyên ngành (về đất đai, nhà ở, quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp…). Vì vậy, trong quá trình triển khai còn có nhiều quan điểm khác nhau, phải trao đổi, thảo luận và xin ý kiến hướng dẫn của Bộ Tài chính cùng các cơ quan liên quan để thống nhất, bảo đảm thận trọng, hiệu quả, đúng quy định.

Trong khi đó, việc hoàn thiện hồ sơ pháp lý về nhà, đất theo quy định pháp luật và chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội tại một số cơ quan, đơn vị còn chưa được quan tâm. Đến nay, còn đơn vị chưa đo đạc, chưa đáp ứng thông tin quy hoạch và gửi hồ sơ đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Điều này ảnh hưởng lớn đến tiến độ lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan, đơn vị.

Đối với các cơ sở nhà, đất do trung ương quản lý trên địa bàn thành phố, tiến độ chuyển giao trụ sở về địa phương sau khi đã di chuyển về trụ sở mới diễn ra chậm, chủ yếu chỉ là trụ sở nhỏ lẻ của các cơ quan, đơn vị trực thuộc bộ, ngành.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cho hay, bên cạnh quy mô sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã lớn, số lượng các trụ sở làm việc dôi dư phải sắp xếp nhiều; thì việc sắp xếp lại, xử lý trụ sở phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của các cơ quan, đơn vị hành chính, phụ thuộc vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Do việc sắp xếp đơn vị hành chính thuộc phạm vi quản lý của địa phương và các đơn vị hành chính của cơ quan trung ương đóng trên địa bàn được làm đồng thời, nên khả năng điều chuyển trụ sở cho các đơn vị khác hầu như không thực hiện được. Muốn bán, chuyển nhượng hoặc thu hồi thì phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng chi tiết, mà việc này cần có thời gian.

Thêm nữa, các cơ sở nhà, đất dôi dư chưa xử lý được phần lớn nằm ở địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; nhiều đơn vị còn thiếu trụ sở nhưng không nằm cùng địa bàn nên cũng không điều chuyển để sử dụng, còn ngay tại địa bàn sắp xếp thì không có đơn vị có nhu cầu tiếp nhận. Chưa kể, thời gian vừa qua thị trường bất động sản trầm lắng, việc bán, chuyển nhượng gặp nhiều khó khăn do ít có nhà đầu tư quan tâm.

Nguyên nhân khác là việc xác định giá đất, giá tài sản còn gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt về phương pháp định giá và thuê các doanh nghiệp thẩm định giá để xác định giá đất, giá trị tài sản; hồ sơ nhà, đất không đầy đủ, lịch sử quản lý, sử dụng phức tạp, việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất liên quan đến nhiều quy định pháp luật, do nhiều cơ quan cùng thực hiện.

Đáng nói, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng nhà, đất và của các cơ quan quản lý chưa cao. Thực tế cũng cho thấy, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công qua thực hiện còn phát sinh một số vướng mắc. Chẳng hạn, một số nội dung về quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa có quy định hướng dẫn cụ thể làm cơ sở thực hiện, như: Trình tự, thủ tục giao tài sản bằng hiện vật cho cơ quan, tổ chức, đơn vị; thẩm quyền quyết định bảo dưỡng, sửa chữa, thuê đơn vị có chức năng quản lý vận hành tài sản công; khai thác tài sản công sau thu hồi…

Ngoài ra, quy định trình tự, thủ tục xử lý tài sản công hiện hành chưa phù hợp, chẳng hạn như việc xử lý tài sản công trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể. Theo quy trình, cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản đề xuất, lập hồ sơ đề nghị xử lý, song không ít trường hợp cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản công không còn tồn tại do đã bị sáp nhập, hợp nhất, giải thể.

Đáng chú ý, việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết đã bộc lộ nhiều vướng mắc. Chẳng hạn, việc lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết theo các tiêu chí như quy định hiện hành gặp nhiều khó khăn do không có cơ sở để đánh giá, chấm điểm đối với từng tiêu chí. Hơn nữa, trong thực tế có một số trường hợp trong quá trình liên doanh, liên kết, vì lý do bất khả kháng, không thể tiếp tục thực hiện nên đề nghị chấm dứt hợp đồng trước hạn. Trong khi hiện không có quy định cụ thể cho trường hợp này, dẫn đến lúng túng trong xử lý.

(Còn nữa)

Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Năm 2024 Điện Biên đón lượng khách du lịch cao nhất từ trước đến nay

Theo báo cáo của Ban Tổ chức Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên 2024, các hoạt động của Năm Du lịch Quốc gia, gắn với Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo ra sức hút mạnh mẽ, lần đầu tiên, Điện Biên đón lượng khách du lịch cao nhất đạt gần 02 triệu lượt, khách du lịch quốc tế đạt 11.500 lượt; tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 3.300 tỷ...

VPUB – Trao Huân chương Hữu nghị, Huy chương Hữu nghị của Chính phủ Lào cho các tập thể, cá nhân tỉnh Điện Biên

Dienbien.gov.vn - Sáng nay (25/12), tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ lịch sử (tỉnh Điện Biên), thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, đoàn Đại biểu tỉnh Phong-Sa-Ly đã long trọng tổ chức trao Huân chương Hữu nghị, Huy chương Hữu nghị của Chính phủ Lào tặng các tập thể, cá nhân tỉnh Điện Biên.Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Chính phủ Lào, đồng...

Giải Ảnh báo chí ‘Khoảnh khắc vàng’ năm 2024: Vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc

ZaloFacebookTwitterLưu bài viếtBản inCopy link Ngày 25/12, tại Trụ sở Trung tâm Thông tấn quốc gia, Thông tấn xã Việt Nam tổ chức lễ trao Giải Ảnh báo chí “Khoảnh khắc vàng” lần thứ VII năm 2024. Ở thể loại ảnh đơn, Giải Nhất thuộc về tác phẩm: “Âm nhạc gắn kết mọi người” của tác giả Phạm Tuấn Anh (Hà Nội). Ở thể loại ảnh bộ, Ban Tổ chức đã trao Giải Nhất cho chùm ảnh “Bộ đội dầm mình trong...

Lễ hội Hoa Ban 2025 – Nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn

UBND tỉnh Điện Biên vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội Hoa Ban 2025 và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VIII.Theo đó, các hoạt động trọng tâm được tổ chức từ ngày 13/3 - 16/3/2025 tại thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên; khai mạc Lễ hội vào lúc 19h30 ngày 14/3/2025 tại Quảng trường 7-5. Trong khuôn khổ Lễ hội và Ngày hội diễn...

Đánh giá tiến độ thực hiện các dự án thuộc Đề án tổng thể các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện...

Điện Biên TV - Chiều 22/12, dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Quốc Cường, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ và đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo thực hiện các dự án thuộc Đề án tổng thể các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tổ chức Hội nghị đánh giá về tiến độ và...

Cùng chuyên mục

Huyện Mường Chà khởi công Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia

Điện Biên TV - Chiều 23/12, tại bản Pú Chả, xã Mường Mươn, UBND huyện Mường Chà đã tổ chức Lễ khởi công Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia thuộc Chương trình “Bừng sáng Điện Biên”. Dự buổi lễ có đồng chí Phạm Đức Toàn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đồng chí Lò Văn Mừng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy. Các đại...

Hội thảo về phát triển cà phê tại Mường Ảng

Điện Biên TV - Sáng 23/12, UBND huyện Mường Ảng tổ chức Hội thảo về phát triển cà phê và gặp mặt những hộ dân trồng cà phê trên địa bàn huyện Mường Ảng năm 2024. Dự hội thảo có đồng chí Giàng Thị Hoa, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lò Văn Tiến phát biểu tại hội thảo. Tại...

Huyện Điện Biên khởi công Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia

Điện Biên TV - Chiều 18/12, tại xã Mường Lói, huyện Điện Biên đã diễn ra Lễ khởi công Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia thuộc Chương trình “Bừng sáng Điện Biên”. Dự buổi lễ có đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Lò Thị Minh Phượng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí Cao Thị Tuyết Lan, Ủy...

Phản biện xã hội Dự thảo Đề án về bảo vệ và phát huy giá trị cánh đồng Mường Thanh

Điện Biên TV - Chiều 16/12, đồng chí Mùa A Vảng, Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã chủ trì Hội nghị phản biện xã hội Dự thảo Đề án bảo vệ và phát huy giá trị cánh đồng Mường Thanh. Đồng chí Mùa A Vảng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh kết luận hội nghị. Các đại biểu dự hội nghị đã nghe...

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan Phát triển Pháp

Điện Biên TV - Chiều 12/12, đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chủ trì buổi làm việc với Đoàn công tác của Cơ quan Phát triển Pháp AFD tại Việt Nam về thực hiện các dự án do AFD tài trợ trên địa bàn tỉnh. Toàn cảnh chương trình làm việc. Báo cáo tình hình thực hiện Dự án Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm nhằm...

Cục Thuế tỉnh trao thưởng Chương trình “Hóa đơn may mắn”

Điện Biên TV - Chiều 6/12, Cục Thuế tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ trao thưởng Chương trình “Hóa đơn may mắn” quý III/2024. Lãnh đạo Cục Thuế tỉnh trao thưởng cho hộ kinh doanh trúng giải Nhất quý III/2024. Chương trình “Hóa đơn may mắn” được triển khai trên toàn quốc, nhằm khuyến khích và tạo thói quen tiêu dùng văn minh đó là lấy hóa đơn khi mua hàng. Tại tỉnh Điện Biên, Chương trình “Hóa đơn may...

Hội thảo giới thiệu về các biện pháp phòng vệ thương mại

Điện Biên TV - Sáng 18/11, Sở Công thương phối hợp với Cục phòng vệ Thương mại, Bộ Công thương tổ chức Hội thảo giới thiệu về các biện pháp phòng vệ thương mại. Dự hội thảo có ông Trịnh Anh Tuấn, Cục Trưởng Cục phòng vệ Thương mại. Đại biểu tham dự hội thảo. Tại Hội thảo, gần 100 đại biểu là đại diện lãnh đạo và chuyên viên các sở, ngành thành viên Tiểu ban Hội nhập quốc tế...

Hội nghị toàn thể chương trình hỗ trợ quốc tế ISG 2024

Điện Biên TV - Sáng 6/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị toàn thể chương trình hỗ trợ quốc tế (ISG) năm 2024 “Định hướng ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi cho ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2026-2030”. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị. Điểm cầu tỉnh Điện Biên. Tại hội nghị, các...

Bộ trưởng Bộ Tài chính làm việc với các cơ quan thuộc khối Tài chính

Điện Biên TV - Chiều 2/11, Đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với các cơ quan thuộc khối Tài chính tỉnh Điện Biên gồm: Cục Hải quan tỉnh; Sở Tài chính; Cục Thuế tỉnh và Kho bạc Nhà nước tỉnh. Tham gia cùng đoàn về phía tỉnh Điện Biên có đồng chí Lê Thành...

Bảo vệ rừng từ ý thức, trách nhiệm mỗi người dân

Theo dự báo, thời tiết trong mùa khô tiếp tục nắng nóng kéo dài, khô hanh, đặc biệt giai đoạn cao điểm từ tháng 1 đến tháng 4/2025. Điều kiện thời tiết cực đoan làm gia tăng nguy cơ cháy rừng, đặt ra nhiều thách thức cho công tác PCCCR. Địa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất