Powered by Techcity

Cây dược liệu còn khó “đầu ra”

Người dân xã Chung Chải, huyện Mường Nhé chăm sóc cây dổi xanh.

Với khoảng 70% diện tích đất tự nhiên là đất nông, lâm nghiệp và điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, tỉnh Điện Biên có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây dược liệu, như sa nhân, thảo quả, sâm Ngọc Linh, quế… Thời gian qua, một số huyện: Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Nhé và Nậm Pồ đã tận dụng các lợi thế để phát triển thành vùng trồng cây dược liệu. Bên cạnh việc phát triển theo kế hoạch, quy hoạch thì diện tích cây dược liệu tăng mạnh do người dân trồng tự phát.

Mường Nhé là một trong những huyện có diện tích cây sa nhân lớn (hơn 300ha) và được kỳ vọng giúp người dân xóa đói, giảm nghèo. Song phần lớn diện tích sa nhân do người dân trồng tự phát, sản phẩm chủ yếu bán cho thương lái nên giá bán bị phụ thuộc. Có năm giá cao, nhưng có vụ giá rất thấp, thậm chí thu hoạch không đủ tiền công nên nhiều người trồng còn không thu hoạch. Theo nhận định của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Nhé, một phần nguyên nhân là do diện tích trồng sa nhân trên địa bàn huyện ngày càng tăng trong khi tiểu thương, doanh nghiệp thu mua hạn chế và phụ thuộc thị trường Trung Quốc.

Chị Hồ Thị Kía, bản Nậm Pố 2, xã Mường Nhé cho biết: Năm 2018, gia đình trồng hơn 5.000m2 cây sa nhân dưới tán rừng. Mấy vụ đầu trồng không đủ bán, giá rất cao, thương lái đến tận nhà mua. Nhưng từ khi dịch Covid-19 xảy ra đến nay, Trung Quốc dừng thu mua thì giá cả rất thấp, thậm chí không có người mua. Vụ thu hoạch năm 2022 – 2023, giá sa nhân quả tươi có 14 nghìn đồng/kg, trước đây 50 – 60 nghìn đồng/kg, nên gia đình tôi và nhiều hộ dân không thu hoạch.

Chị Hồ Thị Kía, bản Nậm Pố 2, xã Mường Nhé chăm sóc vườn cây sa nhân.

Huyện Tuần Giáo cũng có thế mạnh phát triển cây dược liệu. Hiện nay, tổng diện tích trồng cây dược liệu chính trên địa bàn huyện gần 498ha. Một số hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư trồng cây sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu và một số cây dược liệu có giá trị. Tuy nhiên, sản phẩm cây dược liệu chủ yếu tiêu thụ dưới dạng thô thông qua thương lái, các điểm thu mua nhỏ, lẻ; sau thu hoạch chủ yếu được người dân bán tươi, sấy thủ công.

Ông Giàng Chứ Phình, người dân xã Tỏa Tình, cho biết: Gia đình trồng cây sơn tra với mong muốn phát triển kinh tế gia đình. Cây sơn tra vướng mắc đầu ra, năm nào được giá thì mất mùa, còn năm được mùa sơn tra thì giá xuống thấp. Người dân sau khi thu hoạch chủ yếu đem xuống đường ngồi bán, được cân nào hay cân ấy. Gần đây, chính quyền huyện Tuần Giáo và xã Tỏa Tình đã vận động người dân và tạo điều kiện thành lập hợp tác xã để thu mua quả sơn tra khi người dân thu hoạch rồi chế biến thành nhiều sản phẩm khác, nhưng chưa như kỳ vọng.

Người dân xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo thu hoạch táo mèo.

Hiện nay, cây dược liệu có tại hầu hết các huyện trong tỉnh, với diện tích hơn 2.180ha; trong đó cây quế 1.021ha, sa nhân 849ha, sơn tra 208ha, thảo quả 95ha… Quy mô, diện tích trồng cây dược liệu chưa lớn; sản lượng, số lượng loài dược liệu đang gây trồng, phát triển trên địa bàn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng dược liệu cũng như tiềm năng, lợi thế về diện tích rừng và đất lâm nghiệp. Hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển cây dược liệu như: Đường giao thông, hệ thống cấp điện, tưới tiêu, cơ sở nhân ươm giống, thu gom và chế biến sản phẩm còn hạn chế; chưa hình thành được vùng trồng dược liệu tập trung, quy mô lớn; nguồn lực đầu tư còn hạn hẹp.

Bà Mai Hương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: Đầu ra sản phẩm không ổn định, còn phụ thuộc vào thương lái thu mua để đưa về các tỉnh miền xuôi hoặc xuất sang thị trường Trung Quốc. Có năm thương lái thu mua rất nhiều, giá cao, không đủ sản phẩm để bán nhưng cũng có năm sản phẩm sơ chế ra không có người thu mua hoặc mua với giá rất thấp. Trong quá trình phát triển cây dược liệu, chưa hình thành được mối liên kết giữa doanh nghiệp và người dân để duy trì và phát triển diện tích dược liệu đã trồng; các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư chế biến bởi sản lượng dược liệu chưa đủ lớn, không ổn định. Trên địa bàn tỉnh hiện có 5 cơ sở thu mua, chế biến lâm sản ngoài gỗ (sả Java, sơn tra, bách bộ, bảy lá một hoa, bình vôi…) với quy mô nhỏ.

Người dân thị trấn Tủa Chùa, huyện Tủa Chùa phát triển mô hình cây dược liệu cà gai leo.

Tỉnh Điện Biên đã xây dựng phương án phát triển vùng trồng dược liệu quý trên địa bàn giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, sẽ phát triển vùng trồng cây dược liệu quý có quy mô, diện tích vùng dược liệu khoảng gần 4.000ha. Với mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị của cây dược liệu, từng bước tạo chuyển biến về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương từ canh tác, sản xuất nông nghiệp.

Giải pháp đầu ra cho cây dược liệu được tỉnh xác định là mời gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất dược liệu, để thúc đẩy dược liệu hàng hóa; khuyến khích hình thức liên kết sản xuất doanh nghiệp với người dân thông qua cầu nối là các hợp tác xã. Thu hút đầu tư chế biến sản phẩm, nhất là chế biến sâu, qua đó góp phần tiêu thụ sản phẩm cho người dân và nâng cao giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, quản lý chặt chẽ việc người dân trồng tự phát, không theo quy hoạch, kế hoạch, dẫn đến rủi ro và gặp khó khăn đầu ra sản phẩm.

Lãnh đạo huyện Tuần Giáo kiểm tra mô hình trồng sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện.

Ngoài ra, việc phát triển cây dược liệu phải có quy hoạch chặt chẽ, không nên thực hiện đại trà mà phải phù hợp với đặc điểm, tiềm năng và lợi thế của từng địa phương, có lợi thế cạnh tranh trong sản xuất, tiêu thụ tránh tình trạng phát triển tràn lan, được mùa mất giá. Làm tốt công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Phát triển, hoàn thiện các sản phẩm dược liệu gắn với Đề án OCOP; phát triển dược liệu gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng để thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư.

Nguồn

Cùng chủ đề

Nghịch lý giá trâu, bò… từ chuồng ra chợ

Theo ghi nhận của phóng viên, trước tháng 11/2021, giá bò hơi đang ở mức 110.000 - 120.000 đồng/kg nhưng từ cuối năm 2021, giá bò hơi đã giảm xuống 90.000 đồng rồi 80.000 đồng và đến thời điểm hiện tại chỉ còn 60.000 - 70.000 đồng/kg. Giá bò hơi hiện...

Hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế cho người dân

Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, từ đầu năm đến nay, người dân xã Leng Su Sìn (huyện Mường Nhé) đã được hỗ trợ các loại cây giống để phát triển sản xuất lâm nghiệp. Từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia Phát...

Để cán bộ thực sự là “công bộc của dân”

Đến trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã Tả Phìn (huyện Tủa Chùa), chúng tôi rất thiện cảm với hình ảnh CBCC, nhất là ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả luôn vui vẻ và tận tình giải thích cho người dân về những vấn đề họ thắc mắc,...

Nâng cao ý thức, phòng tránh tai nạn điện

Vụ tai nạn điện đáng tiếc xảy ra vào khoảng 12 giờ, ngày 15/7, tại xã Ẳng Nưa (huyện Mường Ảng) khiến anh V.Đ.D (thị trấn Mường Ảng) tử vong như một hồi chuông cảnh báo về việc chấp hành an toàn điện trong nhân dân. Dù vị trí câu cá...

Gỡ “điểm nghẽn” trong thu hút đầu tư

Xác định môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, thông thoáng là yếu tố cốt lõi tạo niềm tin đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành tăng cường tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu...

Cùng tác giả

Ngày mùng 4 Tết trên cánh đồng Mường Thanh

Điện Biên TV - Sáng sớm ngày mùng 4 tết Ất Tỵ, trong làn sương mờ buổi sớm, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Điện Biên đã tranh thủ xống đồng để tỉa dặm, đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt; mang theo ước vọng về một vụ lúa bội thu. Nông dân huyện Điện Biên tỉa dặm cho lúa. Do thời điểm xuống giống xảy ra rét đậm, dẫn đến cây lúa chậm phát triển, nên...

Ấn tượng đêm khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch huyện Tuần Giáo

Điện Biên TV - Tối 31/1, UBND huyện Tuần Giáo đã tổ chức Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch năm 2025. Dự Khai mạc có các đồng chí: Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Lò Văn Phương, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Đức Toàn, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Lò Thị Luyến, Phó trưởng đoàn Phụ...

Mùa Xuân bên dòng Nậm Rốm

Điện Biên TV - Dòng sông Nậm Rốm từ lâu đã gắn bó mật thiết với đời sống của người dân Điện Biên. Con sông không chỉ mang ý nghĩa lịch sử mà còn là nguồn sống nuôi dưỡng biết bao thế hệ. Mùa Xuân mới lại về trên mọi miền Tổ quốc và cả bên dòng Nậm Rốm huyền thoại. Dòng sông Nậm Rốm từ lâu đã gắn bó mật thiết với đời sống của người dân Điện Biên. Trải...

Khai mạc Hội xuân Điện Biên Đông lần thứ 9 năm 2025

Điện Biên TV - Sáng 30/1, tại thị trấn Điện Biên Đông, UBND huyện Điện Biên Đông đã khai mạc Hội xuân năm 2025, với điểm nhấn nổi bật là nội dung đấu bò truyền thống. Tới dự có đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Lò Văn Phương, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ...

Ngày xuân đi đền Hoàng Công Chất

Điện Biên TV - Đi lễ đầu năm đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Bởi vậy, ngay từ ngày đầu tiên của năm mới Ất Tỵ 2025, hàng ngàn người dân Điện Biên và các tỉnh lân cận đã đến dâng hương tại Đền Hoàng Công Chất, xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên để nguyện cầu cho gia đình một năm mới mạnh khỏe, bình an và hạnh phúc. Người dân...

Cùng chuyên mục

Ngày mùng 4 Tết trên cánh đồng Mường Thanh

Điện Biên TV - Sáng sớm ngày mùng 4 tết Ất Tỵ, trong làn sương mờ buổi sớm, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Điện Biên đã tranh thủ xống đồng để tỉa dặm, đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt; mang theo ước vọng về một vụ lúa bội thu. Nông dân huyện Điện Biên tỉa dặm cho lúa. Do thời điểm xuống giống xảy ra rét đậm, dẫn đến cây lúa chậm phát triển, nên...

Kinh tế xã hội – Ấn tượng và thách thức

https://www.youtube.com/watch?v=Ul6o5gwP-x0 Điện Biên TV - Một năm khởi đầu bằng mùa xuân và mùa xuân luôn đem lại sự tươi mới, sức sống và tràn đầy hy vọng. Khép lại một năm đầy ấn tượng với nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, đây là tiền đề, động lực tỉnh Điện Biên tiếp tục vượt qua những thách thức tạo nên bứt phá trong năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh...

Cảnh báo tình trạng mạo danh nhân viên điện lực chiếm đoạt tài sản

Điện Biên TV - Trong thời gian gần đây, tình trạng kẻ gian mạo danh nhân viên ngành Điện nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ngày càng gia tăng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng. Những kẻ mạo danh thường gọi điện đến khách hàng, tự xưng là nhân viên ngành Điện, thông báo khách hàng thanh toán tiền điện, và yêu cầu khách hàng truy cập các đường link lạ để cài đặt các...

Mùa xuân về trên các thôn, bản nông thôn mới

Điện Biên TV - Trong bức tranh nhiều màu sắc của mùa xuân mới, Nhân dân các xã, bản nông thôn mới trên địa bàn huyện Điện Biên như được nhân thêm niềm vui bởi diện mạo nông thôn được đổi mới, các tuyến đường được nhựa hóa, bê tông hóa; những ngôi nhà kiên cố, khang trang… Sự đổi thay ấy đang hiện diện rõ nét làm cho người người, nhà nhà hân hoan trong niềm vui và...

Tổng kết công tác tài chính – ngân sách năm 2024

Điện Biên TV - Sáng 13/1, Sở Tài chính tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Tài chính - Ngân sách năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một sở, ban, ngành tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô tặng Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể có thành tích xuất sắc...

Tỉnh Điện Biên có số doanh nghiệp tăng 30% so với năm 2020

Điện Biên TV - Theo thống kê của UBND tỉnh Điện Biên, dự ước đến hết năm 2025, số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ tăng hơn 30% so với năm 2020. Ảnh minh họa. Dự ước đến hết năm 2025, toàn tỉnh có 1.450 doanh nghiệp, tăng 30% so với năm 2020; tổng vốn điều lệ đăng ký đạt 34.000 tỷ đồng, tăng 63,6% so với năm 2020. Bên cạnh đó, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 20.000 hộ...

Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội năm 2024

Điện Biên TV - Chiều 6/1, Cục Thống kê tỉnh Điện Biên tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2024. Đại biểu tham dự họp báo. Theo báo cáo được công bố, tỉnh Điện Biên thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 trong bối cảnh có những khó khăn, thách thức và thuận lợi đan xen. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo...

Điện Biên với chủ trương phát triển mắc ca

https://www.youtube.com/watch?v=VP7g1gaSDpo Điện Biên TV - Với tiềm năng, lợi thế về đất đai và khí hậu, Điện Biên là một trong những tỉnh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030. Đến nay, Điện Biên đã trở thành vùng trọng điểm trồng mắc ca lớn khu vực Tây Bắc với hơn 10.700ha. Việc mở...

Huyện Tủa Chùa khởi công Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia

Điện Biên TV - Sáng 1/1/2025, tại xã Mường Báng, UBND huyện Tủa Chùa đã tổ chức Lễ khởi công Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia thuộc Chương trình “Bừng sáng Điện Biên”. Dự buổi lễ có đồng chí Lò Văn Phương, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh. Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia thuộc Chương trình “Bừng sáng Điện Biên” tại huyện Tủa Chùa có tổng...

Khẩn trương hoàn trả mặt bằng khu đất bãi đỗ xe tĩnh

Điện Biên TV - Sáng 30/12, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức họp bàn xử lý dứt điểm việc tháo dỡ, hoàn trả mặt bằng đối với khu đất Bãi đỗ xe tĩnh thành phố Điện Biên Phủ. Dự buổi họp có đồng chí Phạm Đức Toàn, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo một số sở, ngành liên quan. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phạm Đức...

Tin nổi bật

Tin mới nhất