Powered by Techcity

Bệnh hình thức trong kiểm điểm, đánh giá cán bộ

Huyện ủy Hạ Lang (Cao Bằng) tập huấn hướng dẫn đánh giá, xếp loại hằng tháng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ công chức, viên chức, người lao động.

Kiểm điểm, đánh giá thiếu nghiêm túc, không thực chất sẽ dẫn đến hậu quả là việc đánh giá, bình bầu, xếp loại cán bộ không chính xác. Từ đây sẽ dẫn tới nguy cơ sai lầm trong bố trí, sắp xếp, sử dụng cán bộ, triển khai các chính sách, đãi ngộ không phù hợp, tâm lý bất bình, mất động lực lao động, phấn đấu, cống hiến trong nội bộ đơn vị.

Nguy hại hơn, đánh giá cán bộ sai sẽ dễ dẫn đến nguy cơ thực hiện quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm thiếu chính xác, có thể để lọt những người không xứng đáng vào những vị trí lãnh đạo,… ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, uy tín của tổ chức, cơ quan, đơn vị, thậm chí làm suy yếu tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị, trong đó có những tác động tiêu cực, cản trở, ảnh hưởng tiến trình phát triển của đất nước.

Nhận thức rõ điều này, nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm và ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chỉ thị, quy định, nghị định, hướng dẫn… nhằm chỉ đạo, nâng cao hiệu quả công tác kiểm điểm, đánh giá, xếp loại tập thể, cá nhân ở các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.

Năm 2018, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị. Sau 5 năm thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW, công tác đánh giá, xếp loại tập thể, cá nhân cán bộ, công chức đã đạt được những kết quả tích cực, đáng ghi nhận, song có lúc, có nơi vẫn còn những yếu kém, khuyết điểm, chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Thực tiễn ở một số cấp ngành cho thấy công tác đánh giá cán bộ vẫn là khâu còn tồn đọng không ít vấn đề phức tạp, cần chấn chỉnh.

Một trong những nguyên nhân cơ bản là do căn bệnh hình thức, nể nang, xuôi chiều trong quá trình thực hiện. Tại một số tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương, việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại cán bộ vẫn còn tình trạng qua loa, đại khái, mang tính hình thức, chiếu lệ, làm cho có, cho xong, cho đủ quy định chứ chưa đi vào thực chất, bảo đảm hiệu quả, chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tình trạng nể nang, e ngại va chạm, sợ mất lòng, dễ dãi, xuôi chiều, dĩ hòa vi quý, thậm chí lo ngại bị trù dập, cô lập, trả thù, nhất là đánh giá, xếp loại thủ trưởng, lãnh đạo đơn vị vẫn diễn ra ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương… Vẫn còn hiện tượng định kiến, kết bè, kết cánh, vào hùa thù ghét cá nhân trong việc đánh giá, xếp loại thi đua.

Hậu quả là một số cán bộ yếu kém về năng lực, nhân cách đạo đức… nhưng vẫn được cho qua để đánh giá tốt, xếp hạng cao, được khen thưởng, đãi ngộ, cá biệt có trường hợp được quy hoạch, bổ nhiệm, đề bạt, thăng chức. Ngược lại, không ít cán bộ có đủ năng lực, trình độ, nhân phẩm,… nhưng do không cùng “phe cánh”, không đồng thuận cùng hội nhóm, bè phái… cho nên bị đánh giá, xếp loại thấp, thậm chí không được đề bạt, bổ nhiệm, hoặc bị điều động, luân chuyển công tác.

Có thể thấy chính những hạn chế trong công tác đánh giá, xếp loại là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nước ta, từ đó tác động đến hiệu quả hoạt động của đơn vị, đến tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Đáng buồn là tại một số cơ quan, đơn vị, vẫn tồn tại tình trạng không ít cán bộ, công chức, thậm chí cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về tầm quan trọng của công tác kiểm điểm, đánh giá, xếp loại cán bộ, chưa lường hết những hậu quả, tác hại khôn lường của việc thực hiện đánh giá, xếp loại cán bộ sai, thậm chí còn cho rằng làm như vậy mới giúp bảo đảm sự đoàn kết của đơn vị.

Đây là một trong những lý do khiến căn bệnh hình thức, nể nang, xuôi chiều trong đánh giá cán bộ tồn tại và ăn sâu bám rễ lâu đến vậy; từ đây đòi hỏi cần phải nhận diện rõ cũng như chú trọng tuyên truyền, phổ biến sâu rộng để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức đối với việc thực hiện nghiêm túc công tác đánh giá, xếp loại; đồng thời có những biện pháp quyết liệt hơn để phê phán, ngăn chặn, loại bỏ triệt để căn bệnh hình thức, bảo đảm thực chất, hiệu quả hoạt động này.

Ngày 4/10/2023 vừa qua, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 124-QĐ/TW về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị với nhiều điểm mới được bổ sung cụ thể hơn, thiết thực hơn so với quy định cũ, đồng thời những điểm đã được nêu ở quy định cũ được điều chỉnh, bổ sung, nhấn mạnh, làm rõ hơn.

Quy định nhằm nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, tự soi, tự sửa, thấy được ưu điểm để phát huy, hạn chế, khuyết điểm để khắc phục, góp phần phát hiện, ngăn chặn những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Sự ra đời của Quy định số 124-QĐ/TW cho thấy quyết tâm cao của Đảng ta trong việc đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại tập thể, cá nhân cán bộ, công chức, viên chức trong toàn hệ thống chính trị nhằm đem lại một sự thay đổi về chất mang tính đột phá trong công tác cán bộ.

Tại Quy định số 124-QĐ/TW, từ những quan điểm chỉ đạo chung cho đến những nội dung, tiêu chí đánh giá, xếp loại… đều được nêu chi tiết, cụ thể giúp mọi tổ chức, cơ quan, đơn vị có thể dễ dàng nắm bắt và tổ chức thực hiện, đồng thời đảm bảo tính chuẩn xác trong đánh giá, xếp loại đối với các đối tượng cán bộ, công chức ở những vị trí khác nhau.

Ngay ở phần đầu, Quy định số 124-QĐ/TW đã bổ sung khẳng định rõ về mục đích của việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại là để nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, tự soi, tự sửa, thấy được ưu điểm để phát huy, nhìn nhận được hạn chế, khuyết điểm để khắc phục; chủ động phát hiện, ngăn chặn biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên.

Do đó, yêu cầu không chỉ các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, tổ chức, cơ quan, đơn vị nhất là người đứng đầu, mà từng cán bộ, đảng viên cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong kiểm điểm, đánh giá, bình bầu; bảo đảm trung thực, thẳng thắn, công tâm, khách quan, công khai, thực chất; nêu cao trách nhiệm và sự gương mẫu trong quá trình thực hiện.

Quy định số 124-QĐ/TW cũng nêu rõ, để đem lại hiệu quả thực chất công tác kiểm điểm, đánh giá, xếp loại cán bộ thì các tiêu chí để tập thể, cá nhân căn cứ vào đó kiểm điểm, đánh giá, bình bầu cần rõ ràng, cụ thể, chi tiết và thiết thực. Do đó, bên cạnh các tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trách nhiệm với công việc, thì cần phải bổ sung nhiều tiêu chí khác để bảo đảm tính chuẩn xác trong đánh giá cán bộ đáp ứng yêu cầu của công cuộc phát triển đất nước trong thời đại mới, trong đó không thể thiếu các tiêu chí quan trọng như trách nhiệm nêu gương, việc thực hiện những điều đảng viên không được làm, đối chiếu với những biểu hiện suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa, tinh thần đoàn kết thống nhất nội bộ,…

Đặc biệt, trong Quy định số 124-QĐ/TW, việc đánh giá cá nhân đã có sự phân định rõ giữa cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hay không. Đương nhiên, với cán bộ càng giữ chức vụ cao thì những yêu cầu đánh giá, xếp loại càng phải cao hơn, nghiêm khắc hơn với những tiêu chí cụ thể, rõ ràng, không chỉ đánh giá về những mặt cơ bản cốt yếu của cán bộ lãnh đạo như năng lực, trình độ, phẩm chất, trách nhiệm nêu gương của bản thân và gia đình… mà còn đánh giá cả khả năng quy tụ, xây dựng đoàn kết nội bộ, tinh thần năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; khả năng xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm trong thực hiện nhiệm vụ, và sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên.

Hơn thế, cán bộ lãnh đạo quản lý còn phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra những vấn đề bức xúc, phức tạp, có đơn, thư khiếu nại, tố cáo; mất đoàn kết nội bộ; tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; có tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý bị kỷ luật, khởi tố,…

Với những điểm bổ sung cụ thể, rõ ràng, thiết thực đó, Quy định số 124-QĐ/TW không chỉ giúp nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, tổ chức, cơ quan, đơn vị và mỗi cán bộ, đảng viên trong thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, xếp loại, ngăn chặn và đẩy lùi căn bệnh hình thức, nể nang, xuôi chiều, dĩ hòa vi quí… trong quá trình thực hiện đánh giá xếp loại mà còn giúp các cơ quan, đơn vị có căn cứ, cơ sở để thực hiện đúng và bảo đảm tính chính xác, chân thực, hiệu quả của công tác kiểm điểm, đánh giá, xếp loại cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Với quyết tâm chính trị cao như vậy, đồng thời tăng cường sự chỉ đạo, phối kết hợp của các cơ quan, ban, ngành, địa phương, trong thời gian tới chắc chắn sẽ có những sự thay đổi tích cực đối với công tác đánh giá, xếp loại cán bộ, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới, thực hiện khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Nguồn

Cùng chủ đề

Giải “bài toán” già hóa cán bộ thôn, bản

Bài 1: Xứng đáng là “cánh tay” nối dài của Đảng, nhà nước Đội ngũ cán bộ thôn, bản là những người gần dân nhất, trực tiếp truyền đạt, vận động và triển khai các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân....

TP. Điện Biên Phủ phổ biến các quy định mới trong Luật Đất đai 2024 đến người dân

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 ngày 18/1/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai 2024 với 16 chương, 260 điều (trong đó sửa đổi, bổ sung 180/212 điều của Luật Đất đai năm 2013 và bổ sung mới 78 Điều). Cùng với đó là các Nghị định,...

Để cán bộ thực sự là “công bộc của dân”

Đến trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã Tả Phìn (huyện Tủa Chùa), chúng tôi rất thiện cảm với hình ảnh CBCC, nhất là ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả luôn vui vẻ và tận tình giải thích cho người dân về những vấn đề họ thắc mắc,...

Xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo các cấp ủy, tổ chức đảng phổ biến, quán triệt đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp. Đồng thời cụ thể...

Tăng lương, nửa mừng nửa lo

Thực tế là việc điều chỉnh tăng lương cơ sở đã đem lại niềm vui không nhỏ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người nghỉ hưu trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là việc tăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo...

Cùng tác giả

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Cùng dự có đồng chí Mùa A Vảng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh, huyện Điện Biên Đông và đông đảo nhân dân bản Tìa Ló A, B. Tại...

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc bản Lọng Luông 1, 2

Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao được tổ chức với sự tham gia của đông đảo nhân dân. Tham dự ngày hội có đồng chí Hà Quang Trung, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Điện Biên Phủ; Lò Hải...

Hơn 30 thí sinh tham dự Hội thi hướng dẫn viên du lịch giỏi năm 2024

Điện Biên TV - Sáng 10/11, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam phối hợp với Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức Khai mạc Hội thi hướng dẫn viên du lịch giỏi năm 2024, nhân sự kiện Năm Du lịch Quốc gia Điện Biên 2024. Các thí sinh tham dự Hội thi. Tham gia hội thi có...

30 thí sinh thi hướng dẫn viên du lịch giỏi

Những thí sinh tham gia hội thi là những hướng dẫn viên du lịch, đã và đang hành nghề hướng dẫn du lịch tại khu du lịch, điểm du lịch của các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc. Do đó, các thí sinh đều có thực tế hoạt...

Điển hình tiêu biểu đồng bào dân tộc thiểu số

Tiên phong phát triển kinh tế Dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, chúng tôi gặp lại lão nông triệu phú Ngải Cù Lỷ (dân tộc Hoa), bản Đề Bua, xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ. Vẫn rắn rỏi như cây lim và nụ cười đôn hậu của 5...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Cùng dự có đồng chí Mùa A Vảng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh, huyện Điện Biên Đông và đông đảo nhân dân bản Tìa Ló A, B. Tại...

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc bản Lọng Luông 1, 2

Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao được tổ chức với sự tham gia của đông đảo nhân dân. Tham dự ngày hội có đồng chí Hà Quang Trung, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Điện Biên Phủ; Lò Hải...

Điển hình tiêu biểu đồng bào dân tộc thiểu số

Tiên phong phát triển kinh tế Dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, chúng tôi gặp lại lão nông triệu phú Ngải Cù Lỷ (dân tộc Hoa), bản Đề Bua, xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ. Vẫn rắn rỏi như cây lim và nụ cười đôn hậu của 5...

Nghệ thuật trang trí trên trang phục của dân tộc Lào ở Điện Biên được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể...

Ngày 8/11, Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên tổ chức Lễ công bố và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật trang trí trên trang phục của dân tộc Lào.Trước đó, ngày 9/4/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 952/QĐ-BVHTTDL công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có di sản “Nghệ thuật trang trí trên...

Liên hoan “Nhân lên đốm lửa hồng” trong hành trình xây dựng và phát triển cơ quan, tổ chức Công đoàn

Sáng 09/11, tại Rạp chiếu phim Điện Biên Phủ, Công Đoàn cơ sở Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan “Nhân lên đốm lửa hồng” trong hành trình xây dựng và phát triển cơ quan, tổ chức Công đoàn.Tới dự có đồng chí Trần Thị Thu Hằng, Chủ tịch Công đoàn viên chức tỉnh; Đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Giám đốc Sở - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Sở Văn hoá,...

Khai mạc Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên lần thứ IV, năm 2024

Điện Biên TV - Sáng 8/11, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh, tỉnh Điện Biên long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề “Phát huy truyền thống Điện Biên Phủ anh hùng; Nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo quốc phòng...

Rà soát, góp ý đối với các dự thảo Nghị định quy định về an toàn giao thông đường bộ

Điện Biên TV - Sáng 8/11, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến rà soát, góp ý đối với các dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị tại điểm cầu trụ sở Chính phủ. Tại điểm cầu Điện Biên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phạm Đức Toàn chủ trì...

Việt Nam ghi dấu ấn tại Hội nghị các nhà lãnh đạo truyền thông châu Á

Đây là diễn đàn do Hiệp hội Báo chí và Xuất bản thế giới (WAN-IFRA) tổ chức để các nhà lãnh đạo báo chí từ châu Á và trên toàn thế giới chia sẻ kiến thức, cơ hội cũng như kinh nghiệm giải quyết những thách thức mà các cơ quan/công ty truyền thông đang phải đối mặt. Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng...

Na Ư tưng bừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Dự Ngày hội có các đồng chí: Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Sỹ Quân, Ủy viên BTV, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy; Lò Thị Minh Phượng, Ủy viên BTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Cao Thị Tuyết Lan, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí...

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Điện Biên lần thứ IV, năm 2024: Phát huy truyền thống Điện Biên Phủ Anh hùng

Dự Đại hội có: Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Lò Mai Trinh; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Điện Biên Mùa A Sơn; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lò Văn Phương; các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND...

Tin nổi bật

Tin mới nhất