Powered by Techcity

Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc

Tháng 10 vừa qua, nhà văn hóa bản Liếng, xã Noong Luống, huyện Ðiện Biên tối nào cũng sáng đèn. Bởi ở đây có lớp học truyền dạy chữ viết dân tộc Thái cổ. Lớp chỉ học vào buổi tối, không kiểm tra, không chấm điểm, học viên đa dạng độ tuổi từ 12 – 65. Trong lớp học đặc biệt này, có cả mẹ con cùng đi học, hai chị em cùng nắn nót viết từng chữ và cả những đôi vợ chồng cẩn thận tập đọc từng chữ viết của dân tộc mình… Họ đến lớp học với tình yêu chữ Thái cổ, mong muốn bảo tồn chữ viết dân tộc minh cho đời sau. Với họ, việc học chữ Thái cổ không đơn thuần là học viết, học nói, mà còn học cả những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đã có từ lâu đời của cha ông.

Ông Tòng Văn Hân, Chi hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số tỉnh – người trực tiếp đứng lớp chia sẻ: “Bản thân tôi xây dựng một giáo án thật chi tiết nhưng mà dễ hiểu, sát với thực tế đời sống hàng ngày. Tôi xây dựng giáo án từ những chữ cái đầu tiên, những ký tự đầu tiên, hướng dẫn phương pháp ghép từng âm, từng vần. Với mục đích làm sao để cho bà con mình học một cách đơn giản, dễ hiểu…”.

Từ ngày tham gia lớp truyền dạy tiếng Thái cổ, bà Quàng Thị Kim, bản Liếng đều tranh thủ làm việc nhà thật sớm để đến học đúng giờ. Xuất phát điểm là người không biết một chữ cái nào trong chữ viết của dân tộc mình, giờ đây bà đã có thể đọc thông, viết thạo… Bà Quàng Thị Kim chia sẻ: “Tiếng Thái, chữ Thái là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa dân tộc Thái nói riêng, góp phần tạo nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc của các dân tộc nói chung. Tôi năm nay 62 tuổi rồi nhưng vẫn miệt mài học đọc, học viết từng con chữ. Ðầu tiên là để bản thân mình biết được chữ viết của dân tộc mình, sau là truyền dạy cho con cháu. Phải thế thì mới giữ được chữ viết của mình chứ…”.

Với tinh thần bảo tồn di sản cho thế hệ mai sau, thời gian qua, Bảo tàng tỉnh đã mở nhiều lớp truyền dạy chế tác khèn Mông, góp phần cho nghệ thuật chế tác loại nhạc cụ độc đáo này luôn được lưu truyền. Không chỉ phục vụ đời sống tinh thần của người Mông mà còn lan tỏa, trở thành các sản phẩm thu hút du khách trong và ngoài nước, thúc đẩy phát triển du lịch tại địa phương. Trong năm 2023, Bảo tàng tỉnh đã mở lớp truyền dạy chế tác khèn Mông tại các huyện: Mường Nhé, Mường Ảng, Tủa Chùa… Học viên được nghệ nhân truyền dạy những bí quyết chọn nguyên liệu, cách chế tác các bộ phận cấu thành như: thân, ống, đai và cách đúc đồng, làm lưỡi gà… để tạo ra một chiếc khèn hoàn chỉnh. Ông Ðặng Trọng Hà, Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho biết: “Qua công tác truyền dạy quy trình tạo ra chiếc khèn hoàn chỉnh làm cơ sở để bảo tồn, phát huy giá trị, tạo cơ hội, môi trường thuận lợi cho di sản “Nghệ thuật chế tác và múa khèn của dân tộc Mông” có sức sống trong cộng đồng, để cộng đồng gìn giữ và phát huy những giá trị di sản văn hóa tốt đẹp đó. Ðây còn là nguồn động viên đồng bào dân tộc Mông trong việc tự bảo tồn giá trị văn hóa của dân tộc mình, khuyến khích các nghệ nhân truyền dạy di sản cho thế hệ kế cận, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào, tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, thúc đẩy phát triển du lịch, hướng đến mục tiêu chung về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Ðiện Biên”.  

Ðiện Biên là tỉnh biên giới, có 19 dân tộc cùng sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa. Hiện nay công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn đã và đang được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Năm 2021, Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Ðiện Biên, gắn với phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030. Căn cứ các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết, ngành Văn hóa đã tham mưu trình UBND tỉnh ban hành đề án, kế hoạch triển khai trên địa bàn toàn tỉnh theo từng giai đoạn. Trong đó xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm về bảo tồn di sản văn hóa vật thể; phi vật thể; đầu tư, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, phát triển du lịch, nâng cao đời sống văn hóa các dân tộc tỉnh; quan tâm công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc.

“Căn cứ nhiệm vụ được giao tại các đề án, kế hoạch về bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc sở triển khai thực hiện đạt nhiều kết quả nổi bật. Ðơn cử như việc khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số; trong đó thực hiện kiểm kê, đánh giá hiện trạng đối với di sản văn hóa được UNESCO ghi danh và di sản văn hóa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tổ chức bảo tồn, phục dựng lễ hội truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số; tổ chức truyền dạy chế tác khèn của dân tộc Mông tại các huyện Mường Ảng, Mường Nhé, Tủa Chùa; tổ chức nghiên cứu, bảo tồn môn thể thao truyền thống, thể thao đặc thù dân tộc Thái ngành Thái trắng tại bản Nà Sự, xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ… Ngoài ra, ngành cũng xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống quản lý, số hóa di tích, di sản văn hóa phi vật thể và hiện vật Bảo tàng tỉnh Ðiện Biên…” – ông Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết thêm.

Nguồn

Cùng chủ đề

“Cú hích” cho Điện Biên bứt phá

70 năm sau Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, tỉnh Điện Biên ngày càng phát triển, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng từng bước đồng bộ, khang trang, hiện đại, đời sống người dân cải thiện rõ rệt cả về...

Hỗ trợ người nghèo vượt khó vươn lên

Xác định rõ việc chăm lo cho người nghèo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cấp ủy, chính quyền các cấp đã triển khai nhiều chương trình, mục tiêu cụ thể, thiết thực nhằm giúp các hộ nghèo, như: Chính sách về giáo dục, y tế, chăm...

Xây dựng nông thôn mới không nên “ép chỉ tiêu”

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình MTQG Xây dựng NTM, đến nay tỉnh Ðiện Biên đã có 21/115 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Theo Kế hoạch số 1986/KH-UBND ngày 29/6/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình MTQG Xây dựng NTM đến năm 2025, mục...

Cùng tác giả

Vàng rơi vào thế giằng co

Giá vàng hôm nay 27/11/2024 Tại thời điểm khảo sát lúc 4h30 ngày 27/11/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 84,6 – 86,6 triệu đồng/lượng mua vào – bán ra, giảm 400.00 đồng/lượng so với sáng qua. Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI niêm yết ở mức 82,3 triệu đồng/lượng mua vào và 84,4 triệu đồng/lượng bán ra. Giá...

Liệu giá vàng có ngừng đà giảm sâu?

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu...

Nông dân Điện Biên chăm vụ rau tết

Hàng năm, từ đầu tháng 10 âm lịch, người dân vùng lòng chảo Mường Thanh bắt đầu xuống giống những loại rau màu dài ngày và cuối tháng 11 âm lịch sẽ gieo trồng những loại rau ngắn ngày (thời gian sinh trưởng từ 30 - 45 ngày). Tuy nhiên, so...

VPUB – Tổng kết công tác quốc phòng, quân sự địa phương năm 2024

Dienbien.gov.vn - Chiều 25/11, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quốc phòng - quân sự địa phương năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Đồng chí Lò Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đồng chí Lò Văn Phương - Chủ tịch HĐND tỉnh.Đại tá Nguyễn Ngọc Ngân, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 2 tặng danh hiệu “Cờ xuất sắc toàn diện”...

Mạnh Trường: “Ngoài đời, tôi kém xa vợ về ngoại hình”

Thoát khỏi hình tượng “soái ca” thường thấy, Mạnh Trường tái xuất màn ảnh nhỏ với diện mạo anh bộ đội cụ Hồ cứu dân giữa cơn bão lũ trong Không thời gian. Phim lên sóng giờ vàng VTV, NSƯT Nguyễn Danh Dũng làm đạo diễn.  Dịp này, nam diễn viên chia sẻ nhiều hơn về vai diễn, phản hồi trước bình luận của khán giả thời gian qua cho rằng, anh không hợp để làm “soái ca”, “nam chính ngôn tình” trên...

Cùng chuyên mục

Khai mạc Liên hoan Ẩm thực toàn quốc – Điện Biên 2024

Điện Biên TV - Tối 15/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan Ẩm thực toàn quốc - Điện Biên 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam; đồng chí Lò Văn Mừng, Ủy viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy;...

Thí sinh Điện Biên đoạt giải đặc biệt tại Hội thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi 2024

Điện Biên TV - Sau 5 ngày tranh tài sôi nổi, chiều 15/11, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh, Hội thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi 2024, nhân sự kiện Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên đã tổ chức lễ bế mạc và trao giải cho các thí sinh xuất sắc. Ban Tổ chức trao giải đặc biệt cho thí sinh Nguyễn Hải Yến đến từ tỉnh Điện Biên. Vòng chung kết Hội thi diễn...

Nỗ lực bảo tồn di sản văn hóa

Trong bối cảnh hiện đại hóa và hội nhập toàn cầu, việc bảo tồn văn hóa dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết để duy trì bản sắc. Từ những nét văn hóa dân gian, nghệ thuật truyền thống cho đến các lễ hội và phong tục...

Khơi dậy tình yêu văn hóa dân tộc trong học sinh

Từ những điều giản dị Là một trong những trường trung tâm của xã Na Sang, huyện Mường Chà, năm học này, Trường PTDTBT Tiểu học số 1 Na Sang có 474 học sinh theo học, trong đó 97% là con em dân tộc thiểu số. Mỗi em được sinh ra trong...

Bàn giao hệ thống tìm hiểu lịch sử Điện Biên Phủ

Điện Biên TV - Chiều 23/11, UBND tỉnh Điện Biên phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Chương trình Bàn giao và tiếp nhận hành trình tham quan tìm hiểu lịch sử Điện Biên Phủ. Dự Chương trình có: Ngài Julien Guerrier, Đại sứ Liên minh Châu Âu tại Việt Nam; ngài Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam; ông Herve Conan, Giám đốc Cơ quan phát...

Na Sang giữ nghề dệt vải truyền thống

Với gần 200 hộ đồng bào dân tộc Lào sinh sống, trước đây, người Lào Na Sang chỉ dệt trang phục cho bản thân hoặc gia đình sử dụng. Vài năm trở lại đây, nhận thấy nghề dệt không chỉ là bản sắc mà còn mang lại nguồn thu nhập ổn...

Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh

Nhằm giúp học sinh có sự hiểu biết về lịch sử của dân tộc, Trường THCS thị trấn (huyện Tủa Chùa) thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh. Bên cạnh việc lồng ghép giáo dục truyền thống yêu nước trong các tiết học...

Điện Biên vui hội kết đoàn

Rộn ràng ngày hội toàn dân Trung tuần tháng 11, không khí ở bản Lọng Luông 1, 2, xã Mường Phăng (TP. Điện Biên Phủ) rộn ràng, náo nhiệt hơn hẳn mọi năm, bởi năm nay, bản được chọn là nơi tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc...

Tinh hoa văn hóa ẩm thực 3 miền hội tụ

Điện Biên TV - Sáng 16/11, tại Quảng trường 7/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên đã tổ chức: Hội thi Đầu bếp vàng Tây Bắc năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Liên hoan Ẩm thực toàn quốc thuộc Chương trình Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Tham dự Lễ khai mạc có đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Ban tổ chức trao...

70 gian hàng tham gia Liên hoan ẩm thực toàn quốc tại Điện Biên

Liên hoan ẩm thực toàn quốc tại Điện Biên năm 2024 được sự hưởng ứng, tham dự nhiệt tình của các địa phương, khách sạn, nhà hàng đại diện của 3 miền Bắc - Trung - Nam. Liên hoan diễn ra từ ngày 14 - 17/11 với 70 gian hàng ẩm thực,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất