Powered by Techcity

Ban Bí thư yêu cầu thực hiện mục tiêu gỡ ‘thẻ vàng’ thủy sản trong năm 2024





Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam phát tờ rơi tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho bà con ngư dân. (Ảnh: Minh Hà)  

Ngày 10/4, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Chỉ thị nêu rõ, những năm qua, ngành thủy sản tiếp tục phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tổng sản lượng hằng năm đạt trên 9 triệu tấn, đóng góp khoảng 30% GDP của ngành nông nghiệp; sản phẩm thủy sản xuất khẩu đến 170 quốc gia, vùng lãnh thổ, đứng thứ ba thế giới; giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.

Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Việc triển khai hệ thống quản lý, giám sát toàn diện đội tàu; cập nhật cơ sở dữ liệu tàu cá quốc gia; truy xuất nguồn gốc thuỷ sản; xây dựng chuỗi sản xuất thủy sản liên kết giữa ngư dân, doanh nghiệp và chính quyền; xử lý vi phạm còn hạn chế.

Chỉ thị cũng chỉ ra nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nêu trên là do một số cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu, chưa nhận thức sâu sắc, đầy đủ, chưa quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, còn chủ quan, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm, hiệu quả tổ chức thực hiện chưa cao; ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận ngư dân, doanh nghiệp còn hạn chế; cơ sở hạ tầng nghề cá và việc kiểm soát hoạt động tàu cá, sản lượng khai thác, truy xuất nguồn gốc chưa đáp ứng yêu cầu; một bộ phận tàu cá chưa bảo đảm điều kiện cần thiết; công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, phối hợp, phát hiện, xử lý vi phạm chưa nghiêm, chưa thường xuyên, đồng bộ.

Để đẩy mạnh công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, bảo đảm phát triển bền vững ngành thủy sản, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách.

Một là, xác định công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trước hết là các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu ở ngành, địa phương có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự thống nhất, đồng bộ, quyết tâm cao thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” trong năm 2024 và duy trì kết quả bền vững, góp phần phát triển kinh tế – xã hội; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo; tăng cường quan hệ chính trị, ngoại giao, vị thế của Việt Nam với quốc tế.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và cộng đồng ngư dân ven biển, hải đảo về phát triển bền vững ngành thủy sản, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Chú trọng công tác vận động, nắm tình hình, kịp thời phát hiện từ sớm, từ xa, ngăn chặn ngay từ trong bờ tàu cá và ngư dân cố ý vi phạm, nhất là khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, hội quần chúng, các cơ quan báo chí trong công tác vận động, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật, kịp thời phản ánh vi phạm, biểu dương, khen thưởng tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp góp phần sớm gỡ bỏ cảnh báo “Thẻ vàng” theo mục tiêu đề ra.

Hai là, thực hiện có hiệu quả nghị quyết, chủ trương của Đảng về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các quy hoạch, chiến lược, chương trình quốc gia liên quan đến phát triển bền vững và hội nhập quốc tế ngành thủy sản. Khẩn trương rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật, bổ sung chế tài xử lý nghiêm vi phạm; khắc phục kịp thời hạn chế, bất cập, nâng cao hiệu quả công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Chú trọng chính sách nuôi trồng, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo quản, chế biến phục vụ xuất khẩu; có chính sách hỗ trợ hiện đại hóa nghề cá, cải thiện sinh kế, đào tạo nghề, tạo điều kiện cho ngư dân vươn khơi, bám biển, nâng cao cuộc sống.

Ba là, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; bảo đảm công cụ, phương tiện phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của các lực lượng chấp pháp trên biển. Tổng rà soát, thống kê số lượng tàu cá và thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu tàu cá quốc gia; tăng cường quản lý tàu cá, tàu công vụ thủy sản, cảng cá, đội tàu, xử lý dứt điểm tình trạng tàu cá không giấy phép, không đăng ký, không đăng kiểm; thực hiện nghiêm việc xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thuỷ sản khai thác. Bảo đảm số lượng tàu cá và cường lực khai thác phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển; giám sát được 100% sản lượng thủy sản khai thác trên biển, tại cảng; không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài.

Kiện toàn, nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm cho lực lượng Kiểm ngư và các cơ quan chức năng quản lý hoạt động thuỷ sản, thực hiện công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, thực thi pháp luật, xử lý triệt để các hành vi vi phạm; kịp thời điều tra, truy tố, xét xử nghiêm các vụ, việc môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, hợp thức hoá hồ sơ đối với các lô hàng xuất khẩu; tổ chức các đợt cao điểm tuyên truyền, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát.

Quan tâm đầu tư nguồn lực nhà nước; khuyến khích xã hội hoá, hợp tác công tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng thủy sản. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong nuôi trồng, khai thác thủy sản, thiết lập chuỗi sản xuất bền vững, hệ sinh thái toàn diện, tạo môi trường thuận lợi cho ngành thủy sản phát triển lâu dài, có uy tín, khả năng cạnh tranh cao, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thích ứng biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường. Đồng thời, chú trọng bảo tồn, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; phát triển ngành thủy sản phải gắn với bảo đảm an sinh xã hội, sinh kế bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của ngư dân và người lao động có liên quan; xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh trên biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Bốn là, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, nhất là với các nước Châu Âu và EU, tăng cường biện pháp ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của các bên liên quan để sớm gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”; không để tàu cá, ngư dân khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài ảnh hưởng đến quan hệ với các nước. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước thu thập hồ sơ, tài liệu, bản án, quyết định xử lý của nước sở tại đối với tàu cá, ngư dân vi phạm để phục vụ công tác điều tra, xử lý và bảo hộ công dân; kịp thời đấu tranh ngoại giao đối với việc tàu cá, ngư dân Việt Nam không vi phạm khai thác bất hợp pháp bị lực lượng chức năng nước ngoài bắt giữ, xử lý tại những vùng biển chồng lấn, tranh chấp, chưa phân định với các nước. Thúc đẩy đàm phán, ký kết phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước.

Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Nhịp cầu nối cấp ủy, chính quyền với nhân dân

Đến nay, huyện Mường Nhé đã tổ chức rà soát, bầu chọn và công nhận 116 người có uy tín trong đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện. Nhìn chung, đội ngũ người uy tín đã được công nhận đều có thái độ, lập trường tư tưởng tốt, gương...

Hình ảnh đời thường của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và phu nhân Đặng Bích Hà

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được biết đến là một thiên tài quân sự, kiến trúc sư của những chiến thắng chấn động khiến phương Tây cúi đầu. Phía sau những chiến công của vị tướng tài là người vợ hiền PGS. TS Đặng Bích Hà. 11 năm sau ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi, bà cũng theo ông về với thế giới người hiền, hưởng thọ 96 tuổi. PGS. TS Đặng Bích Hà là con đầu của...

Tỷ giá USD hôm nay 20/9/2024: Đồng USD trượt giá

Tỷ giá USD hôm nay 20/9/2024 Tỷ giá USD hôm nay 20/9/2024, USD VCB giảm 20 đồng, trong khi đó, đồng USD trượt giá trong giao dịch hỗn loạn khi các nhà giao dịch vật lộn với đợt cắt giảm lãi suất khổng lồ của Fed. Tỷ giá trung tâm VND/USD hôm nay được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố điều chỉnh mức 24.167 VND/USD, tăng 26 đồng so với phiên giao dịch ngày 19/9. Hiện tỷ giá được phép giao...

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Điện Biên và Ủy ban kiểm tra Đảng

Phát biểu tại hội đàm, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Điện Biên Nguyễn Sỹ Quân khẳng định, chuyến thăm và làm việc của đoàn là hoạt động có ý nghĩa nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa tỉnh Điện Biên và 3 tỉnh nói chung, giữa Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Điện Biên với Ủy ban Kiểm tra Đảng – Thanh tra 3 tỉnh nói riêng. Qua đó, góp phần tiếp tục...

Trao học bổng trị giá hơn 2,8 tỷ đồng cho trẻ em ở đảo Lý Sơn và Điện Biên

Đây là hoạt động chính của chương trình thiện nguyện do Trung tâm Phát thanh – Truyền hình Quân đội, Cục Quân Y, Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân...

Cùng chuyên mục

TP. Điện Biên Phủ thiệt hại hơn 5 tỷ đồng do thiên tai

Điện Biên TV - Từ đầu năm đến nay, thiên tai, mưa lũ đã gây nhiều thiệt hại về nhà ở, lúa và hoa màu trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ. Tổng thiệt hại ước trên 5 tỷ đồng. Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố, thiên tai đã làm 47 ngôi nhà bị ảnh hưởng, di dời khẩn cấp 11 ngôi nhà do ảnh hưởng của...

Điện Biên cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

https://www.youtube.com/watch?v=quLD94W3qdA Điện Biên TV - Với mục tiêu đến năm 2025 đưa tỉnh Điện Biên phát triển nhanh và bền vững, từ những tiềm năng, lợi thế sẵn có về tài nguyên rừng, khoáng sản, năng lượng, du lịch... tỉnh Điện Biên đang triển khai nhiều giải pháp nhằm thu hút đầu tư để tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Dự án Khách sạn Mường Thanh Luxury Điện Biên là công trình khách sạn thứ 2...

Đoàn đại biểu UBKT Đảng

Đoàn đại biểu đã đến thăm các mô hình phát triển kinh tế: Mô hình liên kết sản xuất lúa gạo chất lượng cao của Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ tổng hợp Thanh Yên; sản xuất cây rau màu an toàn của HTX Nông nghiệp tổng hợp Noong Luống; sản...

Giải pháp bền vững nào cho cây trồng Điện Biên?

https://www.youtube.com/watch?v=UsLfhIJuZzM Điện Biên TV - Được mùa mất giá, được giá mất mùa; trồng rồi lại chặt, chặt rồi lại trồng, cây trồng Điện Biên đang trong vòng luẩn quẩn này từ nhiều năm nay. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu vẫn là đầu ra tiêu thụ nông sản không ổn định, phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường. Điều này đòi hỏi chính quyền địa phương và các ngành chức năng tỉnh Điện Biên cần phải có...

Thu hồi vốn tạm ứng để tăng hiệu quả đầu tư công

Nhiều dự án khó thu hồi Quá trình thực hiện nhiệm vụ tạm ứng và thu hồi tạm ứng, các cơ quan tài chính, kho bạc đã thường xuyên đôn đốc và phối hợp với chủ đầu tư trong thu hồi số dư các dự án tạm ứng theo quy định. Tuy...

Kiểm soát thị trường Tết Trung thu

Khảo sát trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ, tại các tuyến đường Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Nguyễn Hữu Thọ và cửa hàng kinh doanh tại các chợ, hệ thống cửa hàng tiện lợi Winmart; siêu thị Tâm Đỏ, Hoa Ba… đã bày bán phong phú nhiều loại bánh trung...

Khắc phục hậu quả mưa lũ, khôi phục sản xuất kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Điện Biên có các đồng chí: Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh. Theo báo cáo tại hội...

Trầm lắng thị trường đồ chơi trẻ em dịp tết Trung thu

Điện Biên TV - Tết Trung thu đang đến rất gần, vì vậy, thời điểm này, các mặt hàng đồ chơi và quà tặng dành cho trẻ em được bày bán rất phong phú, đa dạng với nhiều sản phẩm từ truyền thống đến hiện đại. Tuy nhiên, theo ghi nhận thị trường mặt hàng này năm nay không quá sôi động, sức mua thấp. Những ngày này, tại thành phố Điện Biên Phủ, các cửa hàng bán đồ chơi...

Thi công 3 ca đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm

Đồng chí Lê Thành Đô đã kiểm tra thực địa tiến độ thực hiện gói thầu số 4, 5 của Dự án Đường động lực; Dự án đầu tư xây dựng khu, điểm tái định cư Khu trung tâm chính trị hành chính tỉnh Điện Biên; Dự án ổn định dân...

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án trọng điểm của tỉnh

https://www.youtube.com/watch?v=AuqS-DbsT-A Điện Biên TV - Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm, hiện nay các đơn vị chủ đầu tư, nhà thầu thi công đang nỗ lực khắc phục khó khăn, triển khai đồng bộ các giải pháp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra. Dự án Sửa chữa, chỉnh trang đường Trường Chinh, phục vụ các...

Tin nổi bật

Tin mới nhất