Powered by Techcity

Bài 2: Nhiều thách thức

Bài 1: Những chuyển biến tích cực

Chị Chớ Thị Mò, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ tuyên truyền việc không sinh con thứ ba tới hội viên phụ nữ trong xã.

Khó khăn từ đặc thù vùng

Đến Nậm Pồ – một huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh Điện Biên, vừa kỷ niệm 10 năm thành lập vào tháng 6/2023, chúng tôi gặp một nữ cán bộ người dân tộc Mông. Đó là chị Chớ Thị Mò (sinh năm 1986), Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Phìn Hồ. Chị Mò đang khá bận rộn với công tác hội. Chị kể, những năm trước đây Phìn Hồ rất nghèo, có bản điện chập chờn, đường chưa được cứng hóa, rất khó khăn trong việc đi lại, triển khai công tác. Đến nay, điện, đường, trường, trạm ở Phìn Hồ đã được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng nhưng khó khăn khác vẫn tồn tại, như: một bộ phận phụ nữ trình độ học vấn, dân trí thấp, không biết nghe, nói tiếng phổ thông; có một số bản theo đạo; vẫn còn hiện tượng sinh nhiều con… Chị Chớ Thị Mò và cán bộ Hội Phụ nữ phải nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mới hoàn thành nhiệm vụ. Đây cũng là tình trạng chung ở nhiều vùng biên giới, vùng cao của Điện Biên và các tỉnh miền núi phía Bắc.

Đối với một số huyện, xã biên giới, vùng sâu, vùng xa, công tác cán bộ DTTS, nhất là việc bố trí, sử dụng cán bộ nữ DTTS càng khó khăn. Huyện Nậm Pồ thành lập năm 2013, vấn đề nhân sự quy hoạch cho các chức danh quản lý, đặc biệt là đối với nữ DTTS gặp không ít khó khăn. Ông Điêu Bình Dương, Bí thư Đảng ủy xã Phìn Hồ (huyện Nậm Pồ) cho biết: Đến tháng 6/2023, cả xã Phìn Hồ có 6 công chức là nữ, trong đó 2 nữ DTTS thuộc các chức danh Chủ tịch Hội Phụ nữ xã và Bí thư Đoàn xã.

Đánh giá khái quát về công tác cán bộ nữ, bà Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam khẳng định: Trong những năm qua, công tác cán bộ nữ luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành. Đội ngũ cán bộ nữ cấp ủy, nữ lãnh đạo, quản lý, nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Mặc dù vậy, tỷ lệ cán bộ nữ ở nước ta hiện nay vẫn còn khoảng cách so với chỉ tiêu đề ra, có sự tăng trưởng song tỷ lệ tăng chưa cao và thiếu tính bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng và sự đóng góp to lớn của các tầng lớp phụ nữ, trong đó bao gồm cả nữ cán bộ là người DTTS.

Trước yêu cầu thực tiễn và nhiệm vụ chính trị được giao, công tác cán bộ nữ, nữ DTTS của tỉnh Điện Biên vẫn còn nhiều khó khăn. Theo số liệu thống kê của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Điện Biên, tính đến hết năm 2022, nữ cán bộ người DTTS toàn tỉnh chiếm khoảng 11,6% so với tổng số lãnh đạo toàn tỉnh. Theo phân cấp, cấp tỉnh chỉ có khoảng 4,9% nữ cán bộ DTTS; cấp huyện có 9,2% nữ cán bộ DTTS giữ chức vụ từ phó phòng và tương đương trở lên; cấp xã có 15,6% nữ cán bộ DTTS giữ vị trí lãnh đạo Đảng, HĐND, chính quyền, trưởng các đoàn thể. Cấp trưởng sở, ban, ngành là nữ DTTS chỉ có 4/37 đơn vị (chiếm 10,8%).

Có thể thấy, vai trò của phụ nữ nói chung, phụ nữ DTTS nói riêng ở Điện Biên ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ cán bộ người DTTS trong cơ cấu chung cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh ngày càng tăng; số nữ đại biểu Quốc hội đạt và vượt so với kế hoạch đề ra song phân bố chưa đồng đều. Tại không ít địa phương, tỉ lệ cán bộ quản lí, lãnh đạo nữ DTTS tham gia cấp ủy Đảng và HĐND chưa đạt so với chỉ tiêu kế hoạch. Đặc biệt, tỉ lệ cán bộ nữ, nữ DTTS giữ chức vụ chủ chốt trong cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể còn thấp, chưa đồng đều, chưa tương xứng với tiềm năng của đội ngũ cán bộ nữ. Đa số cán bộ nữ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là cấp phó. Việc phân công một số vị trí công tác còn khó khăn. Một bộ phận nữ cán bộ người DTTS chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, thiếu kĩ năng trong tổ chức điều hành, quản lý và tổ chức thực hiện chính sách dẫn tới việc thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương chưa thật sự hiệu quả. Cơ cấu cán bộ nữ giữa các dân tộc còn có cách biệt.

Ông Nguyễn Văn Uyên, Phó trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Mường Nhé cho biết: “Một số dân tộc đặc biệt khó khăn, ít người như Cống, Si La… còn rất hạn chế về nguồn để phát triển cán bộ nữ”.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, nhất là nữ DTTS tại một số cấp ủy, chính quyền chưa được quan tâm đúng mức. Theo thống kê, còn khoảng gần 30% cán bộ cấp xã, bao gồm cả nam và nữ cán bộ DTTS đang có trình độ sơ cấp, trung cấp; một số chưa thành thạo trong ứng dụng công nghệ thông tin và chưa đáp ứng tốt công cuộc chuyển đổi số.

Bí thư Đảng ủy xã Sín Thầu Pờ Mỳ Lế tham gia kí quy chế phối hợp với Đồn biên phòng A Pa Chải đảm bảo quốc phòng – an ninh khu vực biên giới.

Những rào cản

Bàn về nguyên nhân, rào cản tạo nên những khó khăn trong công tác cán bộ nữ DTTS, ông Bùi Minh Hải, Bí thư Huyện ủy Mường Nhé khẳng định: “Là một trong các huyện miền núi vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn của tỉnh Điện Biên, sau hơn 20 năm thành lập, Mường Nhé đã vươn mình phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt, trong đó công tác cán bộ đã đạt những kết quả nhất định. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp về kinh tế, tỉ lệ hộ nghèo vẫn cao, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí chưa đồng đều, cùng với việc tồn tại những định kiến về giới, tập tục lạc hậu ở một bộ phận đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa đã tạo ra những rào cản vô hình, hạn chế cơ hội tiếp cận học tập nâng cao trình độ, giao tiếp và tham gia công tác xã hội của nhiều phụ nữ DTTS, đặc biệt là ở những dân tộc rất ít người như Cống, Si La…”.

Ông Mai Hoàng Hà, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết: 6 tháng đầu năm 2023, tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh có giảm, nhưng vẫn còn khá cao ở mức 26,6%, trong đó tỉ lệ hộ nghèo DTTS chiếm gần 40% tổng số hộ DTTS, hộ nghèo trong tỉnh đa số là hộ người DTTS.

“Vẫn còn tỉ lệ học sinh nữ là người DTTS bỏ học, lấy chồng sớm” – thầy giáo Hoàng Quốc Huy, Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Pu Nhi (xã Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông) cho hay. Sự bình đẳng trong thụ hưởng giáo dục cũng như nhiều mặt khác trong đời sống xã hội ở các bản làng xa xôi đang là mục tiêu hướng tới. Việc nữ DTTS được giao các trọng trách tại các địa phương có lúc chưa nhận được cái nhìn bình đẳng.

Chị Pờ Mỳ Lế, Bí thư Đảng ủy xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé chia sẻ: Khi chị được phân công làm Bí thư Đảng ủy xã Sín Thầu, nhiều người đã hoài nghi, không tán thành. Họ cho rằng đàn ông làm nhiệm vụ đó còn khó, phụ nữ không thể làm tốt được. Quả thật, trên địa bàn biên giới nơi “một con gà gáy ba nước cùng nghe” còn nhiều khó khăn, phức tạp, việc một phụ nữ gánh vác nhiệm vụ đứng đầu cấp ủy là một thách thức lớn. Hoạt động ở xã khó khăn, ngoài trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, lí luận chính trị, năng lực quản lý, nếu không có sức khỏe, bản lĩnh, nghị lực, sự tâm huyết khó có thể thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ nữ DTTS tại một số cấp ủy cơ sở dù đã được quan tâm nhưng do thiếu nhân sự đủ tiêu chuẩn nên không đạt chỉ tiêu. Ở góc độ chủ quan, một số nữ cán bộ, công chức, viên chức DTTS còn tư tưởng tự ti, an phận, chưa tích cực, chủ động khắc phục khó khăn để học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lí.

Xác định rõ những nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng công tác cán bộ nữ DTTS chính là định hướng tìm giải pháp tháo gỡ rào cản đối với công tác này, đặc biệt ở vùng DTTS khó khăn của Điện Biên.

Bài 3: Giải pháp phát triển cán bộ nữ

Nguồn

Cùng chủ đề

Xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng”, vừa “chuyên”

Thường xuyên gặp gỡ, chia sẻ, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của cán bộ luân chuyển để có định hướng tháo gỡ đó là cách làm của Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Ảng trong nhiều năm qua. Với cách làm thiết thực này, đã tạo niềm tin,...

Ðể cán bộ trẻ rèn luyện, trưởng thành

Xã Sá Tổng (huyện Mường Chà) hôm nay, dù còn khó khăn về hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất đường, điện, trường, trạm… song nhận thức, tư duy của người dân đã đổi mới nhiều. Người dân hiểu được giá trị của môi trường mà làm tốt công...

Cùng tác giả

Hội đàm giữa Hội LHPN tỉnh Điện Biên với Hội LHPN 3 tỉnh Bắc Lào

Điện Biên TV - Sáng 12/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Điện Biên đã Hội đàm và ký kết Biên bản ghi nhớ với Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay và Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Dự Hội đàm có đồng chí Giàng Thị Hoa, Uỷ viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Hội LHPN tỉnh Điện Biên và Hội LHPN 3 tỉnh Bắc...

Hỗ trợ nông dân trồng na sầu riêng theo chuỗi giá trị ở một xã của Điện Biên

Dự án trồng na sầu riêng được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần đầu tư Rau quả Việt Nam triển khai cho 59 hộ nông dân tại xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng (Điện Biên).  Tổng kinh phí đầu tư cho dự án trên 2,5 tỷ đồng. Huyện Mường Ảng đã chỉ đạo xã Mường Đăng tổ chức lựa chọn 59 hộ nông dân cùng quỹ đất 20ha để triển khai dự...

Vì sao Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hút hàng vạn khách?

Những ngày qua, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trở thành một trong những điểm đến hút khách bậc nhất tại Hà Nội. Chỉ tính riêng ngày 10/11, điểm đến này đón lượng khách cao kỷ lục lên tới 40.000 người. Những ngày trước đó, bảo tàng cũng đón từ 20.000 đến 30.000 lượt khách. Hàng vạn người đổ về bảo tàng và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt (Ảnh: Nguyễn Hải). Nằm tại địa chỉ mới trên Đại...

Thách thức xây dựng bản du lịch Tù Lu Tìa Ló

Bài 1: Lợi thế giữa núi rừng Triển khai xây dựng mô hình du lịch cộng đồng Tù Lu Tìa Ló, huyện Điện Biên Đông huy động cả hệ thống chính trị chung tay với người dân hai bản. Sau hơn một năm nỗ lực, bước đầu định hình một bản du...

Hội thảo chuyên đề về thực trạng và giải pháp ngăn chặn quảng cáo, tin nhắn rác

Điện Biên TV - Sáng 13/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo chuyên đề về thực trạng và giải pháp ngăn chặn quảng cáo, tin nhắn rác, cuộc gọi rác để lừa đảo. Hội thảo được tổ chức trực tuyến đến 63 tỉnh, thành trong cả nước. Đại biểu dự tại điểm cầu Điện Biên. Tại chương trình hội thảo, các đại biểu được chia sẻ các chuyên đề: Thực trạng và nguyên nhân phát sinh tin...

Cùng chuyên mục

Hội đàm giữa Hội LHPN tỉnh Điện Biên với Hội LHPN 3 tỉnh Bắc Lào

Điện Biên TV - Sáng 12/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Điện Biên đã Hội đàm và ký kết Biên bản ghi nhớ với Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay và Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Dự Hội đàm có đồng chí Giàng Thị Hoa, Uỷ viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Hội LHPN tỉnh Điện Biên và Hội LHPN 3 tỉnh Bắc...

Hỗ trợ nông dân trồng na sầu riêng theo chuỗi giá trị ở một xã của Điện Biên

Dự án trồng na sầu riêng được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần đầu tư Rau quả Việt Nam triển khai cho 59 hộ nông dân tại xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng (Điện Biên).  Tổng kinh phí đầu tư cho dự án trên 2,5 tỷ đồng. Huyện Mường Ảng đã chỉ đạo xã Mường Đăng tổ chức lựa chọn 59 hộ nông dân cùng quỹ đất 20ha để triển khai dự...

Vì sao Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hút hàng vạn khách?

Những ngày qua, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trở thành một trong những điểm đến hút khách bậc nhất tại Hà Nội. Chỉ tính riêng ngày 10/11, điểm đến này đón lượng khách cao kỷ lục lên tới 40.000 người. Những ngày trước đó, bảo tàng cũng đón từ 20.000 đến 30.000 lượt khách. Hàng vạn người đổ về bảo tàng và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt (Ảnh: Nguyễn Hải). Nằm tại địa chỉ mới trên Đại...

Kiểm tra quản lý, sử dụng quỹ vì người nghèo tại huyện Nậm Pồ

Theo đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Nậm Pồ đã chủ động thành lập Ban vận động quản lý và sử dụng Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Cứu trợ và xây dựng Quy chế hoạt động. Trong đó, tập trung công tác tuyên truyền, vận động các...

Đoàn kiểm tra Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh làm việc tại huyện Nậm Pồ

Theo đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Nậm Pồ đã chủ động thành lập Ban vận động quản lý và sử dụng Quỹ “Vì người nghèo”, Quỹ “Cứu trợ” và xây dựng Quy chế hoạt động cụ thể hằng năm. Trong đó, tập trung công tác tuyên...

Hướng dẫn viên Ban Quản lý di tích tham gia vòng thi Chung khảo Hội thi Hướng dẫn viên giỏi tại tỉnh Điện Biên...

Trong hai ngày 11 và 12/11, Hướng dẫn viên Ban Quản lý di tích tham gia vòng thi Chung khảo Hội thi Hướng dẫn viên giỏi năm 2024 do Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam tổ chức.Tham gia vòng Chung khảo có 30 thí sinh là hướng dẫn viên đã được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa, thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế hoặc thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm, đang...

Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 14 – 17/11

Hòa chung trong không khí vui tươi, phấn khởi hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 và kỷ niệm các ngày lễ, sự kiện trọng đại của đất nước trong năm 2024. Thực hiện Kế hoạch liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024. Từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ lịch, Uỷ...

Tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Tối nay 12/11, tại Hà Nội, chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với đông đảo bà con nhân dân liên địa bàn dân cư phường Quán Thánh, quận Ba Đình.  Cùng dự có Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí...

Mường Ảng tổng kết diễn tập khu vực phòng thủ và phát động đợt thi đua đặc biệt

Điện Biên TV - Chiều 11/11, huyện Mường Ảng đã tổ chức Hội nghị tổng kết cuộc diễn tập khu vực phòng thủ huyện năm 2024 và phát động phong trào thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Dự hội nghị có đồng chí Giàng Thị Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh. Chủ...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại bản Na Ư

Điện Biên TV - Sáng 9/11, đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Sỹ Quân, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy; đồng chí Lò Thị Minh Phượng, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí Cao Thị Tuyết Lan, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Điện Biên và lãnh đạo một số...

Tin nổi bật

Tin mới nhất