Powered by Techcity

Điều chỉnh kế hoạch giao đất, giao rừng và cấp GCNQSDĐ đất lâm nghiệp

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lò Văn Tiến phát biểu kết luận hội nghị.

Đến nay, tổng diện tích đã thực hiện rà soát, đo đạc, lập hồ sơ địa chính là 295.835,57ha, trong đó: Đất lâm nghiệp có rừng là 79.618,28ha (đạt 82%); đất lâm nghiệp chưa có rừng 216.217,29ha (đạt 129,4%). 8/10 huyện, thị xã, thành phố đã thực hiện cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp có rừng với diện tích 34.268,8ha (đạt 35,3%) và 7/10 huyện, thị xã, thành phố thực hiện cấp giấy CNQSDĐ lâm nghiệp chưa có rừng với diện tích 24.506,02ha (đạt 14,7%).

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo, tiến độ thực hiện chậm, không đảm bảo yêu cầu về nhiệm vụ, kế hoạch chung của tỉnh. Một số UBND cấp huyện chưa tích cực chỉ đạo, dẫn đến kết quả thực hiện không đảm bảo yêu cầu, cam kết với lãnh đạo UBND tỉnh, Ban chỉ đạo tỉnh.

Tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho tỉnh Điện Biên đến năm 2030: Đất lâm nghiệp là 592.269,0ha (giảm 102.484ha so với số liệu tại Kế hoạch 2783/KH-UBND). UBND tỉnh Điện Biên đã phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất lâm nghiệp cho các huyện, thị xã, thành phố tại Quyết định số 1219/QĐ-UBND ngày 13/7/2022.

Theo kết quả công bố hiện trạng rừng tỉnh Điện Biên năm 2022 và kết quả rà soát diện tích rừng năm 2023: Diện tích đất lâm nghiệp có rừng: 427.025,59ha (gồm đất rừng cao su là 1.908,97ha; đất rừng cây đặc sản 580,67ha; đất rừng ngoài quy hoạch l9.419,46ha; diện tích có rừng điều chỉnh Kế hoạch số 2783/KH-UBND của UBND tỉnh là 415.116,49ha).

Đại diện huyện Điện Biên Đông thảo luận về tiến độ giao đất, giao rừng và cấp giấy CNQSDĐ lâm nghiệp

Căn cứ kết quả rà soát và thống nhất liên ngành đề nghị UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh điều chỉnh chỉ tiêu giao đất, giao rừng cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp giai đoạn năm 2019-2023 theo Kế hoạch 2783/KH-UBND như sau: Tổng diện tích quy hoạch đất lâm nghiệp là 592.269ha; trong đó: Diện tích đất lâm nghiệp có rừng: 415.116,49ha (đã trừ 1.908,97ha đất rừng cao su; đất rừng cây đặc sản 580,67ha; đất rừng ngoài quy hoạch 9.419,46ha). Diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng: 165.243,41ha.

Đại diện các huyện, thị xã, thành phố và thành viên Ban Chỉ đạo đã đánh giá thẳng thắn những hạn chế trong công tác giao đất, giao rừng, cấp GCNQSDĐ thời gian qua. Đó là UBND cấp huyện chưa chủ động trong công tác phối hợp, báo cáo về tiến độ thực hiện; một số huyện đã hoàn thành việc rà soát, đo đạc ngoài thực địa nhưng đến nay chưa hoàn thành xong nội nghiệp và hoàn thiện hồ sơ để trình xác nhận bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính đối với diện tích đo đạc.

Đại diện UBND các huyện đề nghị bổ sung kinh phí để thực hiện chi trả cho các đơn vị tư vấn thực hiện công tác giao đất, giao rừng; cấp phôi giấy CNQSDĐ lâm nghiệp… Đồng thời thảo luận, thống nhất phương án điều chỉnh chỉ tiêu giao đất, giao rừng cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp giai đoạn năm 2019-2023 theo Kế hoạch 2783/KH-UBND. Trong đó huyện Điện Biên Đông, Tuần Giáo, Điện Biên và TP. Điện Biên Phủ đề xuất với Ban Chỉ đạo thay đổi chỉ tiêu giao đất, giao rừng, cấp giấy CNQSDĐ để đảm bảo thống nhất với rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn đến năm 2030 của tỉnh.

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lò Văn Tiến thống nhất tổ chức Hội nghị tổng kết Kế hoạch 2783/KH-UBND vào tháng 3/2024. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho Ban chỉ đạo văn bản gửi Thường trực Huyện ủy, Thành ủy, Thị ủy đề nghị chỉ đạo và đưa vào chương trình công tác của huyện từ nay đến tháng 3/2024, trong đó mục tiêu đến thời điểm tổng kết, các huyện phấn đấu hoàn thành kế hoạch đạt trên 70%. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu xây dựng kế hoạch trình Ban chỉ đạo để thống nhất điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng. Các huyện phải tổ chức giao đất, giao rừng, cấp giấy CNQSDĐ cho các tổ chức, cá nhân trên thực địa. UBND tỉnh đảm bảo đủ kinh phí theo thẩm quyền để các địa phương tổ chức thực hiện.

Nguồn

Cùng chủ đề

Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc Quốc hội làm việc với UBND tỉnh

Từ khi thực hiện Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, đến hết năm 2023 tỉnh Điện Biên đã thực hiện giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lâm nghiệp với tổng diện tích 501.239,96ha. Riêng giai đoạn 2019-2023, tỉnh Điện Biên đã...

Bất cập trong giao đất, giao rừng

Bài 1: “Nút thắt” từ quy hoạch Để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ  rừng và tạo cơ sở pháp lý để tiến tới hoàn thiện việc giao đất, giao rừng, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp, giai đoạn 2006 - 2020 tỉnh thực hiện nhiệm vụ quy hoạch 3 loại...

Giám sát việc giao đất, giao rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Tuần Giáo

Theo kế hoạch, huyện Tuần Giáo phải giao 15.463ha (gồm 8.621ha có rừng và 6.842ha chưa có rừng). Đến nay, diện tích đất lâm nghiệp có rừng đã giao hơn 1.438ha cho 208 chủ rừng là cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân (đạt 16,7% kế hoạch); đất lâm nghiệp...

HĐND tỉnh giám sát việc giao đất, giao rừng tại huyện Tủa Chùa

Đến nay huyện Tủa Chùa đã rà soát, đo đạc tại thực địa hơn 3.402/3.009ha đất lâm nghiệp có rừng; diện tích đã giao, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp có rừng được hơn 2.956/3.009ha (đạt 98,2%); trong đó, giao cho 89 chủ rừng là cộng đồng và 433 chủ rừng là...

HĐND tỉnh Điện Biên trao đổi kinh nghiệm hoạt động với HĐND 3 tỉnh Phoong – Sa – Lỳ, U – Đôm – Xay...

Tại buổi làm việc, đồng chí Lò Văn Phương, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã thông tin khái quát về tỉnh Điện Biên và chia sẻ về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và tình hình hoạt động của HĐND tỉnh. Theo đó, HĐND...

Cùng tác giả

Làm rõ nội dung báo chí phản ánh

Bám sát định hướng tuyên truyền, tháng 11 các cơ quan truyền thông, báo chí địa phương và Trung ương thường trú trên địa bàn tỉnh, cổng thông tin điện tử đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền các vấn đề thời sự, chính trị của tỉnh, nhiệm vụ phát...

Di tích quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ bổ sung 1 di tích thành phần

Di tích quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ  - nơi ghi dấu chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” - là 1 trong 10 di tích quốc gia đặc biệt được xếp hạng đầu tiên trong cả nước năm 2009, gồm 22 điểm di tích...

Một dự án giúp hai chàng sinh viên đi khắp Việt Nam

Dự án mang tên Cũ Đổi Xanh – Change Life (thay đổi cuộc sống) được khởi xướng bởi Đặng Quốc Huy, sinh viên khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật y học Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM và Nguyễn Thanh Hải, sinh viên khoa Hóa học Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM khiến mọi người phát “sốt” vì những con số khủng. Đặng Quốc Huy (trái) và Nguyễn Thanh Hải là người khởi xướng hoạt động Cũ...

Kiểm soát chặt thị trường dịp cuối năm

Tại một số cửa hàng kinh doanh tạp hóa, siêu thị, trung tâm thương mại, các chợ trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ những ngày này, các loại hàng hóa được bày bán khá phong phú về chủng loại, mẫu mã. Người tiêu dùng đã có nhiều lựa chọn hơn...

VPUB – Đoàn công tác của Học viện Quốc phòng chào xã giao Chủ tịch UBND tỉnh

VPUB - Đoàn công tác của Học viện Quốc phòng chào xã giao Chủ tịch UBND tỉnh Dienbien.gov.vn - Sáng 27/11, đoàn công tác của Học viện Quốc phòng do Thiếu tướng Lê Kim Cương - Phó Giám đốc Học viện làm trưởng đoàn cùng các thành viên đã đến chào xã giao Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô. Page ContentĐồng chí Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh...

Cùng chuyên mục

Kiểm soát chặt thị trường dịp cuối năm

Tại một số cửa hàng kinh doanh tạp hóa, siêu thị, trung tâm thương mại, các chợ trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ những ngày này, các loại hàng hóa được bày bán khá phong phú về chủng loại, mẫu mã. Người tiêu dùng đã có nhiều lựa chọn hơn...

Tạo thói quen phân loại rác tại nguồn

Phân loại rác tại nhà Từ nhiều năm qua, gia đình chị Nguyễn Thị Hiên, tổ dân phố 7, phường Tân Thanh (TP. Điện Biên Phủ) đã tự phân loại rác thải vô cơ, hữu cơ, rác tái chế... trong sinh hoạt gia đình trước khi đem ra nơi thu gom tập...

Nông dân Điện Biên chăm vụ rau tết

Hàng năm, từ đầu tháng 10 âm lịch, người dân vùng lòng chảo Mường Thanh bắt đầu xuống giống những loại rau màu dài ngày và cuối tháng 11 âm lịch sẽ gieo trồng những loại rau ngắn ngày (thời gian sinh trưởng từ 30 - 45 ngày). Tuy nhiên, so...

Lời giải nào cho bài toán phát triển dong riềng bền vững?

“Nóng” cùng dong riềng Tháng 10 bắt đầu vào mùa thu hoạch dong riềng. Đây cũng là thời điểm những xã trọng điểm trồng dong riềng của TP. Điện Biên Phủ lại “nóng” lên bởi tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất. Với phương châm “không đánh đổi...

Thảo luận về dự án xây dựng cầu địa phương và quản lý tài sản đường bộ

Theo báo cáo của UBND tỉnh Điện Biên, trong giai đoạn 2016 - 2021, hợp phần cầu - Dự án đầu tư xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản địa phương (LRAMP) vay vốn WB đã triển khai và hoàn thành đưa vào khai sử dụng 72 công...

Diễn đàn thúc đẩy phát triển đại gia súc bền vững gắn với tiêu thụ

Điện Biên TV - Ngày 15/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề: “Các giải pháp phát triển chăn nuôi đại gia súc bền vững gắn với tiêu thụ sản phẩm”. Hiện nay, Điện Biên nằm trong top 10 tỉnh có số lượng đàn trâu và dê lớn nhất cả nước, nổi bật với chất lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, hình thức chăn nuôi vẫn còn...

Điện về sáng bản vùng cao

Ông Định Quang Bạo, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Điện Biên Đông cho biết: Triển khai thực hiện nghị quyết xóa bản trắng về điện lưới quốc gia, tính đến thời điểm hiện tại đã kéo điện, cung cấp điện lưới cho 24 bản trên địa bàn huyện....

Hội thảo hướng tới đô thị tích hợp và có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu

Điện Biên TV - Sáng 23/11, Cơ quan phát triển Pháp tại Việt Nam, Phái đoàn Liên minh châu âu tại Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Hội thảo hướng tới đô thị tích hợp và có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho các tỉnh thành phố khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam. Đại biểu tham dự hội thảo. Dự Hội thảo có Ngài Julien Guerrier,...

Truyền thông chi trả môi trường rừng trong trường học

Những ngày trung tuần tháng 11 vừa qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tổ chức trao 1.000 áo ấm tặng 1.000 học sinh tại 3 trường thuộc địa bàn 2 huyện: Mường Chà và Mường Ảng. Cụ thể, huyện Mường Chà có 861 học sinh ở 2 trường:...

Nhiều cây trồng vụ đông chậm tiến độ gieo trồng

Vụ đông năm nay, toàn tỉnh dự kiến gieo trồng gần 1.850ha cây trồng các loại, với tổng sản lượng dự kiến đạt hơn 27.500 tấn. Trong đó rau đậu các loại chiếm diện tích lớn nhất (1.327ha); cây ngô lấy hạt (hơn 317,6ha); khoai lang (135ha); cây lạc (43ha); đậu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất