Powered by Techcity

Nhận diện và phòng, chống hoạt động “bất tuân dân sự” ở nước ta

Ra đời từ rất sớm (thế kỷ 19), thuật ngữ “bất tuân dân sự” (hay còn gọi là chống đối chính phủ dân sự) lần đầu tiên xuất hiện trong một bài luận với nhan đề “Dân sự bất hợp tác” của nhà văn người Mỹ, Henry David Thoreau vào tháng 5-1849. Thoreau cho rằng, cá nhân có thể không tuân thủ, không phục tùng nhà nước; thậm chí, có thể chống lại luật pháp của nhà nước nếu thấy những điều luật đó không phù hợp với người dân, kể cả là với thiểu số bằng phương pháp “cách mạng hòa bình”. 

Thoreau đề cao quyền tự quyết của mỗi cá nhân hơn là sự phục tùng theo đa số, theo cộng đồng và các cá nhân có quyền làm bất cứ điều gì mà họ cho là đúng. Tác giả cho rằng, về bản chất “bất tuân dân sự” chính là “bất tuân nhà nước”. Đến thế kỷ 20, quan điểm của Thoreau về “bất tuân dân sự” đã được phát triển thành phương thức đấu tranh bất bạo động và trở thành một mũi tiến công quan trọng trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc nhằm thay đổi chế độ chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) và những nước không cùng phe với họ.

Phòng chống “diễn biến hòa bình” tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, dẫn tới bị động, lúng túng trong cuộc chiến “không khói súng” nhưng đầy cam go, quyết liệt này. Ảnh minh hoạ: CPV 

Phương thức hoạt động này đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới dưới những tên gọi khác nhau như: “Cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” ở Đông Âu và Liên Xô những năm cuối thế kỷ 20; làn sóng “Mùa xuân Ả Rập” ở các nước Trung Đông và Bắc Phi năm 2010; phong trào chống sửa đổi dự luật dẫn độ tại Hồng Công – Trung Quốc năm 2019…

Qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy, “bất tuân dân sự” có mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức “xã hội dân sự”. Các nước phương Tây luôn coi hình thành “xã hội dân sự” là điều kiện, tiền đề cho việc cổ xúy tự do cá nhân, lấy “bất tuân dân sự” làm phương thức cơ bản để lật đổ chế độ chính trị ở một quốc gia. Có thể thấy “bất tuân dân sự” mang một số đặc trưng cơ bản như sau:    

Thứ nhất, về mục đích và hình thức thể hiện: Thông qua việc từ chối tuân theo hay vi phạm một cách cố ý các quy định của pháp luật hoặc cản trở việc thực thi chính sách, pháp luật; các đối tượng thực hiện “bất tuân dân sự” nhằm mục đích cuối cùng là vô hiệu hóa hoạt động của chính quyền, tiến tới lật đổ nhà nước, thay thế bằng một chế độ chính trị mới theo mô hình của chủ nghĩa tư bản.

Để che giấu mục đích đó, các thế lực thù địch thường che đậy, ngụy trang dưới những vỏ bọc khác nhau, như: Tụ tập, tuần hành nhằm “phản kháng ôn hòa, bất bạo động”, “biểu tình ôn hòa”. Ở Việt Nam, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo hoặc lợi dụng những vấn đề chính trị-xã hội phức tạp, nhạy cảm liên quan đến quyền và lợi ích của con người để lôi kéo, kích động, thu hút đông đảo người dân tham gia các hoạt động với mưu đồ được gọi là đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, trả lại đất đai cho người dân… thực chất là để thực hiện “bất tuân dân sự” nhằm chống lại Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Thứ hai, về chủ thể tiến hành, các đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị và những người dân có trình độ thấp, ngộ nhận, có bức xúc, mâu thuẫn với chính quyền, bị lừa bịp, mua chuộc tham gia; đứng sau hậu thuẫn là các cá nhân, tổ chức phản động lưu vong do phương Tây hậu thuẫn lập ra như: “Việt Tân”, “Hội anh em dân chủ”, “Hội văn đoàn độc lập Việt Nam”, “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”, “Mạng lưới Blogger Việt Nam”… giữ vai trò chỉ đạo, tài trợ kinh phí, đào tạo, huấn luyện phương thức hoạt động cho các đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị, đối tượng hình sự trong nước… trở thành cộm cán thu hút, lôi kéo, tập hợp người dân tham gia các hoạt động “bất tuân dân sự”.

Số đối tượng trong nước ráo riết thu thập tình hình, phát triển lực lượng, hình thành các hội/nhóm hoạt động theo hình thức “bất bạo động”. Các thế lực thù địch thông qua mạng xã hội, internet để tuyên truyền, vận động thu hút, lôi kéo người dân tham gia các hoạt động “bất tuân dân sự” do chúng chỉ đạo.

Thứ ba, về thời điểm, các thế lực thù địch đặc biệt lợi dụng thời điểm trong nước diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng như: Đại hội Đảng toàn quốc, bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND; thời điểm có các đoàn nguyên thủ quốc tế đến thăm và làm việc tại Việt Nam; lợi dụng bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, xuất hiện những vấn đề nhạy cảm về chính trị, kinh tế, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia… để kích động, lôi kéo người dân tham gia “bất tuân dân sự” và đưa ra những yêu sách, như: “Đòi bảo vệ chủ quyền, môi trường”, đòi “tự do tôn giáo”, “dân chủ, nhân quyền”… gây phức tạp về an ninh trật tự tại địa phương. Khi gặp thời điểm thuận lợi và đủ điều kiện chín muồi, các thế lực thù địch có thể chuyển hóa từ hình thức bất bạo động thành bạo động rất nhanh chóng.

Khi đó, các đối tượng cộm cán, cầm đầu kêu gọi, kích động những người tham gia đấu tranh “ôn hòa, bất bạo động” tiến hành các hoạt động bạo loạn như đập phá tài sản nhà nước và công dân; chiếm trụ sở chính quyền; bắt giữ người thi hành công vụ; cản trở hoạt động bình thường của xã hội… qua đó nhằm thực hiện kịch bản “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” xâm phạm ANCT, TTATXH ở địa phương. Điển hình như vụ người dân phản đối trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang) năm 2017; vụ tụ tập đông người tại Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai…

Bằng những phương thức và thủ đoạn nêu trên, các đối tượng kích động người dân đập phá trụ sở chính quyền, gây cản trở giao thông, đốt phá tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, làm bị thương nhiều cán bộ thực thi nhiệm vụ, gây ngừng trệ hoạt động của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người dân, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của Nhà nước, của công dân và xã hội. Ngoài ra, các thế lực thù địch còn lợi dụng việc các cơ quan chức năng xử lý những người vi phạm pháp luật; các đối tượng phản động, cơ hội chính trị ra sức rêu rao, xuyên tạc rằng Việt Nam “đàn áp” những người biểu tình ôn hòa, yêu nước và kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp.

Để đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả với hoạt động “bất tuân dân sự” nhằm chống phá nước ta, cần thực hiện một số giải pháp trọng tâm như sau:

Một là, các cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và người dân về âm mưu, thủ đoạn, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng “bất tuân dân sự” để xâm phạm ANCT, TTATXH; về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn hoạt động “bất tuân dân sự” chống phá ta, coi đó là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân để huy động sự tham gia của cả xã hội trong công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với hoạt động này. Quan tâm, đẩy mạnh công tác vận động quần chúng và tranh thủ chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong tôn giáo, dân tộc thiểu số, phát huy tác dụng của các tổ chức, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động “bất tuân dân sự”.   

Hai là, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác nắm tình hình, phân tích, dự báo kịp thời mọi âm mưu, hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo… của các thế lực thù địch hòng kích động, lôi kéo nhân dân tham gia “bất tuân dân sự” để triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh. Nắm tình hình tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để tham mưu, đề xuất các cơ quan chức năng giải quyết triệt để, thỏa đáng trên cơ sở pháp luật. Kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chính sách, pháp luật về tôn giáo, dân tộc… để khắc phục; đồng thời phối hợp giải quyết dứt điểm các điểm nóng về an ninh trật tự ngay từ cơ sở, không để kéo dài, không lây lan, vượt cấp. 

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống, bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, bảo đảm tốt các quyền tự do dân chủ của người dân, giải quyết tốt các vụ việc phức tạp liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của nhân dân, tránh tạo sơ hở để bên ngoài lợi dụng xuyên tạc, kích động chống phá. Xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở bảo đảm thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở địa phương. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp; tăng cường đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Tiếp tục tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm ANCT, TTATXH ở các địa phương, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, miền núi. 

Bốn là, quán triệt tinh thần giải quyết vấn đề tụ tập đông người, biểu tình, tuần hành theo đúng cơ chế: Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện; chính quyền quản lý, điều hành; lấy vận động thuyết phục là chính, kiên quyết thu hẹp vụ việc, không để lây lan, kéo dài. Khi phát hiện có tuần hành, tụ tập đông người hay lãn công, đình công, cần nhanh chóng đánh giá đúng tính chất, mức độ, xác định rõ nguyên nhân của vụ việc; thực hiện phân hóa số đối tượng cộm cán, cầm đầu với quần chúng bị dụ dỗ, lôi kéo; tuyên truyền vận động, thuyết phục quần chúng giải tán; kiên quyết xử lý nghiêm theo pháp luật số đối tượng cầm đầu, chủ mưu, cộm cán kích động, lôi kéo người dân tham gia “bất tuân dân sự”.  

Năm là, tiếp tục tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, dân tộc, đất đai, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng và các quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tăng cường kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên tham nhũng, xâm phạm quyền và lợi ích của người dân. Các ban, bộ, ngành chức năng thường xuyên rà soát, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật về tôn giáo, dân tộc, đất đai, các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo để kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với thực tế.

Nguồn

Cùng chủ đề

Không để các luận điệu xuyên tạc làm ảnh hưởng đến công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam

Sự nham hiểm của những luận điệu xuyên tạc Biển là không gian chiến lược mở, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đường lối, chiến lược và tương lai phát triển của đất nước. Biển Đông là “bản lề” nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, là nơi hội...

Cùng tác giả

Khẩn trương khắc phục hậu quả siêu bão số 3

Điện Biên TV - Sáng 15/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng. Hội nghị được kết nối trực tuyến với 26 địa phương bị ảnh...

VPUB – Phiên họp UBND tỉnh tháng 9 (lần 1)

Dienbien.gov.vn - Sáng 19/9, UBND tỉnh tổ chức phiên họp tháng 9 (lần 1), dưới sự chủ trì của các đồng chí: Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lò Văn Tiến - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Vừ A Bằng - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô phát biểu tại phiên họp. Tại phiên họp lần này, các thành viên...

VPUB – Điện Biên đăng cai Giải vô địch Karate quốc gia lần thứ XXXIII năm 2024

VPUB - Điện Biên đăng cai Giải vô địch Karate quốc gia lần thứ XXXIII năm 2024 Dienbien.gov.vn - Theo Kế hoạch của UBND tỉnh Điện Biên, Giải vô địch Karate quốc gia lần thứ XXXIII năm 2024 dự kiến diễn ra từ ngày 13 - 22/10/2024 tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh Điện Biên. Page ContentẢnh minh họa. Trong khuôn khổ Giải, từ 16 giờ 30 ngày 17/10/2024, các đại biểu Trung ương, Ban Tổ chức, trọng...

UBND tỉnh họp phiên tháng 9 (lần 1)

Đối với tờ trình của UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng khó khăn khác trên địa bàn tỉnh Điện Biên, các đại biểu thống nhất giữ nguyên các nội dung, đối tượng theo Nghị quyết số...

TP. Điện Biên Phủ thiệt hại hơn 5 tỷ đồng do thiên tai

Điện Biên TV - Từ đầu năm đến nay, thiên tai, mưa lũ đã gây nhiều thiệt hại về nhà ở, lúa và hoa màu trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ. Tổng thiệt hại ước trên 5 tỷ đồng. Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố, thiên tai đã làm 47 ngôi nhà bị ảnh hưởng, di dời khẩn cấp 11 ngôi nhà do ảnh hưởng của...

Cùng chuyên mục

Khẩn trương khắc phục hậu quả siêu bão số 3

Điện Biên TV - Sáng 15/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng. Hội nghị được kết nối trực tuyến với 26 địa phương bị ảnh...

VPUB – Phiên họp UBND tỉnh tháng 9 (lần 1)

Dienbien.gov.vn - Sáng 19/9, UBND tỉnh tổ chức phiên họp tháng 9 (lần 1), dưới sự chủ trì của các đồng chí: Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lò Văn Tiến - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Vừ A Bằng - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô phát biểu tại phiên họp. Tại phiên họp lần này, các thành viên...

UBND tỉnh họp phiên tháng 9 (lần 1)

Đối với tờ trình của UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng khó khăn khác trên địa bàn tỉnh Điện Biên, các đại biểu thống nhất giữ nguyên các nội dung, đối tượng theo Nghị quyết số...

Vàng thế giới giảm trước quyết định của Fed

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu vực miền Bắc –...

Hà Nam: Khai mạc Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024

Chủ tịch UBND huyện Lý Nhân cho biết Lễ hội truyền thống đền Trần Thương là sự kiện thường niên được tổ chức vào dịp tưởng niệm Ngày mất của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn “Tháng 8 giỗ Cha.” Điện Biên: Nghiên cứu phục dựng Đền thờ Đức thánh Trần tại Di tích Đồi A1 Không còn tình trạng chen lấn, xô đẩy tại các điểm xin ấn đền Trần Nam Định: Dòng người tấp nập đổ về Đền Trần...

Công bố các quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về công tác cán bộ

Điện Biên TV - Chiều 13/9, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về công tác cán bộ. Dự buổi lễ có đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên. Đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao các quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho các cán bộ thuộc Cục...

VPUB – Tăng cường hợp tác giữa Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Điện Biên và Ủy ban Kiểm tra Đảng – Thanh tra...

Dienbien.gov.vn – Sáng 18/9, tại thành phố Điện Biên Phủ, đồng chí Nguyễn Sỹ Quân - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Điện Biên đã chủ trì buổi Hội đàm với Đoàn đại biểu Ủy ban Kiểm tra Đảng - Thanh tra 03 tỉnh Phông-Sa-Ly, U-Đôm-Xay và Luông-Pha-Bang, nước CHDCND Lào.Các bên nhất trí Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024-2026 giữa Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Điện Biên và Ủy ban Kiểm tra Đảng...

Dự án tranh panorama Chiến thắng Điện Biên Phủ của báo Nhân Dân đoạt giải báo in thế giới

Thông tin từ ban tổ chức Hội nghị thượng đỉnh các cơ quan báo in thế giới, dự án tranh panorama Chiến thắng Điện Biên Phủ của báo Nhân Dân sẽ được trao giải thưởng “Sản phẩm xuất sắc giành cho độc giả trẻ” tại Hội nghị thượng đỉnh các cơ quan báo in thế giới vào ngày 9/10 ở Vienna (Áo). Đánh giá về dự án này, các giám khảo đều khẳng định sự độc đáo và sáng tạo...

VPUB – Tổ chuẩn bị xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV họp phiên thứ nhất

VPUB - Tổ chuẩn bị xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV họp phiên thứ nhất Dienbien.gov.vn - Sáng 18/9, đồng chí Mùa A Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Phó Trưởng Tiểu ban Văn Kiện, Tổ trưởng Tổ chuẩn bị xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XV Đảng bộ tỉnh chủ trì phiên họp thứ nhất Tổ chuẩn bị xây dựng dự thảo văn kiện...

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa...

Báo Điện Biên Phủ điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 10, khóa XIII. Ảnh: Dương Giang/TTXVN "Kính thưa các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí...

Tin nổi bật

Tin mới nhất